Phân tích, cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu phân tích cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ bếp lửa của tác giả Bằng Việt

Mỗi tác phẩm văn học luôn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, khó phai. Đó là nhờ hình tượng nghệ thuật mà nhà văn xây dựng đã hóa hồn và thể hiện thấm đẫm cảm xúc trong tâm hồn người đọc. Nhưng để làm được điều ấy, người nghệ sĩ phải sống thật sâu sắc và lăn lộn với cuộc đời, anh phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của cuộc đời. Từ những cảm nhận sâu sắc và thấm thía ấy thì hình tượng nhân vật mới sâu sắc và trở thành phương tiện truyền tải những thông điệp ý nghĩa về nhân sinh quan và thế giới quan. Với hình tượng nhân vật người bà trong bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt đã để lại những ấn tượng sâu sắc và thấm thía trong lòng người đọc về sự hi sinh thầm lặng, về tấm lòng yêu thương con cháu và ngọn lửa của lòng bà. Nào bây giờ chúng ta hãy cùng cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt nhé. Với đề bài này các bạn cần nêu cảm nhận riêng về những phẩm chất tốt đẹp của người bà. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

phan-tich-bai-tho-bep-lua.jpg

Ở các vùng nông thôn các bạn học sinh có thể cảm nhận được hình ảnh ấm áp của người bà khi ngồi bếp lửa

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NÊU CẢM NHẬN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI BÀ TRONG BÀI THƠ “BẾP LỬA”.
1. MỞ BÀI: Giới thiệu về người bà trong bài thơ bếp lửa.
Nêu tình cảm của bản thân.
2. THÂN BÀI:
Người bà hi sinh thầm lặng gắn với hình ảnh bếp lử và ngọn lửa ấm nóng.
Yêu thương và chăm chút cho đứa cháu trong hoàn cảnh khó khăn.
Giữ vững niềm tin nơi hậu phương.
Bà là người giữ lửa, truyền lửa và giúp ngọn lửa ấy cháy sáng bất diệt.

3. KẾT BÀI: Khẳng định tài năng xây dựng của nhà văn.
Nêu tình cảm của bản thân.

BÀI LÀM BÀI VĂN NÊU CẢM NHẬN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI BÀ TRONG BÀI THƠ “BẾP LỬA”.
Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp, những năm tháng xa quê ở nước ngoài là nguồn cảm hứng thôi thúc nhà thơ viết nên bài thơ Bếp Lửa và những cảm nhận về tình bà cháu thấm thía, sâu sắc thiêng liêng. Và hình ảnh người bà đã sống mãi trong lòng người đọc về một người phụ nữ Việt Nam âm thầm hi sinh, yêu thương cao cả và là ngọn lửa bất diệt của niềm tin cho người cháu yêu thương của mình, khơi dậy trong lòng chúng ta niềm xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng, cao đẹp.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm gắn liền với hình ảnh người bà thầm lặng, từng ngày từng giờ nhen nhóm ngọn lửa để sưởi ấm trái tim người cháu yêu thương. Người bà hiện lên với hình ảnh chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc. Bà vẫn âm thầm với khói bếp hun nhèm mắt cháu mà đem tấm lòng già cả của mình, nuôi dưỡng cháu hay cũng chính là mầm non tương lai của đất nước để mong phát triển dân tộc. Đến những khổ thơ tiếp theo, người bà hiện lên qua lời kể của đứa cháu về những kỉ niệm một thời khi cháu còn nhỏ. Bà giống như người mẹ hiền đã nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo ban cháu từng ngày. Có lẽ nỗi nhớ mong da diết và sự thiếu thốn tình cảm của bố mẹ khi xa nhà đã vơi bớt phần nào khi có sự đùm bọc, yêu thương che chở của người bà.

Bà cũng là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Khi dặn cháu bố có gọi về chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên. Vậy là bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nỗi đau và những cơ cực túng thiếu bà đã ghim lại trong lòng mình để làm hậu phương vững chắc nơi tiền tuyến. Bà mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, sẵn sàng hi sinh mọi nỗi thống khổ của tình riêng để đặt tình chung lên trê, đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của lòng yêu tổ quốc, yêu kháng chiến và cách mạng đó ư. Bằng việt dường như dã thổi đến tâm hồn người đọc sức mạnh của lòng yêu nước, sự can đảm và hi sinh lớn lao qua hình tượng người bà.

Càng về cuối, nỗi xúc động dâng trào lên càng tha thiết mãnh liệt khiến cho hình ảnh người bà hiện lên càng chân thực và sống động hơn bao giờ hết, làm điểm sáng của toàn bộ bài thơ với những hành động và phẩm chất tuyệt đẹp. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người khiến cho ngọn lửa ấy cháy sáng bất diệt. Chính bà đã nhóm lên ngọn lửa ấm áp của thực tại, những hơn hết bà cũng nhóm lên ngọn lửa của yêu thương hồng lên để sưởi ấm cháu trong những phút yếu lòng, luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng, nối kết tình cảm đoàn kết với tình làng nghĩa xóm. Như vậy, trái tim của bà chính là ngọn lửa của niềm tin, của chiến thắng của những tình cảm yêu thương và những kỉ niệm ấu thơ làm hành trang nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài sau này. Để rồi dù có đi xa, có khói trăm tàu, có điện trăm nhà thì cháu vẫn khôn nguôi nhắc nhỏ “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

Như vậy, bằng tài năng và tấm lòng chân tâm thực ý, nhà thơ Bằng Việt đã khắc họa hình ảnh người bà thật đẹp và thiêng liêng như ánh sáng của ngọn lửa bất diệt trong lòng người đọc. Hình ảnh người bà nhắc ta về tình bà cháu thiêng liêng, về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam yêu nước sẵn sàng hi sinh vì lợi ích cá nhân để vì tinh thần dân tộc.
 
  • Chủ đề
    bai tho bep lua bang viet bep lua cam nhan hinh anh nguoi ba phan tich
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,693
    Bài viết
    467,486
    Thành viên
    339,837
    Thành viên mới nhất
    càmtkb
    Top