Phân tích cảnh đêm tình mùa xuân đó là bức tranh đất trời Tây Bắc hay bức tranh xuân của tâm hồn Mị

Đề bài chi tiết: Về cảnh đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ”, có ý kiến cho rằng: “Đó là bức tranh đất trời Tây Bắc vào xuân”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Đó là bức tranh xuân của tâm hồn nhân vật Mị. Ý kiến của anh/ chị?

Bên cạnh “Dế Mèn phiêu lưu ký” – tác phẩm nổi tiếng đã đánh dấu tên tuổi nhà văn Tô Hoài, giúp nhà văn khẳng định vị thế trong làng văn nhân Việt Nam. Ngoài ra, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” cũng để lại nhiều ấn tượng về giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Trong truyện, có đoạn Tô Hoài tả cảnh đêm tình mùa xuân. Đọc đoạn trích đó, có ý kiến cho rằng: “Đó là bức tranh đất trời Tây Bắc vào xuân” nhưng cũng có ý kiến bày tỏ: “Đó là bức tranh xuân của tâm hồn Mị”. Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết thể hiện quan điểm bản thân về hai ý kiến các bạn có thể tham khảo để bài văn của mình thêm phần sâu sắc.

“Xuân tiêu” (Đêm xuân) trong điển tích văn học thường chỉ một khung cảnh lãng mạn, đầm ấm, hạnh phúc giữa người con trai và người con gái. Trong Đường thi có câu: “Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim” ý nói “Một khắc đêm xuân xứng nghìn vàng”. Nguyễn Gia Thiều cũng từng đưa từ này vào “Cung oán ngâm” để nói đến hạnh phúc của người cung nữ khi được sủng ái: “Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu”. Trong văn học cổ, đêm xuân là một điển tích văn học với ý nghĩa sâu xa là vậy. Còn trong văn học hiện đại, mà ở đây là truyện ngắn, hình ảnh đêm xuân lại gợi ra nhiều cảm xúc, hình ảnh khác. Trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, cũng có đoạn nhà văn viết về đêm xuân. Trước đoạn văn hấp dẫn này, có ý kiến cho rằng: “Đó là bức tranh đất trời Tây Bắc vào xuân”, ý kiến khác lại cho rằng: “Đó là bức tranh xuân của tâm hồn nhân vật Mị”. Hai ý kiến tưởng chừng đối lập, phản bác nhau song lại bổ sung ý nghĩa cho nhau, đem đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn khi cảm nhận đoạn truyện này. Trước đề bài này, để bài viết của mình đầy đủ và hấp dẫn hơn, các bạn có thể tìm đọc tham khảo các bài văn mẫu dưới đây. Chúc các bạn thành công!

canh-tinh-dem-mua-xuan.jpg

BÀI VIẾT SỐ 1 BÀY TỎ QUAN ĐIỂM VỀ HAI Ý KIẾN KHI CẢM NHẬN CẢNH ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ”: “ĐÓ LÀ BỨC TRANH ĐẤT TRỜI TÂY BẮC VÀO XUÂN” VÀ “ĐÓ LÀ BỨC TRANH XUÂN CỦA TÂM HỒN MỊ”
Nếu như “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã trở thành truyện “gối đầu giường” của biết bao thế hệ Việt Nam thì dấu ấn văn chương Tô Hoài còn lưu lại trong tâm trí người đọc ở rất nhiều truyện ngắn khác, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Về cảnh đêm tình mùa xuân trong truyện, có ý kiến cho rằng: “Đó là bức tranh đất trời Tây Bắc vào xuân”, ý kiến khác lại khẳng định: “Đó là bức tranh xuân của tâm hồn nhân vật Mị”. Hai ý kiến đã góp phần đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về cảnh đêm tình mùa xuân cũng như hiểu hơn cảm xúc, suy nghĩ nhà văn gửi vào đoạn trích.

Nhà văn Tô Hoài bắt đầu sự nghiệp văn học của mình với những bài thơ đậm chất lãng mạn nhưng rồi hành trình sáng tạo văn học của ông nhanh chóng chuyển sang văn xuôi và gần như hết cuộc đời văn chương còn lại ông gắn bó với văn xuôi và đạt được những thành tựu rực rỡ, lưu lại trong lòng người đọc những dấu ấn đậm nét. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” xuất bản năm 1953 đã được giải Nhất trong Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Từ đó đến nay, tác phẩm này vẫn giữ nguyên giá trị sâu sắc và sức hút đối với biết bao thế hệ yêu văn xuôi nói chung và văn chương Tô Hoài nói riêng. Đoạn trích tả ảnh đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ” là một đoạn truyện đặc sắc, cảm nhận về nó, có hai ý kiến thú vị: “Đó là bức tranh đất trời Tây Bắc vào xuân” và “Đó là bức tranh xuân của tâm hồn Mị”.

Hai ý kiến với hai cách nhìn, quan điểm khác nhau song lại không đối lập mà bổ sung cho nhau, từ đó giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về cảnh đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ”. Nói cảnh đêm tình mùa xuân là “bức tranh đất trời Tây Bắc vào xuân”, ý kiến như muốn đề cập đến ngoại cảnh, đến hiện thực cuộc sống hay chính là đối tượng, phương tiện thẩm mỹ nhà văn Tô Hoài gửi gắm vào tác phẩm. Với ý kiến thứ hai cho rằng cảnh đêm tình mùa xuân trong truyện là “bức tranh xuân của tâm hồn Mị”, ta có thể hiểu người nói muốn nhắc đến sự sống, sự hồi sinh của tâm hồn người con gái, từ đó giúp người đọc hiểu hơn về mục đích thẩm mĩ của nhà văn khi viết tác phẩm này. Hai ý kiến đã cùng nhau góp phần làm nên giá trị của đoạn trích.
Cảnh đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ” trước hết là “bức tranh đất trời Tây Bắc vào xuân” tuyệt đẹp, đầy sức sống. Mùa xuân xưa nay đã luôn là mùa gợi nhiều cảm hứng cho các thi nhân, văn nhân sáng tạo nghệ thuật. Đó là một mùa xuân trong sáng, nhẹ nhàng với tiết trời thanh mát, với sắc cỏ non mơn mởn và màu trắng tinh khôi của vài bông hoa lê trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du:
  • “Ngày xuân con én đưa thoi
  • Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
  • Cỏ non xanh tận chân trời
  • Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Nhà thơ Huy Cận cùng từng gửi hồn thơ mình vào những câu thơ tả chiều xuân ngập nắng làm biết bao lòng người xao xuyến:
  • “Xuân gội tràn đầy
  • Giữa lòng người hoan – lạc
  • Trên mình hoa cây
  • Nắng vàng lạt lạt
  • Ngày đi chầy chầy
  • Hai hàng cây xanh
  • Đâm chồi hy vọng
  • Ôi! Duyên tốt lành
  • Em ngả đưa võng
  • Hương đồng lên tranh
  • Kề bên đường tạnh
  • Cỏ mọc bờ non
  • Chiều xuân tươi mạnh
  • Gió bay vào hồn.”
Nguyễn Du tả cảnh buổi sớm tiết thanh minh, Huy Cận cảm về một buổi chiều xuân chứa chan cảm xúc, còn Tô Hoài, ông lại lựa chọn viết về đêm xuân. Nhà văn mượn cái thanh xuân tươi trẻ của đất trời Tây Bắc để gợi ra cái thanh xuân của lòng người, ở đây chính là Mị. Nhà văn còn phác họa nên một bức tranh xuân đượm màu sắc, âm thanh bằng ngôn từ, hình ảnh sinh động. Sắc màu thì tươi vui, ấm áp, âm thanh thì quen thuộc, yên bình. Đọc đoạn văn miêu tả cảnh Hồng Ngài đón Tết, ta càng cảm phục hơn bút lực Tô Hoài cũng như sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của nhà văn. Đó là sự hiểu biết sâu và rộng về phong tục vùng cao, khả năng miêu tả thiên nhiên đất trời và phong tục, lối sống sống động và đặc biệt là ngôn ngữ phong phú, đậm đà màu sắc dân tộc.

Đâu chỉ là một bức tranh đất trời Tây Bắc vào xuân tuyệt đẹp, cảnh đêm tình mùa xuân còn là một bức tranh xuân của tâm hồn người con gái, gợi ra sự hồi sinh mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Sự hồi sinh kỳ diệu ấy được nhà văn Tô Hoài thể hiện ở một loạt các khía cạnh. Trước hết là sự hồi sinh các giác quan. Nếu như trước đây cuộc sống xung quanh với Mị chỉ toàn một màu mông lung “mờ mờ trăng trắng” thì giờ lại đậm tươi sắc màu hạnh phúc. Mị chẳng còn để ý đến tiếng chân ngựa đạp vách mỏi mòn nữa mà nghiêng tai, mở lòng đón nhận những âm thanh tươi vui của cuộc sống bên ngoài. Và, thân xác héo hon giờ đã bắt đầu rạo rực sức sống, niềm hạnh phúc, tin yêu. Mị bắt đầu nhẩm thầm những bài hát gắn bó trong một thời thanh xuân đẹp đẽ bấy lâu nay bị lãng quên. Trong kí ức Mị bây giờ ngập tràn những kỉ niệm tươi vui thuở trước, một quá khứ từng được sống trọn vẹn là mình, vui say, thoải mái. Men rượu ngô cay nồng, ấm nóng đã làm bừng tỉnh cảm xúc trong Mị, đem đến cảm giác phơi phới trở lại, lòng đầy vui sướng hân hoan. Từ nhận thức về tuổi trẻ, về quyền sống, quyền tự do, Mị bắt đầu có trong mình một khát vọng mãnh liệt, đó là khát vọng được ra ngoài đón Tết, được vui chơi, hòa mình với niềm vui chung của mọi người những ngày đầu xuân. Mị thắp đèn và sửa soạn đi chơi. Hành động tìm đến ánh sáng ấy chứng tỏ Mị không chịu ngủ yên trong bóng tối, trong sự cầm tù khổ cực bấy lâu cam chịu nữa. “Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi…”, một loạt các câu văn ngắn cùng sự lặp lại của chủ từ và hành động đã gợi hình dung đến hành động hối hả, thái độ quyết liệt, dứt khoát như một chú chim muốn tháo cũi sổ lồng. Khi bị A Sử trói lại không cho đi, đứng trong bóng tối, Mị đã nhớ lại người đàn bà đồng phận. Hình ảnh và số phận người đàn bà ấy làm Mị thấy sợ, rồi cựa mình xem mình còn sống hay đã chết. Tất cả sự thay đổi, chính xác hơn là sự phục sinh tâm hồn nhà văn thể hiện qua từng chi tiết đã góp phần khẳng định khát vọng sống mãnh liệt của Mị.

Bức tranh xuân đất trời Tây Bắc hay bức tranh xuân của tâm hồn Mị, cả hai ý kiến đều đúng, góp phần đem đến cái nhìn sâu sắc về cảnh đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ”. Qua đó, người đọc có cơ hội đón nhận và trân trọng tài năng của nhà văn Tô Hoài trong việc miêu tả sinh động thiên nhiên cuộc sống cũng như diễn tả chân thực, hấp dẫn tâm lý, hành động của nhân vật.

-Nem-vfo.vn

buc-tranh-mua-xuan-trong-tam-hon-mi.jpg

BÀI VIẾT SỐ 2 BÀY TỎ QUAN ĐIỂM VỀ HAI Ý KIẾN KHI CẢM NHẬN CẢNH ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ”: “ĐÓ LÀ BỨC TRANH ĐẤT TRỜI TÂY BẮC VÀO XUÂN” VÀ “ĐÓ LÀ BỨC TRANH XUÂN CỦA TÂM HỒN MỊ”
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt đó được tác giả thể hiện tập trung qua nhân vật Mị và A Phủ - nhân vật trung tâm của tác phẩm. Đặc biết là sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân đã làm xúc động bao trái tim người đọc. Bởi thế đã có ý kiến cho rằng : “ đó là bức tranh xuân của tâm hồn nhân vật Mị.”

Năm 1952, Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Chuyến đi thực tế này đã đem đến cho nhà văn cái nhìn sâu sắc và tình cảm thăm thiết với người và cảnh Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập “Truyện Tây Bắc”
Tô Hoài đã dẫn dắt người đọc vào câu chuyện bằng một lời giới thiệu nhẹ nhàng nhưng đầy ý vị “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lý Pá Tra thường thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cách vào truyện gây ấn tượng bởi tác giả đã tạo ra sự đối nghịch giữa cô gái trẻ đẹp lẻ loi, âm thầm với cảnh đông đúc tấp nập của gia đình thống lí Pá Tra. Đây là thủ pháp tạo tình huống “có vấn đề” để lôi cuốn người đọc khám phá những bí ẩn của số phận nhân vật.

Mị là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên yêu đời, là mơ ước của bao trai làng. Mị còn là một cô gái chăm chỉ, hiếu thảo và có lòng tự trọng. Cô đã xin bố cô cho cô “con nay đã lớn, đã biết cuốc nương làm ngô giả nợ cho bố, xin bố đừng gả con cho nhà giàu” . Mị xứng đáng được sống hạnh phúc nhưng Mị lại phải sống đọa đày trong khổ đau, tủi nhục. Ngày trước cha mẹ Mị phải vay tiền của nhà thống lí để làm đám cưới, cho tới khi Mị ra đời, mẹ Mị mất, Mị sắp đến tuổi lấy chồng, món nợ vẫn không trả được, dù mỗi năm gia đinhg Mị đã nộp một nương ngô cho thông lí. Thống lí đế nói với bố của Mị “cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao sẽ xóa hết nợ cho”. Rồi Mị bị A Sử con trai thống lí bắt có về làm vợ theo cướp dâu. Tô Hoài đã tố cáo chế độ cho vay nặng lãi, bóc lột người nhèo một cách dã man của bọn thống trị vùng Tây Bắc thời kì trước cách mạng tháng Tám.

Ngày mới về làm dâu, “có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc” vì Mị phải sống với kẻ mà cô không yêu . hơn nữa, bề ngoài Mị là con dâu thống lí nhưng thực chất cô là con nợ. Một con nợ thông thường dù khốn khổ vẫn hi vọng một ngày nào đó sẽ trả hết nợ, thoát khỏi thân phận con nợ. Không thể chịu đựng đưucọ sự áp chế cả thể xác lẫn tinh thần của cha con thống lí, Mị trốn về nhà gặp cha, cô tính ăn nắm lá ngón để tìm sự giải thoát. Nhưng trước những lời thống thiết của cha, Mị không muốn cha Mị buồn khổ hơn, cô nén nỗi đau riêng đành trở lại nhà thống lí.

Mị sống cam chịu, không phản kháng. Sau này, bố chết rồi “Mị không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa”. Tác giả cắt nghĩa “Ở lâu trong cáu khôt, Mị quen khổ rồi” để minh giải tình trạng nhân vật đày đọa đến mức tê liệt về tinh thần , buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh. Mị sống thầm lặng, lặng lẽ “mị ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuoi trong xó cửa”. Mị bị biến thành một thứ công cụ lao động là nỗi cực nhục mà Mị phải chấp nhận. Nhưng Mị còn phải chịu đựng nỗi đau về tinh thần triền miên. Nhà văn miêu tả căn buồng của Mị ở trong nhà thống lí như một nhà tù “ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”. Mị bị đày ải bởi lao động khổ sai ở nhà thống lí nhưng đáng sợ hơn là sự đày đọa về tinh thần, Nó làm cho Mị sống mà như đã chết.

Với sự cảm thông trân trọng, Tô Hoài đã phát hiện sức sống mạnh liệt tiềm tang trong con người Mị dẫn cô tới hành động phản kháng táo bạo, quyết liệt. Nhà văn tạo những cảnh , những tình huống hợp lí để vẻ đẹp tính cách nhân vật tỏa sáng.
Mùa xuân về trên dẻo núi cao khi gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Cảnh tết đến xuân sang với nhiều hình ảnh, màu sắc rực rỡ của những chiếc váy hoa “phơi trên mỏm đá xòa như con bướm sặc sỡ”, tiếng cười đùa vui vẻ của đám trẻ trước sân nhà, đặc biệ là tiếng sáo rủ bạn đi chơi đã tác động mạnh mẽ đến tâm hôn Mị. Mị nghe “tiếng sáo ngoài đầu núi” vọng lại tha thiết, bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thôi:
“Mày có con trau con gái rồi

Ta đi tìm người yêu”
Ngôn từ giản dị, mộc mạc của tiếng sáo hàm chứa lẽ sống tự do, phóng khoáng của con người. Tiếng sáp đánh thức đời sống ý thức, làm hồi sinh tâm hồn Mị, bừng lên sức sống tiềm ẩn trong Mị. “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu..cứ uống ực từng bát. Rồi say..” ngồi “nhìn mọi người nhảy đồng , người hát nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước”. Cách uống rượu “ực từng bát” của Mị khiến ta nghĩ cô như đang uống đắng cay của phần đời đã qua và cô như đang uống cái khát khao của phần đười chưa tới. Rượu có thể làm cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn cô thì đã tỉnh lại sau bao tháng ngày câm nín bởi sự đày đọa khốn khổ. “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Tiếng sáo nhắc Mị nhớ lại một thời tươi đẹp, một thời tự do. Có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Để rồi, sau bữa cơm Tết, mọi người đi chơi thì Mị lại “từ từ bước vào buồng”, “ngồi xuống giường, trông ta cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng”. Bởi vì bị giam hãm lâu ngày, Mị đã thành thói quen. “Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi”. Nhưng Mị thấy “phơi phới trở lại trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước” . Mị thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi như bao người phụ nữ có chồng khác. Mị thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi như bao người phụ nữ có chồng khác. Mị ý thức được tình cảm của mình. Ý nghĩ về cái chết là sự phản kháng hoàn cảnh. Nó chứng tỏ Mị đã trở lại chính mình. “Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường” nghe càng da diết , thôi thúc Mị bước tới hành động “xắn một miếng mở bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Khi tiếng sáo “rập rờn” trong đầu, Mị quyết định đi chơi, Mị sửa soạn đi chơi, Mị “quấn lain tóc” “với tay lấy cái váy hoa”, “rút thêm cái áo”. Hành động của Mị là hành động của một người tự do, theo tiếng gọi của lòng mình. Giữa lúc khao khát tự do trong Mị đang sống dậy thì Mị bị A Sử trói đứng vào cột “không cúi không nghiêng đầu được nữa”. Lúc đó, Mị vẫn là người nửa tỉnh nửa mơ, hồn Mị vẫn lâng lâng theo tiếng sáo, những kí ức tươi đẹp thời thanh xuân khiến Mị “như không biết mình đang bị trói”. Khi Mị vùng bước đi, sợi dây trói nhắc Mị nhớ tới thân phận trong hiện tại. Mị thổn thức nghĩ “Mình không bằng con ngựa” , vì con ngựa còn được đứng gãi chân, nhai cỏ. Thực tại nghiệt ngã lại bóp chết khát vọng trong Mị. Cả đêm bị trói đứng như thế. Nín khóc Mị lại bồi hồi, có lúc lại nồng nàn thiết tha nhớ…

Sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong con người Mị không gì vùi dập được. Ngòi bút của tác giả lánh sâu vào những bí mật của đời sống nội tâm, phát hiện nét đẹp và nét riêng của tính cách nhân vật ngay cả lúc nhân vật đau khổ nhất. Tô Hoài đã cảm thông cho số phận của những con người phải sống trong sự đày đọa của áp bức thống trị. Nhà văn đã lên án và tố cáo sâu sắc một xã hội tàn bạo, xấu xa, nghiệt ngã như vậy. Qua đó, Tô Hoài còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn , khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Mị.

Gấp lại những trang sách của Tô Hoài mà dư âm về nhân vật Mị, về cô gái Mèo với sức sống mãnh liệt, về số phận đáng thương của người dân nghèo dưới chế độ chủ nô phong kiến miền núi vẫn in đậm trong tâm khảm của bạn đọc. Sức sống của Mị hay sức hút của ngòi bút Tô Hoài quả thực có sức lay động lòng người để lại những day dứt, ám ảnh không nguôi.
_TN_vfo.vn
 
  • Chủ đề
    bức tranh mùa xuân nhân vật mị vợ chồng a phủ
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,715
    Bài viết
    467,522
    Thành viên
    339,841
    Thành viên mới nhất
    hczghsgemwwin
    Top