- Trước khi có thông tin bà Trần Thúy Liễu - vợ nhà báo Hoàng Hùng đến cơ quan Cảnh sát điều tra vào đêm ngày 20/2/2011 để tự thú về hành vi giết chồng, luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn Luật sư tỉnh Nam Định) đã gửi cho VietNamNet bài viết phân tích các yếu tố pháp lý của vụ án. Tuy nhiên, để đảm bảo bí mật cho việc điều tra của cơ quan công an nên chúng tôi chưa đăng tải bài viết. Nay, đã có thông tin bà Liễu tự thú, VietNamNet đăng bài viết của luật sư Ngô Ngọc Trai để bạn đọc tham khảo.
Vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt ngay trên giường ngủ nhà mình, nhiều nghi vấn thủ phạm chính là người thân trong gia đình. Là người công tác trong ngành luật tôi xin phân tích một số yếu tố pháp lý xung quanh vụ án giúp bạn đọc tham khảo.
Đây rõ ràng là tội ác đã được thủ phạm lên kế hoạch kỹ lưỡng, kẻ thủ ác cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý và những lời khai trước khi đối mặt với cơ quan điều tra. Do vậy đây thực sự là cuộc đấu trí giữa tội phạm và những người bảo vệ luật pháp, trong cuộc đấu trí này, luật chơi chính là luật pháp.
Trước khi phân tích các tình tiết vụ án, chúng ta hãy hình dung lại không gian, thời gian, bối cảnh tội phạm được thực hiện.
Dựng lại hiện trường tội phạm – Tội ác trong màn đêm
Long An, rạng sáng thứ tư, ngày 19/01/2011, đêm khuya vắng lặng, khí trời tạnh tẽ, ánh trăng chiếu hiu hắt khi tỏ khi mờ. Thi thoảng có cơn gió thổi từ mạn Bắc đem đến làn hơi mát, thành phố Tân An chìm trong giấc ngủ.
Khu đô thị mới Đại Dương thuộc phường 6, dân cư thưa thớt, con đường nhựa chạy ngang dọc qua những ô đất trống. Trên những con phố vắng, một hai căn nhà nằm im lìm, hoang lạnh giữa đêm khuya. Đâu đó từ xa vẳng lại tiếng xe máy ì ì của người đi đêm, tiếng chó nhấm nhẳng như cắn ma không rõ từ nơi nào.
Bà Trần Thị Thúy Liễu (thứ hai từ phải sang) tại lễ tang nhà báo Hoàng Hùng. Ảnh: NLĐO Kẻ thủ ác đứng trong căn phòng mờ tối lặng im nghe ngóng, cánh cửa chính đi ra ban công tầng 2 được mở hé. Hắn hít một hơi sâu để lấy bình tĩnh và căng mắt nhìn xác định vị trí, tư thế nằm của nạn nhân. Chất lỏng gây cháy được rưới nhẹ nhàng xuống người nạn nhân bắt đầu từ tay chân, từ dưới lên trên. Hắn tránh nơi đầu mặt sợ nạn nhân thức giấc. Bất chợt, hắn nhanh tay hơn rưới mạnh như đổ lên người đang nằm, rồi nhanh tay quệt lửa.
Phân tích hành vi phạm tội
Dựa vào các dấu vết của tội phạm, các sự kiện liên quan, các lời khai được thu thập, đặt ra giả thiết, từ đó sử dụng khả năng suy luận logic để xác định kẻ tình nghi. Điều đầu tiên có thể nhận thấy là kẻ thủ ác đã vô cùng táo tợn khi quyết định sử dụng chất lỏng gây cháy, xâm nhập vào phòng, rưới và đốt cháy nạn nhân ngay khi đang ngủ tại nhà.
Xem ra kẻ thủ ác đã lựa chọn đúng cách thức phức tạp và nguy hiểm nhất. Có thể là hắn đã được đào tạo chuyên môn về xâm nhập, hạ thủ và đào thoát. Hoặc hắn lựa chọn phương thức này vì nó thực sự là phương thức đơn giản và ít rủi ro nhất cho chính hắn.
Thứ nhất: Nếu kẻ gây án là người ngoài xã hội thì việc lựa chọn phương án hạ thủ bằng cách xâm nhập vào nơi ở, giết nạn nhân ngay trên giường ngủ là hết sức nguy hiểm.
Tại sao không tìm cách giết người ngoài đường mà lại đột nhập vào nhà người ta để giết? Duy chỉ việc xâm nhập từ bên ngoài vào căn nhà đã khó, kẻ thủ ác lại còn đem theo chất lỏng gây cháy, hắn đựng bằng gì, mang theo thế nào, leo trèo ra làm sao? Sợi dây buộc ở lan can tầng hai có tác dụng gì? Phải chăng kẻ thủ ác buộc sợi dây vào đó thể đánh lừa mọi người rằng hắn ra vào bằng cách đó?
Căn cứ vào độ chắc của dây và nút buộc có thể biết được một vật nặng đã từng đeo bám vào dây đó hay không. Lan can tầng 2 đua ra bên ngoài, bức tường tầng 1 lùi vào bên trong, như vậy khi leo lên sẽ rất khó khăn do không có chỗ tì bám, kẻ thủ ác phải như một vận động viên thể thao leo thẳng lên sợi dây. Đặc biệt, khi chưa lên tới tầng hai thì làm sao buộc sợi dây vào lan can để mà trèo lên?
Loại trừ trường hợp đặc biệt kẻ thủ ác đã được huấn luyện đào tạo, trong điều kiện người bình thường thì kẻ thủ ác không thể lựa chọn phương thức ra vào bằng sợi dây dù. Kẻ thủ ác chỉ có thể thâm nhập bằng hai con đường, hoặc là lối đi bằng cửa chính của căn nhà hoặc từ ban công tầng 2 của nhà ông Nguyễn Văn Sữa như chính ông Sữa đã hai lần sang dập lửa.
Thứ hai: Giả sử kẻ thủ ác là người được đào tạo về xâm nhập và hạ thủ, thì sự lựa chọn giết nạn nhân bằng xăng hay cồn lại cũng hết sức nguy hiểm.
Kẻ thủ ác đi vào lén lút nhưng khi thoát ra sẽ rất nguy hiểm vì sự ầm ĩ của nạn nhân. Ánh lửa và tiếng la hét trong đêm sẽ rất gây chú ý và vô cùng nguy hiểm nếu chẳng may có ai đó nhìn thấy. Kẻ thủ ác thừa biết rằng hành vi phạm tội của hắn nếu bị phát hiện sẽ phải đối mặt với án tử hình. Hắn không sợ chết chăng? Làm sao hắn dám chắc là người nhà nạn nhân sẽ không kịp trông thấy hắn?
Làm sao hắn chắc rằng người sống trong căn nhà liền kề sẽ không trông thấy hắn? Làm sao hắn không sợ việc chẳng may có người đi ngoài đường bắt gặp? Hắn không sợ điều này chỉ có thể là vì hắn đã không xâm nhập, không tẩu thoát, hẵn vẫn ở đó tại chỗ, hắn ở đó giả vờ cứu giúp, hắn nhìn nạn nhân trong lửa khói và hồi hộp chờ đợi.
Tại sao hắn không dùng dao hoặc dùng búa? Hắn sợ gặp phải khó khăn trong việc tiêu hủy vật chứng gây án chăng? Nếu hắn thoát ra ngoài thì việc quẳng đi con dao hay cái búa là không khó? Hay kẻ thủ ác quá tự tin vào khả năng của hắn, hắn muốn giết bằng cách đốt để gây khiếp sợ cho người khác? Hắn tài giỏi, lại tự tin nên đã hành động mạo hiểm. Nhưng hắn lại đã suýt không thành công.
Thế nào mà nhà báo Hoàng Hùng lại có mối oán hận sâu sắc và kéo dài với một kẻ tài giỏi về xâm nhập, hạ thủ và tẩu thoát như thế? Hay kẻ thủ ác là người được thuê mướn? Với cách thức thực hiện tội phạm như trên thể hiện giữa thủ phạm và nạn nhân có mối oán hận sâu sắc kéo dài. Những kẻ thù mới, mâu thuẫn mới nảy sinh sẽ không đủ thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng địa hình và nắm bắt thói quen sinh hoạt của nạn nhân. Nhưng kẻ được thuê mướn có thể tài giỏi và tự tin vào khả năng của mình nên mới chọn cách thức mạo hiểm, chứ kẻ đi thuê thì mục đích là giết người thì phải chọn cách nào cho an toàn chứ?
Tất cả những phân tích trên cho thấy các giả thuyết về một kẻ ngoài xã hội, có oán thù, đột nhập, hạ thủ và đào thoát khỏi nhà báo Hoàng Hùng là hết sức vô lý. Do vậy mà đối tượng tình nghi là chính người trong gia đình.
Niềm tin nội tâm
Trong rất nhiều vụ án, không phải vụ nào cũng có chứng cứ mười mươi chứng minh một kẻ phạm tội. Tội phạm không phải lúc nào cũng do bị bắt quả tang. Tội phạm không phải lúc nào cũng tự thú. Trong những trường hợp như thế thì việc giải quyết vụ án như thế nào?
Trong lĩnh vực pháp lý có thuật ngữ được gọi là “niềm tin nội tâm”. Những người tham gia tố tụng dựa trên những tình tiết vụ án, những lời khai, những chứng cứ, từ đó suy luận logic dẫn đến nhận định rằng người này bị oan hoặc kẻ kia chính là thủ phạm. Niềm tin nội tâm có cơ sở là thông tin hồ sơ tình tiết vụ án, kỹ năng chuyên môn được trau dồi, do vậy mà niềm tin nội tâm của người này có thể khác với người kia.
Trong việc phán xét, phải sử dụng đến khái niệm niềm tin nội tâm, điều này có gốc rễ từ việc con người nhận thức được rằng bản chất của con người là có thể sai lầm. Song do nhu cầu phải xử lý tội phạm bảo vệ cuộc sống, con người phải vượt qua nỗi lo lắng về việc mình có thể sai lầm, để ra phán quyết một người có phải là tội phạm hay không và hình thức xử lý như thế nào là phù hợp. Phán quyết đó được dựa trên toàn bộ kiến thức và tấm lòng của người thực thi pháp luật, dù là gây đau thương cho kẻ khác nhưng trong thâm tâm họ cần nghĩ rằng mình làm thế là cần thiết và đúng đắn. Với ý nghĩa như vậy, việc xử lý tội phạm có thể xem như là công việc của bác sĩ chữa bệnh giữ cho lành mạnh xã hội.
Để hung thủ thú nhận
Trong vụ án này, chúng ta có quyền đòi hỏi tội phạm phải được khẩn trương xử lý, nhưng cũng cần yêu cầu việc xử lý tội phạm phải đảm bảo tôn trọng các chuẩn mực pháp luật văn minh.
Nhà báo Hoàng Hùng trên giường bệnh trước khi qua đời Trong khi giải quyết vụ án, có nên mong chờ kẻ phạm tội tự thú nhận hành vi của mình? Quan niệm thường thấy lâu nay là bị can, bị cáo không khai báo hoặc khai báo quanh co gian dối được cho là thể hiện bản chất lỳ lợm, gian dối, ngoan cố của tội phạm. Mặt khác luật pháp lại khuyến khích kẻ tội phạm tự thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Nhưng xét về bản chất con người thì không ai phản bội lại chính mình. Việc có lời khai ngày hôm nay có thể là tài liệu chống lại mình ngày mai thì bình thường không ai muốn khai báo. Việc mong muốn kẻ phạm tội khai nhận hành vi của mình là hoàn toàn không đúng xét về đánh giá bản chất con người.
Để bảo vệ các quyền con người và nâng cao tính đúng đắn, khoa học của các quy định pháp luật, ta cần sửa đổi bổ sung quy định pháp luật theo hướng giải thích và cho phép bị can, bị cáo được quyền giữ im lặng trong quá trình điều tra và chỉ công nhận lời khai hợp pháp khi việc lấy lời khai có sự tham gia của luật sư bào chữa.
Có như vậy việc giải quyết vụ án mới không xâm phạm tới các quyền con người và đảm bảo các chuẩn mực giá trị của luật pháp. Việc xử lý tội phạm khi đó đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao của những người tiến hành tố tụng và các trang thiết bị máy móc hiện đại giúp cho việc xác định tội phạm.
Trong vụ án này, kẻ tội phạm đã đi nước cờ đầu và dự liệu sẵn những áp lực từ phía cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra đi nước cờ tiếp theo và luật chơi chính là luật pháp.
Luật sư Ngô Ngọc Trai – Đoàn luật sư tỉnh Nam Định
Vợ nhà báo khai đốt chồng vì tiền bạc
Cập nhật lúc 21/02/2011 08:39:00 AM (GMT+7)
- Tại cơ quan công an, bà Trần Thúy Liễu nói rằng vì chuyện tiền bạc làm phát sinh mâu thuẫn vợ chồng nên bà nảy sinh ý định hãm hại chồng.
Tối qua (20/2), khoảng 22h, bà Trần Thuý Liễu đã đến cơ quan điều tra thú nhận mình đã hãm hại chồng - nhà báo Hoàng Hùng. Tuy nhiên, bà Liễu nhận mình chỉ có ý định cảnh cáo chồng song do quá tay nên dẫn đến sự việc đau lòng.
Trước đó, sau khi làm việc với cơ quan điều tra trở về nhà vào tối 20/2, bà Trần Thúy Liễu đã đốt nhang trước bàn thờ chồng và ôm các con khóc lóc, đòi tự sát. Chị gái bà Liễu là bà Trần Thúy Loan đã gặng hỏi và biết chuyện. Ngay sau đó, bà Loan đã đưa bà Liễu đến cơ quan điều tra đầu thú.
Tại cơ quan điều tra, bà Liễu đã thừa nhận chính mình là kẻ chủ mưu giết chồng. Cùng thực hiện âm mưu với bà Liễu còn có đồng phạm.
Bà Trần Thúy Liễu khóc trong đám tang chồng (Ảnh: Pháp luật TP HCM)
Như vậy là sau hơn 1 tháng làm việc với cơ quan điều tra, bà Trần Thúy Liễu chỉ khai nhận hành vi đánh bạc bên kia biên giới và một số mối “quan hệ bạn bè” chứ không thừa nhận hành vi đốt chồng.
Thậm chí, ngày 8/2, vợ nhà báo xấu số này đã khẳng định trên báo Lao Động rằng bà không liên can tới vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng cũng như những nghi vấn của dư luận. Người đàn bà này cũng cho rằng, chồng bà chết là vì buồn chuyện vợ con.
Trước đó, trong thời gian anh Hoàng Hùng nằm điều trị tại bệnh viện, bạn bè, đồng nghiệp... đến thăm nhiều người đã hỏi anh có tâm sự gì liên quan đến nghi can đốt anh hay không nhưng anh đều im lặng.
Chiếc giường nơi nhà báo Hoàng Hùng bị đốt cháy. (Ảnh: Người lao động)
Ngày thứ hai khi vào bệnh viện, các điều tra viên đặt câu hỏi có nghi ai không thì nạn nhân chỉ im lặng, nhắm mắt khóc. Nguồn tin của báo Đất Việt cho biết, khi tâm sự với một đồng nghiệp thân thiết, Hoàng Hùng chỉ nói trong hơi thở mệt nhọc: "Tôi đau và buồn lắm, xin để tôi yên! Chắc tôi không thể qua khỏi. Mấy anh ở lại...".
Thông tin trên báo SGGP ngày 11/2 cho hay, anh Hùng đã từng cho biết một số thông tin vào đêm anh gặp nạn: "Lúc mơ màng ngủ, tôi nghe có tiếng động, tôi nghĩ vợ tôi đi vào, nhưng khi quay lại nhìn thì thấy lửa đã cháy bủa vây và hình như tôi thấy có một bóng người". Anh có biết bóng người đó là ai không? Anh chỉ lặng thinh không nói!
Về câu hỏi, tại sao mãi đến gần nửa tiếng sau người nhà mới chịu đưa anh vào Bệnh viện Đa khoa Long An cấp cứu, anh Hùng vẫn lặng thinh dù đã được người hỏi lặp lại nhiều lần.
Trước đó, vào ngày 19/1, nhà báo Hoàng Hùng, phóng viên Báo Người Lao động đã bị kẻ gian phóng hỏa thiêu cháy tại nhà riêng với mức độ phỏng trên 60%. Dù được tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa nhưng ông đã qua đời ngày 29/1, sau mười ngày điều trị.
Hiện cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ, thực hiện việc khởi tố bà Liễu trước pháp luật.
Vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt ngay trên giường ngủ nhà mình, nhiều nghi vấn thủ phạm chính là người thân trong gia đình. Là người công tác trong ngành luật tôi xin phân tích một số yếu tố pháp lý xung quanh vụ án giúp bạn đọc tham khảo.
Đây rõ ràng là tội ác đã được thủ phạm lên kế hoạch kỹ lưỡng, kẻ thủ ác cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý và những lời khai trước khi đối mặt với cơ quan điều tra. Do vậy đây thực sự là cuộc đấu trí giữa tội phạm và những người bảo vệ luật pháp, trong cuộc đấu trí này, luật chơi chính là luật pháp.
Trước khi phân tích các tình tiết vụ án, chúng ta hãy hình dung lại không gian, thời gian, bối cảnh tội phạm được thực hiện.
Dựng lại hiện trường tội phạm – Tội ác trong màn đêm
Long An, rạng sáng thứ tư, ngày 19/01/2011, đêm khuya vắng lặng, khí trời tạnh tẽ, ánh trăng chiếu hiu hắt khi tỏ khi mờ. Thi thoảng có cơn gió thổi từ mạn Bắc đem đến làn hơi mát, thành phố Tân An chìm trong giấc ngủ.
Khu đô thị mới Đại Dương thuộc phường 6, dân cư thưa thớt, con đường nhựa chạy ngang dọc qua những ô đất trống. Trên những con phố vắng, một hai căn nhà nằm im lìm, hoang lạnh giữa đêm khuya. Đâu đó từ xa vẳng lại tiếng xe máy ì ì của người đi đêm, tiếng chó nhấm nhẳng như cắn ma không rõ từ nơi nào.
Bà Trần Thị Thúy Liễu (thứ hai từ phải sang) tại lễ tang nhà báo Hoàng Hùng. Ảnh: NLĐO Kẻ thủ ác đứng trong căn phòng mờ tối lặng im nghe ngóng, cánh cửa chính đi ra ban công tầng 2 được mở hé. Hắn hít một hơi sâu để lấy bình tĩnh và căng mắt nhìn xác định vị trí, tư thế nằm của nạn nhân. Chất lỏng gây cháy được rưới nhẹ nhàng xuống người nạn nhân bắt đầu từ tay chân, từ dưới lên trên. Hắn tránh nơi đầu mặt sợ nạn nhân thức giấc. Bất chợt, hắn nhanh tay hơn rưới mạnh như đổ lên người đang nằm, rồi nhanh tay quệt lửa.
Phân tích hành vi phạm tội
Dựa vào các dấu vết của tội phạm, các sự kiện liên quan, các lời khai được thu thập, đặt ra giả thiết, từ đó sử dụng khả năng suy luận logic để xác định kẻ tình nghi. Điều đầu tiên có thể nhận thấy là kẻ thủ ác đã vô cùng táo tợn khi quyết định sử dụng chất lỏng gây cháy, xâm nhập vào phòng, rưới và đốt cháy nạn nhân ngay khi đang ngủ tại nhà.
Xem ra kẻ thủ ác đã lựa chọn đúng cách thức phức tạp và nguy hiểm nhất. Có thể là hắn đã được đào tạo chuyên môn về xâm nhập, hạ thủ và đào thoát. Hoặc hắn lựa chọn phương thức này vì nó thực sự là phương thức đơn giản và ít rủi ro nhất cho chính hắn.
Thứ nhất: Nếu kẻ gây án là người ngoài xã hội thì việc lựa chọn phương án hạ thủ bằng cách xâm nhập vào nơi ở, giết nạn nhân ngay trên giường ngủ là hết sức nguy hiểm.
Tại sao không tìm cách giết người ngoài đường mà lại đột nhập vào nhà người ta để giết? Duy chỉ việc xâm nhập từ bên ngoài vào căn nhà đã khó, kẻ thủ ác lại còn đem theo chất lỏng gây cháy, hắn đựng bằng gì, mang theo thế nào, leo trèo ra làm sao? Sợi dây buộc ở lan can tầng hai có tác dụng gì? Phải chăng kẻ thủ ác buộc sợi dây vào đó thể đánh lừa mọi người rằng hắn ra vào bằng cách đó?
Căn cứ vào độ chắc của dây và nút buộc có thể biết được một vật nặng đã từng đeo bám vào dây đó hay không. Lan can tầng 2 đua ra bên ngoài, bức tường tầng 1 lùi vào bên trong, như vậy khi leo lên sẽ rất khó khăn do không có chỗ tì bám, kẻ thủ ác phải như một vận động viên thể thao leo thẳng lên sợi dây. Đặc biệt, khi chưa lên tới tầng hai thì làm sao buộc sợi dây vào lan can để mà trèo lên?
Loại trừ trường hợp đặc biệt kẻ thủ ác đã được huấn luyện đào tạo, trong điều kiện người bình thường thì kẻ thủ ác không thể lựa chọn phương thức ra vào bằng sợi dây dù. Kẻ thủ ác chỉ có thể thâm nhập bằng hai con đường, hoặc là lối đi bằng cửa chính của căn nhà hoặc từ ban công tầng 2 của nhà ông Nguyễn Văn Sữa như chính ông Sữa đã hai lần sang dập lửa.
Thứ hai: Giả sử kẻ thủ ác là người được đào tạo về xâm nhập và hạ thủ, thì sự lựa chọn giết nạn nhân bằng xăng hay cồn lại cũng hết sức nguy hiểm.
Kẻ thủ ác đi vào lén lút nhưng khi thoát ra sẽ rất nguy hiểm vì sự ầm ĩ của nạn nhân. Ánh lửa và tiếng la hét trong đêm sẽ rất gây chú ý và vô cùng nguy hiểm nếu chẳng may có ai đó nhìn thấy. Kẻ thủ ác thừa biết rằng hành vi phạm tội của hắn nếu bị phát hiện sẽ phải đối mặt với án tử hình. Hắn không sợ chết chăng? Làm sao hắn dám chắc là người nhà nạn nhân sẽ không kịp trông thấy hắn?
Làm sao hắn chắc rằng người sống trong căn nhà liền kề sẽ không trông thấy hắn? Làm sao hắn không sợ việc chẳng may có người đi ngoài đường bắt gặp? Hắn không sợ điều này chỉ có thể là vì hắn đã không xâm nhập, không tẩu thoát, hẵn vẫn ở đó tại chỗ, hắn ở đó giả vờ cứu giúp, hắn nhìn nạn nhân trong lửa khói và hồi hộp chờ đợi.
Tại sao hắn không dùng dao hoặc dùng búa? Hắn sợ gặp phải khó khăn trong việc tiêu hủy vật chứng gây án chăng? Nếu hắn thoát ra ngoài thì việc quẳng đi con dao hay cái búa là không khó? Hay kẻ thủ ác quá tự tin vào khả năng của hắn, hắn muốn giết bằng cách đốt để gây khiếp sợ cho người khác? Hắn tài giỏi, lại tự tin nên đã hành động mạo hiểm. Nhưng hắn lại đã suýt không thành công.
Thế nào mà nhà báo Hoàng Hùng lại có mối oán hận sâu sắc và kéo dài với một kẻ tài giỏi về xâm nhập, hạ thủ và tẩu thoát như thế? Hay kẻ thủ ác là người được thuê mướn? Với cách thức thực hiện tội phạm như trên thể hiện giữa thủ phạm và nạn nhân có mối oán hận sâu sắc kéo dài. Những kẻ thù mới, mâu thuẫn mới nảy sinh sẽ không đủ thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng địa hình và nắm bắt thói quen sinh hoạt của nạn nhân. Nhưng kẻ được thuê mướn có thể tài giỏi và tự tin vào khả năng của mình nên mới chọn cách thức mạo hiểm, chứ kẻ đi thuê thì mục đích là giết người thì phải chọn cách nào cho an toàn chứ?
Tất cả những phân tích trên cho thấy các giả thuyết về một kẻ ngoài xã hội, có oán thù, đột nhập, hạ thủ và đào thoát khỏi nhà báo Hoàng Hùng là hết sức vô lý. Do vậy mà đối tượng tình nghi là chính người trong gia đình.
Niềm tin nội tâm
Trong rất nhiều vụ án, không phải vụ nào cũng có chứng cứ mười mươi chứng minh một kẻ phạm tội. Tội phạm không phải lúc nào cũng do bị bắt quả tang. Tội phạm không phải lúc nào cũng tự thú. Trong những trường hợp như thế thì việc giải quyết vụ án như thế nào?
Trong lĩnh vực pháp lý có thuật ngữ được gọi là “niềm tin nội tâm”. Những người tham gia tố tụng dựa trên những tình tiết vụ án, những lời khai, những chứng cứ, từ đó suy luận logic dẫn đến nhận định rằng người này bị oan hoặc kẻ kia chính là thủ phạm. Niềm tin nội tâm có cơ sở là thông tin hồ sơ tình tiết vụ án, kỹ năng chuyên môn được trau dồi, do vậy mà niềm tin nội tâm của người này có thể khác với người kia.
Trong việc phán xét, phải sử dụng đến khái niệm niềm tin nội tâm, điều này có gốc rễ từ việc con người nhận thức được rằng bản chất của con người là có thể sai lầm. Song do nhu cầu phải xử lý tội phạm bảo vệ cuộc sống, con người phải vượt qua nỗi lo lắng về việc mình có thể sai lầm, để ra phán quyết một người có phải là tội phạm hay không và hình thức xử lý như thế nào là phù hợp. Phán quyết đó được dựa trên toàn bộ kiến thức và tấm lòng của người thực thi pháp luật, dù là gây đau thương cho kẻ khác nhưng trong thâm tâm họ cần nghĩ rằng mình làm thế là cần thiết và đúng đắn. Với ý nghĩa như vậy, việc xử lý tội phạm có thể xem như là công việc của bác sĩ chữa bệnh giữ cho lành mạnh xã hội.
Để hung thủ thú nhận
Trong vụ án này, chúng ta có quyền đòi hỏi tội phạm phải được khẩn trương xử lý, nhưng cũng cần yêu cầu việc xử lý tội phạm phải đảm bảo tôn trọng các chuẩn mực pháp luật văn minh.
Nhà báo Hoàng Hùng trên giường bệnh trước khi qua đời Trong khi giải quyết vụ án, có nên mong chờ kẻ phạm tội tự thú nhận hành vi của mình? Quan niệm thường thấy lâu nay là bị can, bị cáo không khai báo hoặc khai báo quanh co gian dối được cho là thể hiện bản chất lỳ lợm, gian dối, ngoan cố của tội phạm. Mặt khác luật pháp lại khuyến khích kẻ tội phạm tự thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Nhưng xét về bản chất con người thì không ai phản bội lại chính mình. Việc có lời khai ngày hôm nay có thể là tài liệu chống lại mình ngày mai thì bình thường không ai muốn khai báo. Việc mong muốn kẻ phạm tội khai nhận hành vi của mình là hoàn toàn không đúng xét về đánh giá bản chất con người.
Để bảo vệ các quyền con người và nâng cao tính đúng đắn, khoa học của các quy định pháp luật, ta cần sửa đổi bổ sung quy định pháp luật theo hướng giải thích và cho phép bị can, bị cáo được quyền giữ im lặng trong quá trình điều tra và chỉ công nhận lời khai hợp pháp khi việc lấy lời khai có sự tham gia của luật sư bào chữa.
Có như vậy việc giải quyết vụ án mới không xâm phạm tới các quyền con người và đảm bảo các chuẩn mực giá trị của luật pháp. Việc xử lý tội phạm khi đó đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao của những người tiến hành tố tụng và các trang thiết bị máy móc hiện đại giúp cho việc xác định tội phạm.
Trong vụ án này, kẻ tội phạm đã đi nước cờ đầu và dự liệu sẵn những áp lực từ phía cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra đi nước cờ tiếp theo và luật chơi chính là luật pháp.
Luật sư Ngô Ngọc Trai – Đoàn luật sư tỉnh Nam Định
Vợ nhà báo khai đốt chồng vì tiền bạc
Cập nhật lúc 21/02/2011 08:39:00 AM (GMT+7)
- Tại cơ quan công an, bà Trần Thúy Liễu nói rằng vì chuyện tiền bạc làm phát sinh mâu thuẫn vợ chồng nên bà nảy sinh ý định hãm hại chồng.
Tối qua (20/2), khoảng 22h, bà Trần Thuý Liễu đã đến cơ quan điều tra thú nhận mình đã hãm hại chồng - nhà báo Hoàng Hùng. Tuy nhiên, bà Liễu nhận mình chỉ có ý định cảnh cáo chồng song do quá tay nên dẫn đến sự việc đau lòng.
Trước đó, sau khi làm việc với cơ quan điều tra trở về nhà vào tối 20/2, bà Trần Thúy Liễu đã đốt nhang trước bàn thờ chồng và ôm các con khóc lóc, đòi tự sát. Chị gái bà Liễu là bà Trần Thúy Loan đã gặng hỏi và biết chuyện. Ngay sau đó, bà Loan đã đưa bà Liễu đến cơ quan điều tra đầu thú.
Tại cơ quan điều tra, bà Liễu đã thừa nhận chính mình là kẻ chủ mưu giết chồng. Cùng thực hiện âm mưu với bà Liễu còn có đồng phạm.
Bà Trần Thúy Liễu khóc trong đám tang chồng (Ảnh: Pháp luật TP HCM)
Như vậy là sau hơn 1 tháng làm việc với cơ quan điều tra, bà Trần Thúy Liễu chỉ khai nhận hành vi đánh bạc bên kia biên giới và một số mối “quan hệ bạn bè” chứ không thừa nhận hành vi đốt chồng.
Thậm chí, ngày 8/2, vợ nhà báo xấu số này đã khẳng định trên báo Lao Động rằng bà không liên can tới vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng cũng như những nghi vấn của dư luận. Người đàn bà này cũng cho rằng, chồng bà chết là vì buồn chuyện vợ con.
Trước đó, trong thời gian anh Hoàng Hùng nằm điều trị tại bệnh viện, bạn bè, đồng nghiệp... đến thăm nhiều người đã hỏi anh có tâm sự gì liên quan đến nghi can đốt anh hay không nhưng anh đều im lặng.
Chiếc giường nơi nhà báo Hoàng Hùng bị đốt cháy. (Ảnh: Người lao động)
Ngày thứ hai khi vào bệnh viện, các điều tra viên đặt câu hỏi có nghi ai không thì nạn nhân chỉ im lặng, nhắm mắt khóc. Nguồn tin của báo Đất Việt cho biết, khi tâm sự với một đồng nghiệp thân thiết, Hoàng Hùng chỉ nói trong hơi thở mệt nhọc: "Tôi đau và buồn lắm, xin để tôi yên! Chắc tôi không thể qua khỏi. Mấy anh ở lại...".
Thông tin trên báo SGGP ngày 11/2 cho hay, anh Hùng đã từng cho biết một số thông tin vào đêm anh gặp nạn: "Lúc mơ màng ngủ, tôi nghe có tiếng động, tôi nghĩ vợ tôi đi vào, nhưng khi quay lại nhìn thì thấy lửa đã cháy bủa vây và hình như tôi thấy có một bóng người". Anh có biết bóng người đó là ai không? Anh chỉ lặng thinh không nói!
Về câu hỏi, tại sao mãi đến gần nửa tiếng sau người nhà mới chịu đưa anh vào Bệnh viện Đa khoa Long An cấp cứu, anh Hùng vẫn lặng thinh dù đã được người hỏi lặp lại nhiều lần.
Trước đó, vào ngày 19/1, nhà báo Hoàng Hùng, phóng viên Báo Người Lao động đã bị kẻ gian phóng hỏa thiêu cháy tại nhà riêng với mức độ phỏng trên 60%. Dù được tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa nhưng ông đã qua đời ngày 29/1, sau mười ngày điều trị.
Hiện cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ, thực hiện việc khởi tố bà Liễu trước pháp luật.
Anh Ngọc (tổng hợp)