Dòng họ công tử Bạc Liêu luôn làm niềm mơ ước mộng mơ của nhiều thiếu nữ. Hãy cùng đột nhập xem chân dung dòng họ quý này.
Vợ chồng công tử.
Trong dòng họ công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (người khét tiếng nhất trong họ của ông) còn có những công tử nổi tiếng chơi ngông mà nhiều người chưa biết.
Đầu thế kỷ 20, người Sài Gòn lục tỉnh gọi công tử Bạc Liêu là để chỉ một nhóm người giàu có, nức tiếng ăn chơi, chứ không hẳn riêng một người.
Bá hộ Bì
Bá hộ Bì tên thật là Phan Hộ Biết, là ông ngoại của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Từ miệt vườn Tiền Giang, Bá hộ Bì về Bạc Liêu khai khoang mở ấp. Sách khẩn hoang miền Nam của nhà văn Sơn Nam ghi: “Năm 1894 ông Phan Hộ Biết đâm đơn xin lập làng mới tên gọi là Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi ngày nay). Dân do ông ta quy tụ về và chịu trách nhiệm đóng thuế thân cho họ. Bá hộ Bì đã bỏ tiền ra xây dựng nhà việc (công sở làng ) trị giá 200 đồng ...”.
Nhà công tử Bạc Liêu xưa nay thành khách sạn.
Bằng cách chiêu mộ lưu dân về cho vay tiền, cho mướn trâu, vay lúa để khai hoang, sau đó mua lại đất của người không trả nổi nợ, Phan Hộ Biết trở thành một đại điền chủ lớn nhất Bạc Liêu.
Con cháu ông ta kể rằng: Bá hộ Bì là chủ sở hữu hầu hết các sở muối từ Gành Hào đến Vĩnh Châu, còn đất ruộng không biết bao nhiêu ngàn mẫu mà kể. Là một người giỏi tính toán làm ăn, khi Pháp mở thương cảng Sài Gòn, đào xong sông Bạc Liêu; Bá hộ Bì liền sắm một đoàn ghe chài hàng trăm chiếc đi thu mua lúa, muối đưa lên Sài Gòn xuất khẩu.
Lúc này, Bá hộ Bì được mệnh danh là “vua” lúa gạo Nam Kỳ; đến khi người lục tỉnh gọi Bạc Liêu là tỉnh muối thì Bá hộ Bì lại được “phong” là “vua” muối.
Giàu có như thế nên Bá hộ Bì nổi tiếng chơi ngông. Chỉ tính cái “món gái“ thôi, đã làm cho người Bạc Liêu đương thời phải nổi da gà. Bá hộ Bì có bảy vợ chính thức, ở chung một nhà.
Còn nhân tình, nhân ngãi của Bá hộ Bì không biết bao nhiêu mà đếm. Mỗi lần đi thăm điền, Bá hộ Bì đều đi bằng ghe lớn chạm trổ hình long phụng. Trên ghe có sập gụ để uống trà, hút á phiện và dĩ nhiên không thể thiếu buồng the với những cố nhân tình luôn được “đổi mới” trong mỗi chuyến đi.
Trần Trinh Đinh
Công tử Bạc Liêu có người anh tên Trần Trinh Đinh, sinh năm 1896, không biết mất vào năm nào. Đinh là một người trong bảy anh em của công tử Bạc Liêu, được Trần Trinh Trạch tin tưởng nhất.
Khi miền Nam manh nha nền công nghiệp xay sát lúa gạo thì ông Trạch bỏ ra một số vốn khổng lồ để cất “nhà máy lửa” mang tên Hậu Giang; giao cho Trần Trinh Đinh cai quản.. Đây có thể là một nhà máy lớn nhất Nam Bộ dạo đó, với công suất xay lúa 15 tấn một ngày.
Bánh trớn của nó nặng đến 10 tấn, chạy bằng trấu và củi. Nhà máy tọa lạc tại bờ sông thuộc thị xã Bạc Liêu, ống khói của nó vươn cao, đứng xa 10 km còn nhìn thấy.
Vợ chồng ông Trân Trinh Huy.
Là chủ một nhà máy lớn nên Đinh giàu sang nhanh chóng và là tay ăn chơi có hạng. Đinh to con, trông hệt như một tay hảo hớn. Đi đâu Đinh cũng vận xà rong của người Khơ me.
Việc vận xà rong này vốn có căn nguyên: Khi đưa gạo sang Nam Vang (Campuchia) bán, giao du với tầng lớp giàu có ở đó, Đinh quen với một tay tài xế xe trong cung vua, có người vợ đẹp mê hồn.
Trong một lần Đinh đãi tiệc, tay tài xế mang vợ theo, khiến Đinh bị hút hồn, nhìn mê mải. Đã quen với cách ăn nói của dân cậu, Đinh ngỏ ý với gã tài xế: “Mày bán vợ cho tao, bao nhiêu tao cũng mua“.
Tài xế nổi nóng, nhưng kìm được, thách thức: “20.000 đồng đó, ông có tiền mua không?” (Hồi đó, giá 20 cân thóc chỉ một hào). Tưởng nói cho bõ giận, ai dè Hai Đinh mua thật. Vợ tài xế ở với Trần Trinh Đinh đến cuối đời. Bà vốn là người Khơ me nên Đinh có thói quen vận xà rong là vậy.
Phan Kim Cân
Phan Kim Cân là cháu nội của Bá hộ Bì. Sách “Bạc Liêu xưa và nay” của Huỳnh Minh viết: Người đương thời nhìn nhận rằng trong nhóm công tử Bạc Liêu ai cũng đáng chê, chỉ Phan Kim Cân là đáng khen.
Bởi Cân trọng nghĩa khinh tài, ai khó khăn, hoạn nạn Cân đều ra tay giúp đỡ. Lúc chí sĩ Nguyễn An Ninh đến Bạc Liêu được Cân tìm mời về nhà khoản đãi. Khi Bạc Liêu bị Pháp chiếm đóng, Cân rũ bỏ đời sống vàng son, ra bưng biền chiến đấu; sau được Việt Minh giao làm ủy viên tài chính ngân khố tỉnh Bạc Liêu.
Tuy nhiên, Cân cũng không tránh được máu chơi ngông của dòng họ. Một lần, cưỡi ngựa về Vĩnh Hưng chơi, gặp ở bờ sông một cô gái đẹp mê hồn, Cân ngẫn người tới mức buông cả cương ngựa.
(Sau này Cân mới biết cô gái đó là con út của Bá hộ Bành Tòng Mậu, một điền chủ lớn trong vùng). Trấn tĩnh lại, Cân liền quay ngựa về Bạc Liêu, lấy ca nô, xách súng đến bắt cóc cô gái.
Nhà Bá hộ Bành Tòng Mậu rượt theo, nhưng không kịp; họ kiện quan, tung tin con gái bị một tên lưu manh cướp. Về sau, người con gái này ở với Phan Kim Cân có con, được Cân hết mực thương yêu, nên gia đình Bá hộ Bành Tòng Mậu cũng nguôi giận.
Chuyện dòng họ công tử Bạc Liêu còn dài dài và hầu như không ai nhớ được các công tử có bao nhiêu con, cháu. Ngày nay, con cháu họ tứ tán khắp nơi, kể cả ở nước ngoài. Người dân Sài thành giờ chỉ phong thanh biết một người con trai của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy đang chạy xe ôm, sống độ nhật đâu đó trên các đường phố.
Vợ chồng công tử.
Đầu thế kỷ 20, người Sài Gòn lục tỉnh gọi công tử Bạc Liêu là để chỉ một nhóm người giàu có, nức tiếng ăn chơi, chứ không hẳn riêng một người.
Bá hộ Bì
Bá hộ Bì tên thật là Phan Hộ Biết, là ông ngoại của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Từ miệt vườn Tiền Giang, Bá hộ Bì về Bạc Liêu khai khoang mở ấp. Sách khẩn hoang miền Nam của nhà văn Sơn Nam ghi: “Năm 1894 ông Phan Hộ Biết đâm đơn xin lập làng mới tên gọi là Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi ngày nay). Dân do ông ta quy tụ về và chịu trách nhiệm đóng thuế thân cho họ. Bá hộ Bì đã bỏ tiền ra xây dựng nhà việc (công sở làng ) trị giá 200 đồng ...”.
Nhà công tử Bạc Liêu xưa nay thành khách sạn.
Con cháu ông ta kể rằng: Bá hộ Bì là chủ sở hữu hầu hết các sở muối từ Gành Hào đến Vĩnh Châu, còn đất ruộng không biết bao nhiêu ngàn mẫu mà kể. Là một người giỏi tính toán làm ăn, khi Pháp mở thương cảng Sài Gòn, đào xong sông Bạc Liêu; Bá hộ Bì liền sắm một đoàn ghe chài hàng trăm chiếc đi thu mua lúa, muối đưa lên Sài Gòn xuất khẩu.
Lúc này, Bá hộ Bì được mệnh danh là “vua” lúa gạo Nam Kỳ; đến khi người lục tỉnh gọi Bạc Liêu là tỉnh muối thì Bá hộ Bì lại được “phong” là “vua” muối.
Giàu có như thế nên Bá hộ Bì nổi tiếng chơi ngông. Chỉ tính cái “món gái“ thôi, đã làm cho người Bạc Liêu đương thời phải nổi da gà. Bá hộ Bì có bảy vợ chính thức, ở chung một nhà.
Còn nhân tình, nhân ngãi của Bá hộ Bì không biết bao nhiêu mà đếm. Mỗi lần đi thăm điền, Bá hộ Bì đều đi bằng ghe lớn chạm trổ hình long phụng. Trên ghe có sập gụ để uống trà, hút á phiện và dĩ nhiên không thể thiếu buồng the với những cố nhân tình luôn được “đổi mới” trong mỗi chuyến đi.
Trần Trinh Đinh
Công tử Bạc Liêu có người anh tên Trần Trinh Đinh, sinh năm 1896, không biết mất vào năm nào. Đinh là một người trong bảy anh em của công tử Bạc Liêu, được Trần Trinh Trạch tin tưởng nhất.
Khi miền Nam manh nha nền công nghiệp xay sát lúa gạo thì ông Trạch bỏ ra một số vốn khổng lồ để cất “nhà máy lửa” mang tên Hậu Giang; giao cho Trần Trinh Đinh cai quản.. Đây có thể là một nhà máy lớn nhất Nam Bộ dạo đó, với công suất xay lúa 15 tấn một ngày.
Bánh trớn của nó nặng đến 10 tấn, chạy bằng trấu và củi. Nhà máy tọa lạc tại bờ sông thuộc thị xã Bạc Liêu, ống khói của nó vươn cao, đứng xa 10 km còn nhìn thấy.
Vợ chồng ông Trân Trinh Huy.
Là chủ một nhà máy lớn nên Đinh giàu sang nhanh chóng và là tay ăn chơi có hạng. Đinh to con, trông hệt như một tay hảo hớn. Đi đâu Đinh cũng vận xà rong của người Khơ me.
Việc vận xà rong này vốn có căn nguyên: Khi đưa gạo sang Nam Vang (Campuchia) bán, giao du với tầng lớp giàu có ở đó, Đinh quen với một tay tài xế xe trong cung vua, có người vợ đẹp mê hồn.
Trong một lần Đinh đãi tiệc, tay tài xế mang vợ theo, khiến Đinh bị hút hồn, nhìn mê mải. Đã quen với cách ăn nói của dân cậu, Đinh ngỏ ý với gã tài xế: “Mày bán vợ cho tao, bao nhiêu tao cũng mua“.
Tài xế nổi nóng, nhưng kìm được, thách thức: “20.000 đồng đó, ông có tiền mua không?” (Hồi đó, giá 20 cân thóc chỉ một hào). Tưởng nói cho bõ giận, ai dè Hai Đinh mua thật. Vợ tài xế ở với Trần Trinh Đinh đến cuối đời. Bà vốn là người Khơ me nên Đinh có thói quen vận xà rong là vậy.
Phan Kim Cân
Phan Kim Cân là cháu nội của Bá hộ Bì. Sách “Bạc Liêu xưa và nay” của Huỳnh Minh viết: Người đương thời nhìn nhận rằng trong nhóm công tử Bạc Liêu ai cũng đáng chê, chỉ Phan Kim Cân là đáng khen.
Bởi Cân trọng nghĩa khinh tài, ai khó khăn, hoạn nạn Cân đều ra tay giúp đỡ. Lúc chí sĩ Nguyễn An Ninh đến Bạc Liêu được Cân tìm mời về nhà khoản đãi. Khi Bạc Liêu bị Pháp chiếm đóng, Cân rũ bỏ đời sống vàng son, ra bưng biền chiến đấu; sau được Việt Minh giao làm ủy viên tài chính ngân khố tỉnh Bạc Liêu.
Tuy nhiên, Cân cũng không tránh được máu chơi ngông của dòng họ. Một lần, cưỡi ngựa về Vĩnh Hưng chơi, gặp ở bờ sông một cô gái đẹp mê hồn, Cân ngẫn người tới mức buông cả cương ngựa.
(Sau này Cân mới biết cô gái đó là con út của Bá hộ Bành Tòng Mậu, một điền chủ lớn trong vùng). Trấn tĩnh lại, Cân liền quay ngựa về Bạc Liêu, lấy ca nô, xách súng đến bắt cóc cô gái.
Nhà Bá hộ Bành Tòng Mậu rượt theo, nhưng không kịp; họ kiện quan, tung tin con gái bị một tên lưu manh cướp. Về sau, người con gái này ở với Phan Kim Cân có con, được Cân hết mực thương yêu, nên gia đình Bá hộ Bành Tòng Mậu cũng nguôi giận.
Chuyện dòng họ công tử Bạc Liêu còn dài dài và hầu như không ai nhớ được các công tử có bao nhiêu con, cháu. Ngày nay, con cháu họ tứ tán khắp nơi, kể cả ở nước ngoài. Người dân Sài thành giờ chỉ phong thanh biết một người con trai của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy đang chạy xe ôm, sống độ nhật đâu đó trên các đường phố.
Theo Đất Việt