Đinh Mạnh Hằng từng nói: ““Tây Tiến” là sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn”. Hiện thực và lãng mạn, cả hai nét đẹp này ta đều bắt gặp trong bài thơ “Tây Tiến” dưới một cách thể hiện vô cùng tinh tế. Với đề bài yêu cầu phân tích cảm nhận tám câu thơ đầu bài thơ, các bạn có thể tham khảo các bài văn mẫu dưới đây để có cái nhìn sinh động và đầy đủ hơn nhé!
“Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng là một bài thơ có nhiều đặc sắc nhưng cũng lắm truân chuyên trong hành trình chinh phục độc giả và có chỗ đứng trong kho tàng thi ca hiện đại Việt Nam khi vừa mới ra mắt. Song, không phải vì thế mà những thế hệ yêu văn thơ Cách mạng sau này lại không quan tâm và dành nhiều trăn trở ngẫm về tác phẩm. Cảm nhận bài thơ, nhà thơ Anh Ngọc từng chia sẻ: “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng: Tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ kháng chiến và Cách mạng mà chúng ta lại có một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế”. Còn chia sẻ trong “Vẻ đẹp văn học Cách mạng”, Vũ Thu Hương có viết: “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy, não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng “Tây Tiến” đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể - nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến…”. Dành thời gian đọc và cảm nhận bài thơ, ta càng cảm thấu rõ những tình cảm, cảm xúc nhà thơ gửi vào tác phẩm và chia sẻ với người đọc. Dưới đây là các bài văn mẫu phân tích cảm nhận 8 câu đầu bài thơ các bạn có thể tham khảo để bài viết hấp dẫn và thuyết phục hơn. Chúc các bạn thành công!
8 câu thơ đầu bài thơ tây tiến tác giả chủ yếu miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng tây bắc với cảnh rừng nói hùng vĩ trong trời đầy sương nhưng với dưới ngòi bút lãng mạng của tác giả thì nó hiện nên đúng với chất nên thơ trữ tình
BÀI VIẾT SỐ 1 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN 8 CÂU ĐẦU BÀI THƠ “TÂY TIẾN” – QUANG DŨNG
“Tôi làm thơ này rất nhanh, làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó, tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy, tôi chả chút lí luận gì về thơ cả”, đó là chia sẻ của Quang Dũng về bài thơ “Tây Tiến”. Có lẽ chính sự chân thành và chân thực nhà thơ gửi vào từng hình ảnh, câu từ trong tác phẩm đã chinh phục người đọc, đem đến cho họ nhiều suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc. Tám câu thơ đầu của bài thơ mang khá nhiều ý nghĩa, thể hiện cảm xúc và tài năng nghệ thuật của nhà thơ.
Quang Dũng là một nhà thơ hiện đại Việt Nam mang nét đẹp hồn hậu cùng ngòi bút tài hoa. Một người bạn của Quang Dũng, nhà thơ Trần Lê Văn từng chia sẻ rằng: “Quang Dũng là người sống nội tâm, nhẹ nhõm, vừa ảo vừa thực như chính những câu thơ phiêu diêu của ông: “Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt/ Mà như lau sậy có linh hồn”. Có lẽ chính bởi nét đẹp tâm hồn đó, mà nhiều người coi Quang Dũng như một cô đào, cô phong trong trường thơ kháng chiến, rằng ông ít quan tâm đến cách tân, hình thức, không chủ trương sa vào sự cầu kỳ, mà ngôn từ trong thơ lại đầy sức trẻ, tươi mới, tạo dựng được sự quyến rũ lạ thường để từ đó khẳng định vị thế, tên tuổi của ông trong làng thơ hiện đại nước nhà. Một bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng có thể kể đến đó chính là “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948, khi nhà thơ phải rời xa đơn vị của mình để chuyển sang một đơn vị khác tại Phù Lưu Chanh. Tám câu thơ đầu của tác phẩm đã gieo nhiều cảm xúc, nỗi niềm trong lòng người đọc.
Hai câu thơ mở đầu tác phẩm đã bộc lộ một nỗi nhớ thiết tha, dâng trào khiến nhân vật trữ tình phải thốt lên thành lời:
Một hình ảnh thơ vô cùng đẹp và giàu ý nghĩa nhà thơ tạo dựng trong đoạn thơ này đó chính là hình ảnh: “súng ngửi trời”. Trên cái nền hiện thực đầy gian khổ, thử thách ý chí người lính ấy, nhà thơ đã đem đến cho người đọc một hình dung vô cùng trẻ trung, hóm hỉnh và đậm chất Quang Dũng. Cách nói “súng ngửi trời” của nhà thơ không chỉ thể hiện sự cao rộng mênh mang của đất trời Tây Bắc, mà còn khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với tư thế chủ động, hiên ngang và tâm thế sẵn sàng đối diện khó khăn, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Nhịp thơ ngắt đôi trong câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” tiếp tục gợi tả sự nguy hiểm tột cùng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Tuy thiên nhiên nhiều khi dữ dội, khắc nghiệt vậy nhưng trong tâm hồn lạc quan, tươi trẻ của những người lính, họ không cảm thấy những điều đó quá nặng nề, mà trái lại, nhiều lúc lại rất nên thơ. Đó là hình ảnh “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” hay “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Trong cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của người lính, cảnh vật thiên nhiên đất trời ấy lại đượm một vẻ gì rất đỗi nên thơ, làm say đắm lòng người.
Từng câu thơ, hình ảnh đến nhịp điệu hay giọng thơ trong tám câu đầu bài thơ “Tây Tiến” đã góp phần tạo nên sự đặc sắc cho giá trị nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của cả bài thơ, không chỉ đem đến cho người đọc cái nhìn chân thực về bức tranh thiên nhiên núi rừng nhiều gian khổ trên đường hành quân mà còn phác họa đậm nét chân dung tâm hồn người lính Tây Tiến, đồng thời thể hiện sự trân trọng, nỗi nhớ thương nhà thơ dành cho đồng đội của mình.
-Nem-
BÀI VIẾT SỐ 2 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN 8 CÂU ĐẦU BÀI THƠ "TÂY TIẾN" CỦA QUANG DŨNG
Trong dòng chảy thi ca Việt Nam, thơ ca cách mạng là một thời kì để lại được nhiều dấu ấn với những thi phẩm đặc sắc như Lên Tây Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Việt Bắc (Tố Hữu), Đồng chí (Chính Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi),... Nhưng bài thơ được coi là "đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện của thơ ca kháng chiến chống Pháp" chính là Tây Tiến của Quang Dũng. Bài thơ không chỉ tái hiện lại những tháng năm kháng chiến của đoàn quân Tây Tiến mà còn khắc hoạ được bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ mà lại vừa lãng mạn nên thơ. 8 câu thơ đầu tiên đã gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc về hình ảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, đơn vị mà Quang Dũng chuyển công tác đến sau khi kết thúc quãng thời gian một năm gắn bó cùng sát cánh, kề vai với đồng đội của quân đoàn Tây Tiến. Trong nỗi nhớ khôn nguôi về đồng đội và núi rừng Tây Bắc, nhà thơ đã không kìm được lòng mình, để tiếng nói của trái tim cất lên thành trang thơ. 8 câu thơ đầu tiên như một thước phim sống động tái hiện lại cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và hiểm trở khôn cùng.
Nối tiếp hai câu thơ khắc hoạ nỗi nhớ, khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc bắt đầu hiện ra, trước hết là những địa danh, những địa bàn hoạt động mà đội quân đã từng một thời gắn bó.
Nói đến Tây Bắc, ta không thể không nghĩ tới thiên nhiên hùng vĩ, có phần hiểm trở. Những núi cao, dốc thẳm luôn là những trở ngại trên con đường hành quân của những người lính trẻ.
Bằng sự hiểu biết sâu sắc là ngòi bút hào hoa phóng khoáng, Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên Tây Tiến thật hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi nên thơ. Đoạn thơ đã góp một phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm nói riêng và văn thơ cách mạng nói chung, để Tây Tiến trở thành một bông hoa mãi tươi xanh trong dòng chảy của thời gian.
-M-
BÀI VIẾT SỐ 3 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN 8 CÂU ĐẦU BÀI THƠ "TÂY TIẾN" CỦA QUANG DŨNG
Tám câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, đồng thời đó cũng là thử thách hiểm nguy trên chặng đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến.
_TN_
“Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng là một bài thơ có nhiều đặc sắc nhưng cũng lắm truân chuyên trong hành trình chinh phục độc giả và có chỗ đứng trong kho tàng thi ca hiện đại Việt Nam khi vừa mới ra mắt. Song, không phải vì thế mà những thế hệ yêu văn thơ Cách mạng sau này lại không quan tâm và dành nhiều trăn trở ngẫm về tác phẩm. Cảm nhận bài thơ, nhà thơ Anh Ngọc từng chia sẻ: “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng: Tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ kháng chiến và Cách mạng mà chúng ta lại có một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế”. Còn chia sẻ trong “Vẻ đẹp văn học Cách mạng”, Vũ Thu Hương có viết: “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy, não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng “Tây Tiến” đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể - nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến…”. Dành thời gian đọc và cảm nhận bài thơ, ta càng cảm thấu rõ những tình cảm, cảm xúc nhà thơ gửi vào tác phẩm và chia sẻ với người đọc. Dưới đây là các bài văn mẫu phân tích cảm nhận 8 câu đầu bài thơ các bạn có thể tham khảo để bài viết hấp dẫn và thuyết phục hơn. Chúc các bạn thành công!
8 câu thơ đầu bài thơ tây tiến tác giả chủ yếu miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng tây bắc với cảnh rừng nói hùng vĩ trong trời đầy sương nhưng với dưới ngòi bút lãng mạng của tác giả thì nó hiện nên đúng với chất nên thơ trữ tình
BÀI VIẾT SỐ 1 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN 8 CÂU ĐẦU BÀI THƠ “TÂY TIẾN” – QUANG DŨNG
“Tôi làm thơ này rất nhanh, làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó, tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy, tôi chả chút lí luận gì về thơ cả”, đó là chia sẻ của Quang Dũng về bài thơ “Tây Tiến”. Có lẽ chính sự chân thành và chân thực nhà thơ gửi vào từng hình ảnh, câu từ trong tác phẩm đã chinh phục người đọc, đem đến cho họ nhiều suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc. Tám câu thơ đầu của bài thơ mang khá nhiều ý nghĩa, thể hiện cảm xúc và tài năng nghệ thuật của nhà thơ.
Quang Dũng là một nhà thơ hiện đại Việt Nam mang nét đẹp hồn hậu cùng ngòi bút tài hoa. Một người bạn của Quang Dũng, nhà thơ Trần Lê Văn từng chia sẻ rằng: “Quang Dũng là người sống nội tâm, nhẹ nhõm, vừa ảo vừa thực như chính những câu thơ phiêu diêu của ông: “Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt/ Mà như lau sậy có linh hồn”. Có lẽ chính bởi nét đẹp tâm hồn đó, mà nhiều người coi Quang Dũng như một cô đào, cô phong trong trường thơ kháng chiến, rằng ông ít quan tâm đến cách tân, hình thức, không chủ trương sa vào sự cầu kỳ, mà ngôn từ trong thơ lại đầy sức trẻ, tươi mới, tạo dựng được sự quyến rũ lạ thường để từ đó khẳng định vị thế, tên tuổi của ông trong làng thơ hiện đại nước nhà. Một bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng có thể kể đến đó chính là “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948, khi nhà thơ phải rời xa đơn vị của mình để chuyển sang một đơn vị khác tại Phù Lưu Chanh. Tám câu thơ đầu của tác phẩm đã gieo nhiều cảm xúc, nỗi niềm trong lòng người đọc.
Hai câu thơ mở đầu tác phẩm đã bộc lộ một nỗi nhớ thiết tha, dâng trào khiến nhân vật trữ tình phải thốt lên thành lời:
- “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
- Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
- “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
- Mường Lát hoa về trong đêm hơi
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
- Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Một hình ảnh thơ vô cùng đẹp và giàu ý nghĩa nhà thơ tạo dựng trong đoạn thơ này đó chính là hình ảnh: “súng ngửi trời”. Trên cái nền hiện thực đầy gian khổ, thử thách ý chí người lính ấy, nhà thơ đã đem đến cho người đọc một hình dung vô cùng trẻ trung, hóm hỉnh và đậm chất Quang Dũng. Cách nói “súng ngửi trời” của nhà thơ không chỉ thể hiện sự cao rộng mênh mang của đất trời Tây Bắc, mà còn khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với tư thế chủ động, hiên ngang và tâm thế sẵn sàng đối diện khó khăn, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Nhịp thơ ngắt đôi trong câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” tiếp tục gợi tả sự nguy hiểm tột cùng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Tuy thiên nhiên nhiều khi dữ dội, khắc nghiệt vậy nhưng trong tâm hồn lạc quan, tươi trẻ của những người lính, họ không cảm thấy những điều đó quá nặng nề, mà trái lại, nhiều lúc lại rất nên thơ. Đó là hình ảnh “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” hay “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Trong cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của người lính, cảnh vật thiên nhiên đất trời ấy lại đượm một vẻ gì rất đỗi nên thơ, làm say đắm lòng người.
Từng câu thơ, hình ảnh đến nhịp điệu hay giọng thơ trong tám câu đầu bài thơ “Tây Tiến” đã góp phần tạo nên sự đặc sắc cho giá trị nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của cả bài thơ, không chỉ đem đến cho người đọc cái nhìn chân thực về bức tranh thiên nhiên núi rừng nhiều gian khổ trên đường hành quân mà còn phác họa đậm nét chân dung tâm hồn người lính Tây Tiến, đồng thời thể hiện sự trân trọng, nỗi nhớ thương nhà thơ dành cho đồng đội của mình.
-Nem-
BÀI VIẾT SỐ 2 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN 8 CÂU ĐẦU BÀI THƠ "TÂY TIẾN" CỦA QUANG DŨNG
Trong dòng chảy thi ca Việt Nam, thơ ca cách mạng là một thời kì để lại được nhiều dấu ấn với những thi phẩm đặc sắc như Lên Tây Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Việt Bắc (Tố Hữu), Đồng chí (Chính Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi),... Nhưng bài thơ được coi là "đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện của thơ ca kháng chiến chống Pháp" chính là Tây Tiến của Quang Dũng. Bài thơ không chỉ tái hiện lại những tháng năm kháng chiến của đoàn quân Tây Tiến mà còn khắc hoạ được bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ mà lại vừa lãng mạn nên thơ. 8 câu thơ đầu tiên đã gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc về hình ảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, đơn vị mà Quang Dũng chuyển công tác đến sau khi kết thúc quãng thời gian một năm gắn bó cùng sát cánh, kề vai với đồng đội của quân đoàn Tây Tiến. Trong nỗi nhớ khôn nguôi về đồng đội và núi rừng Tây Bắc, nhà thơ đã không kìm được lòng mình, để tiếng nói của trái tim cất lên thành trang thơ. 8 câu thơ đầu tiên như một thước phim sống động tái hiện lại cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và hiểm trở khôn cùng.
- "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
- Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
Nối tiếp hai câu thơ khắc hoạ nỗi nhớ, khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc bắt đầu hiện ra, trước hết là những địa danh, những địa bàn hoạt động mà đội quân đã từng một thời gắn bó.
- "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
- Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Nói đến Tây Bắc, ta không thể không nghĩ tới thiên nhiên hùng vĩ, có phần hiểm trở. Những núi cao, dốc thẳm luôn là những trở ngại trên con đường hành quân của những người lính trẻ.
- "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
- Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống"
- "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Bằng sự hiểu biết sâu sắc là ngòi bút hào hoa phóng khoáng, Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên Tây Tiến thật hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi nên thơ. Đoạn thơ đã góp một phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm nói riêng và văn thơ cách mạng nói chung, để Tây Tiến trở thành một bông hoa mãi tươi xanh trong dòng chảy của thời gian.
-M-
BÀI VIẾT SỐ 3 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN 8 CÂU ĐẦU BÀI THƠ "TÂY TIẾN" CỦA QUANG DŨNG
Tám câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, đồng thời đó cũng là thử thách hiểm nguy trên chặng đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến.
- “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
- Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
- “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
- Mường Lát hoa về trong đêm hơi
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
- Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
- Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
_TN_
- Chủ đề
- quang dung tây tiến