“Vợ chồng A Phủ” là một trong số ít những tác phẩm văn xuôi còn sống cùng thời gian dù những năm tháng kháng chiến kiến quốc đã lùi xa. Qua tác phẩm, ta đều cảm nhận được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, đặc biệt được khơi dậy, cháy sáng khi Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ. Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích “Vợ chồng A Phủ” để làm rõ điều đó.
Giữa những ngày hè tháng 5 năm 2015, nghe tin Tô Hoài mất, ai cũng buồn. Người ta thương tiếc một năng văn học đã ra đi. Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam chia sẻ: “Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng”. Một nhân cách lớn, một tài năng lớn có khả năng kì diệu là kéo dài sự sống của mình hơn số tuổi vốn có bằng những “đứa con tinh thần” của mình. Hai tác phẩm làm nên tên tuổi của Tô Hoài chính là “Dế Mèn phiêu lưu kí” và “Vợ chồng A Phủ”. Nếu “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho ta về với tuổi thơ với những bài học nhân sinh vừa nhẹ nhàng lại sâu sắc thì thì “Vợ chồng A Phủ” lại đưa ta đến với cuộc sống mới, đến với tương lai. Nhân vật Mị từ cuộc sống khổ đau, tắm tối đã tự giải thoát cho mình đến với tương lai tươi sáng hơn. Sự đổi đời kì diệu ấy không có nhờ phép lạ của ông Bụt, bà Tiên nào cả mà chính bởi sức sống tiềm tàng bên trong của nhân vật được khai phá trong đêm đông Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích nhân vật trong tác phẩm. Dưới đây là một số bài viết các bạn có thể tham khảo trước khi viết. Chúc các bạn học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH CẢNH MỊ CẮT DÂY CỞI TRÓI CHO A PHỦ LỚP 12
Văn chương không chỉ đơn giản là thú vui bình sinh lúc an nhàn mà còn là “điểm tựa” cho con người mỗi phút giây yếu lòng. Nó đem lại cho ta niềm tin yêu cuộc sống và vững tin vào chính mình để thay đổi. Những sự “đổi đời” không phải nhờ có phép màu của ông Bụt, bà Tiên mà từ chính sức mạnh, tiềm lực bên trong. “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài đã làm được điều đó. Con người có thể thoát ra khỏi khổ đau để đến với niềm vui chỉ bởi một hành động: hành động Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ.
Sau Cách mạng, Tô Hoài được ghi nhận là một trong những cây bút khai phá một mảnh đất mới cho văn học cách mạng, đó là mảng văn học viết về miền núi Tây Bắc - một vùng đất xa xôi, hoang vu nơi địa đầu Tổ quốc. Tập "Truyện Tây Bắc" là vụ mùa thu hoạch từ chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài năm 1952. Trong số ba truyện ngắn được giải Nhất Giải thưởng của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954 - 1955, "Vợ chồng A Phủ" có lẽ là truyện ngắn đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất. Có thể nói: “đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên….” chẳng những nhắc nhớ người nghệ sĩ ấy ngày quay trở lạ mà còn “phải đem trả cho những người thương ấy” “một tấm lòng mình, một cái gì làm hiện lại cả cuộc đời người Hmông trung thực, chí tình…”.
Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, ta không thể quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương mặt mang nỗi đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu. Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Gương mặt buồn rười rượi ấy không phải là gương mặt đầu tiên của cuộc đời Mị. Mị lớn lên, xinh đẹp với bao nhiêu khát vọng hạnh phúc. Nhưng chính những hủ tục phong kiến đã biến người con gái kia quên mất đi gương mặt hi vọng của mình mà trở nên lầm lũi, chẳng thiết vui cũng nắng, xanh cùng cỏ cây. Và có lẽ Mị sẽ sống như thế đến chết nếu không có đêm tình mùa xuân và đêm đông. Nhờ có hơi men rượu và hơi ấm của đêm tình mùa xuân, Mị đã cảm nhận được sự sống, khát vọng ở bên trong mình. Nhưng sức sống tiềm tàng bên trong thực sự biểu hiện thành khát vọng sống bên ngoài, thành hành động chỉ xảy ra vào đêm đông ấy…
Ban đầu, khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn “thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Vì Mị đã quá quen với cảnh áp bức, bóc lột trong căn nhà này ròi. Đó là hệ quả của chuỗi ngày bị đọa đày. Hơn nữa, Mị và A Phủ- kẻ bị trói đây khác nhau về trạng thái nhưng thân phận cũng đâu có hơn nhau mà có thể nói hai chữ “cứu giúp”.
Nhưng “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” khiến Mị nhớ lại đời mình, nhớ lại những đêm Mị cũng bị trói đứng như thế, những giọt nước mắt còn không sao chảy ra được. Và như thế, từ mình mà nghĩ đến người, từ thương thân Mị cũng hướng tới thương người để rồi căm giận những thế lực tàn ác đã gây ra khổ đau cho những số phận như Mị. Rồi Mị tưởng tượng ra cảnh A Phủ trốn ra được và Mị sẽ là người thế chỗ trong dây trói đó. “Nghĩ thế nào Mị cũng không sợ”, vì đó vẫn là những hình dung, tưởng tượng rất xa.
Và Mị quyết định cởi trói cho A Phủ, chỉ thì thào một tiếng: “Đi ngay”. Rồi “Mị đứng lặng trong bóng tối”, căng thẳng, hồi hộp trước một phút giờ quyết định. Câu văn đứng riêng ra một dòng, là những giây phút quyết định cả cuộc đời và số phận của Mị. Đó như là một bản lề khép mở hai phần đời của Mị: nô lệ - tự do, sống – chết, bóng tối – ánh sáng. Cuối cùng, người con gái cũng chịu cất bước sau bao năm chỉ biết quỳ gối, Mị chạy theo A Phủ, nói: “A Phủ cho tôi đi”, “Ở đây thì chết mất”. Mị đã quyết định chạy trốn khỏi địa ngục, chạy trốn khỏi cái chết. Hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ là Mị đang làm ơn cho A Phủ? Không hẳn, cởi trói cho A Phủ khỏi sợi dậy hữu hình, Mị đồng thời cũng là cởi trói cho chính mình khỏi sợi dây vô hình của nỗi sợ hãi, buông xuôi và khổ đau, tù tối. Mị giải phóng cho A Phủ bằng con dao nhỏ còn giải phóng cho mình bằng khát vọng sống. Khát vọng sống đã cứu Mị, mở đường sống cho Mị thoát khỏi nơi địa ngục tối tăm và không có sự sống kia.
Đoạn văn ngắn chỉ có một vài câu thoại rời rạc, những hành động ngắn ngủi nhưng với ngòi bút tài hoa của Tô Hoài, không gian Tây Bắc vào đêm, bên ngọn lửa, nhân vật như được soi tỏ và tỏa sáng. Nhân vật được miêu tả trong cả một quá trình từ thờ ơ đến rung động, đấu tranh cuối cùng đi đến hành động rất nhanh nhưng lại phù hợp và logic. Qua đó, Tô Hoài đã miêu tả sâu sắc và cảm động sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Sức sống ấy như ngọn lửa âm ỉ cháy không dễ gì có thế dập tắt được. Đó chính là niềm tin mãnh liệt của Tô Hoài vào khả năng tự giải phóng để đến với tự do, đến với cách mạng của những người lao động vùng cao bằng năng lượng tự thân của chính họ. Không phải cách mạng là người khai sáng cho những con người khổ đau kia, chính họ, bằng nghị lực và sức mạnh của mình mới có thể cứu được chính mình. Và cách mạng, cùng Đảng là mở đường cho họ, dẫn lối để họ tìm thấy đích hạnh phúc của mình. Ý nghĩa của câu chuyện đã vượt khỏi giá trị nhất thời của văn học: vận động quần chúng, cổ vũ chiến đấu mà vươn tới giá trị nhân bản, nhân văn: đề cao giá trị tự thân, khả năng tự giải phóng của con người – đó chính là giá trị cốt lõi và muôn đời của nhân loại.
Ai đó đã từng nói, khi một tác phẩm kết thúc, sự sống của nó mới thực sự bắt đầu. Sự sống của Mị, của “Vợ chồng A Phủ” vẫn còn đó, dù dấu chấm hết đã điểm,, và sẽ còn sống mãi đến chừng nào con người ta còn cần niêm tin, còn cần tiếp thêm sức mạnh và còn cần “vịn vào để đứng dậy”.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 2 PHÂN TÍCH CẢNH MỊ CỞI TRÓI CHO A PHỦ TRONG TRUYỆN VỢ CHỒNG A PHỦ LỚP 12
Dubos từng nói: “ Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”, phải chăng nhà văn dụng công góp nhặt những hạt bụi vàng để kiếm tìm vẻ đẹp man mác trong cuộc đời? Nhà văn Tô Hoài cũng vậy. Thậm chí tác giả còn phát hiện ra cái đẹp của con người lao động trong khổ đau, bóng tối. Tư tưởng đó được nhà văn gửi gắm trong cảnh Mị cởi trói cho A Phủ trích trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”.
Văn học mang theo hơi thở cuộc sống. Vậy nên, sau chuyến đi của nhà văn Tô Hoài và bộ đội tới giải phóng vùng Tây Bắc, suốt tám tháng nghĩa tình với đồng bào tạo nên chất men say chắp cánh cảm hứng sáng tác truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “ Truyện Tây Bắc”(1953). Sau trang văn nhà văn khám phá vẻ đẹp tâm hồn người lao động và niềm thấu hiểu nỗi thống khổ của con người nơi đây những năm cách mạng chưa về.
Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, A Phủ “ mắc tội” đánh A Sử- con quan, kẻ chà đạp lên tục lệ. Bởi vậy, A Phủ trở thành con ở gạt nợ ở nhà thống lý để chuộc tội. Một lần, chàng để mất con bò, nhà thống lý nổi giận bắt trói đứng ở cột nhà giữa cái lạnh thấu xương trên vùng cao. A Phủ vẫn chịu trói như thế suốt mấy ngày đêm, trong khi cô Mỵ “ thản nhiên” trở dậy thổi lửa, hơ tay, chân để xua tan màn đêm “ dài và buồn”, nơi có thể khiến Mỵ chết héo. Mị vẫn dửng dưng không đoái hoài đến sự xuất hiện của A Phủ, bởi cảnh hành hạ người là chuyện cơm bữa ở nhà thống lý Pá Tra. Hơn nữa, tuy không bị trói nhưng trái tim Mị cũng trở nên chai sạn, cùng phận tôi đòi, đáng thương trong kiếp trâu, ngựa nhà quan.
Những tưởng rằng, cái chết gặm nhấm sẽ nhấn chìm A Phủ, nhưng mỗi khi thấy ánh lửa, chàng lại mở mắt. Chi tiết “ một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ là hình ảnh thực chỉ giọt nước mắt long lanh ánh chiếu ngọn lửa ấm nồng, nhưng chi tiết gợi lên giọt châu của tâm hồn loài người. Khi bị bắt, A Phủ không kháng cự khiến ta tưởng rằng chàng yếu đuối, khuất phục. Nhưng không, lần này khi cơ hội sống mong manh, dòng nước mắt nói lên khát vọng sống mãnh liệt mà bất lực.
Hình ảnh trong giây phút ngắn ngủi đó, làm sống dậy con người Mỵ. Cô nhớ lại bản thân mình năm trước cũng bị A Sử trói tàn nhẫn như thế. Niềm thương thân dẫn lối tới sự thương người “ người kia việc phải chết thế”, giúp Mỵ biết căm phẫn kẻ gieo giắc cái khổ của đời mình “ Chúng nó thật độc ác”. Lúc đó, cô tưởng tượng ngay cảnh mình cởi trói cho A Phủ, đến hôm sau bị trói thay vào chỗ đó. Nhưng Mỵ không thấy sợ bởi đó chỉ là mường tượng. Suy nghĩ đó là chất xúc tác, dẫn tới hành động Mị “ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. Mị đưa ra quyết định dứt khoát, hợp logic tự nhiên. Sau khi cởi trói, A Phủ khuỵu xuống bởi chịu cảnh bụng đói, cật rét, miệng khát, chân tay tê cóng. Song nghe thấy tiếng thì thào “ Đi ngay”, chàng ý thức được sự sống và cái chết mong manh nên “ quật sức vùng lên, chạy”. Niềm ham sống nâng bước chân của chàng thoát khỏi số phận của mình.
Câu văn: “Mị đứng lặng trong bóng tối”, tách biệt một đoạn, tựa như tấm bản lề khép mở hai trang đời của Mị hoặc ở lại hoặc trốn đi, giữa nô lệ và tự do, sống hay chết, bóng tối hay ánh sáng. Mỵ lặng đi xét suy, bởi cô vẫn lo sợ trước sức mạnh của thần quyền và uy quyền bủa vây suốt đời mình. Cuối cùng, nàng chọn nẻo đường thứ hai, nói theo hơi gió thốc “ A Phủ cho tôi đi”, “ Ở đây thì chết mất”. Mị cũng trốn chạy cái chết, cởi trói cứu A Phủ giống như cô tự giải cứu cho mình. Nếu nàng giải phóng cho A Phủ bằng con dao nhỏ thì khát vọng sống mở đường cho Mỵ. Chi tiết khép lại nhưng hứa hẹn bao điều tốt đẹp về cuộc sống mới của hai con người tự thay đổi cách nghĩ, tìm tới ánh sáng tự do.
Với nghệ thuật dựng cảnh độc đáo và ngôn ngữ sống động như lời ăn tiếng nói của người dân vùng cao, nhà văn truyền tải thông điệp sâu sắc mang nhãn quan thời đại. Đó là sự ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người lao động dù cuộc sống bị trói buộc, kìm hãm. Cảnh Mị cởi trói cho A Phủ còn đậm tô niềm tin của nhà văn vào khả năng tự giải phóng để đổi đời. Tư tưởng chạm tới chân lý sống cao đẹp, mang tính nhân bản của nhân loại giúp tên tuổi nhà văn và truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” mãi dư âm trong lòng độc giả.
- Thu Hường-vfo.vn
Giữa những ngày hè tháng 5 năm 2015, nghe tin Tô Hoài mất, ai cũng buồn. Người ta thương tiếc một năng văn học đã ra đi. Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam chia sẻ: “Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng”. Một nhân cách lớn, một tài năng lớn có khả năng kì diệu là kéo dài sự sống của mình hơn số tuổi vốn có bằng những “đứa con tinh thần” của mình. Hai tác phẩm làm nên tên tuổi của Tô Hoài chính là “Dế Mèn phiêu lưu kí” và “Vợ chồng A Phủ”. Nếu “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho ta về với tuổi thơ với những bài học nhân sinh vừa nhẹ nhàng lại sâu sắc thì thì “Vợ chồng A Phủ” lại đưa ta đến với cuộc sống mới, đến với tương lai. Nhân vật Mị từ cuộc sống khổ đau, tắm tối đã tự giải thoát cho mình đến với tương lai tươi sáng hơn. Sự đổi đời kì diệu ấy không có nhờ phép lạ của ông Bụt, bà Tiên nào cả mà chính bởi sức sống tiềm tàng bên trong của nhân vật được khai phá trong đêm đông Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích nhân vật trong tác phẩm. Dưới đây là một số bài viết các bạn có thể tham khảo trước khi viết. Chúc các bạn học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH CẢNH MỊ CẮT DÂY CỞI TRÓI CHO A PHỦ LỚP 12
Văn chương không chỉ đơn giản là thú vui bình sinh lúc an nhàn mà còn là “điểm tựa” cho con người mỗi phút giây yếu lòng. Nó đem lại cho ta niềm tin yêu cuộc sống và vững tin vào chính mình để thay đổi. Những sự “đổi đời” không phải nhờ có phép màu của ông Bụt, bà Tiên mà từ chính sức mạnh, tiềm lực bên trong. “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài đã làm được điều đó. Con người có thể thoát ra khỏi khổ đau để đến với niềm vui chỉ bởi một hành động: hành động Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ.
Sau Cách mạng, Tô Hoài được ghi nhận là một trong những cây bút khai phá một mảnh đất mới cho văn học cách mạng, đó là mảng văn học viết về miền núi Tây Bắc - một vùng đất xa xôi, hoang vu nơi địa đầu Tổ quốc. Tập "Truyện Tây Bắc" là vụ mùa thu hoạch từ chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài năm 1952. Trong số ba truyện ngắn được giải Nhất Giải thưởng của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954 - 1955, "Vợ chồng A Phủ" có lẽ là truyện ngắn đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất. Có thể nói: “đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên….” chẳng những nhắc nhớ người nghệ sĩ ấy ngày quay trở lạ mà còn “phải đem trả cho những người thương ấy” “một tấm lòng mình, một cái gì làm hiện lại cả cuộc đời người Hmông trung thực, chí tình…”.
Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, ta không thể quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương mặt mang nỗi đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu. Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Gương mặt buồn rười rượi ấy không phải là gương mặt đầu tiên của cuộc đời Mị. Mị lớn lên, xinh đẹp với bao nhiêu khát vọng hạnh phúc. Nhưng chính những hủ tục phong kiến đã biến người con gái kia quên mất đi gương mặt hi vọng của mình mà trở nên lầm lũi, chẳng thiết vui cũng nắng, xanh cùng cỏ cây. Và có lẽ Mị sẽ sống như thế đến chết nếu không có đêm tình mùa xuân và đêm đông. Nhờ có hơi men rượu và hơi ấm của đêm tình mùa xuân, Mị đã cảm nhận được sự sống, khát vọng ở bên trong mình. Nhưng sức sống tiềm tàng bên trong thực sự biểu hiện thành khát vọng sống bên ngoài, thành hành động chỉ xảy ra vào đêm đông ấy…
Ban đầu, khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn “thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Vì Mị đã quá quen với cảnh áp bức, bóc lột trong căn nhà này ròi. Đó là hệ quả của chuỗi ngày bị đọa đày. Hơn nữa, Mị và A Phủ- kẻ bị trói đây khác nhau về trạng thái nhưng thân phận cũng đâu có hơn nhau mà có thể nói hai chữ “cứu giúp”.
Nhưng “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” khiến Mị nhớ lại đời mình, nhớ lại những đêm Mị cũng bị trói đứng như thế, những giọt nước mắt còn không sao chảy ra được. Và như thế, từ mình mà nghĩ đến người, từ thương thân Mị cũng hướng tới thương người để rồi căm giận những thế lực tàn ác đã gây ra khổ đau cho những số phận như Mị. Rồi Mị tưởng tượng ra cảnh A Phủ trốn ra được và Mị sẽ là người thế chỗ trong dây trói đó. “Nghĩ thế nào Mị cũng không sợ”, vì đó vẫn là những hình dung, tưởng tượng rất xa.
Và Mị quyết định cởi trói cho A Phủ, chỉ thì thào một tiếng: “Đi ngay”. Rồi “Mị đứng lặng trong bóng tối”, căng thẳng, hồi hộp trước một phút giờ quyết định. Câu văn đứng riêng ra một dòng, là những giây phút quyết định cả cuộc đời và số phận của Mị. Đó như là một bản lề khép mở hai phần đời của Mị: nô lệ - tự do, sống – chết, bóng tối – ánh sáng. Cuối cùng, người con gái cũng chịu cất bước sau bao năm chỉ biết quỳ gối, Mị chạy theo A Phủ, nói: “A Phủ cho tôi đi”, “Ở đây thì chết mất”. Mị đã quyết định chạy trốn khỏi địa ngục, chạy trốn khỏi cái chết. Hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ là Mị đang làm ơn cho A Phủ? Không hẳn, cởi trói cho A Phủ khỏi sợi dậy hữu hình, Mị đồng thời cũng là cởi trói cho chính mình khỏi sợi dây vô hình của nỗi sợ hãi, buông xuôi và khổ đau, tù tối. Mị giải phóng cho A Phủ bằng con dao nhỏ còn giải phóng cho mình bằng khát vọng sống. Khát vọng sống đã cứu Mị, mở đường sống cho Mị thoát khỏi nơi địa ngục tối tăm và không có sự sống kia.
Đoạn văn ngắn chỉ có một vài câu thoại rời rạc, những hành động ngắn ngủi nhưng với ngòi bút tài hoa của Tô Hoài, không gian Tây Bắc vào đêm, bên ngọn lửa, nhân vật như được soi tỏ và tỏa sáng. Nhân vật được miêu tả trong cả một quá trình từ thờ ơ đến rung động, đấu tranh cuối cùng đi đến hành động rất nhanh nhưng lại phù hợp và logic. Qua đó, Tô Hoài đã miêu tả sâu sắc và cảm động sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Sức sống ấy như ngọn lửa âm ỉ cháy không dễ gì có thế dập tắt được. Đó chính là niềm tin mãnh liệt của Tô Hoài vào khả năng tự giải phóng để đến với tự do, đến với cách mạng của những người lao động vùng cao bằng năng lượng tự thân của chính họ. Không phải cách mạng là người khai sáng cho những con người khổ đau kia, chính họ, bằng nghị lực và sức mạnh của mình mới có thể cứu được chính mình. Và cách mạng, cùng Đảng là mở đường cho họ, dẫn lối để họ tìm thấy đích hạnh phúc của mình. Ý nghĩa của câu chuyện đã vượt khỏi giá trị nhất thời của văn học: vận động quần chúng, cổ vũ chiến đấu mà vươn tới giá trị nhân bản, nhân văn: đề cao giá trị tự thân, khả năng tự giải phóng của con người – đó chính là giá trị cốt lõi và muôn đời của nhân loại.
Ai đó đã từng nói, khi một tác phẩm kết thúc, sự sống của nó mới thực sự bắt đầu. Sự sống của Mị, của “Vợ chồng A Phủ” vẫn còn đó, dù dấu chấm hết đã điểm,, và sẽ còn sống mãi đến chừng nào con người ta còn cần niêm tin, còn cần tiếp thêm sức mạnh và còn cần “vịn vào để đứng dậy”.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 2 PHÂN TÍCH CẢNH MỊ CỞI TRÓI CHO A PHỦ TRONG TRUYỆN VỢ CHỒNG A PHỦ LỚP 12
Dubos từng nói: “ Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”, phải chăng nhà văn dụng công góp nhặt những hạt bụi vàng để kiếm tìm vẻ đẹp man mác trong cuộc đời? Nhà văn Tô Hoài cũng vậy. Thậm chí tác giả còn phát hiện ra cái đẹp của con người lao động trong khổ đau, bóng tối. Tư tưởng đó được nhà văn gửi gắm trong cảnh Mị cởi trói cho A Phủ trích trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”.
Văn học mang theo hơi thở cuộc sống. Vậy nên, sau chuyến đi của nhà văn Tô Hoài và bộ đội tới giải phóng vùng Tây Bắc, suốt tám tháng nghĩa tình với đồng bào tạo nên chất men say chắp cánh cảm hứng sáng tác truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “ Truyện Tây Bắc”(1953). Sau trang văn nhà văn khám phá vẻ đẹp tâm hồn người lao động và niềm thấu hiểu nỗi thống khổ của con người nơi đây những năm cách mạng chưa về.
Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, A Phủ “ mắc tội” đánh A Sử- con quan, kẻ chà đạp lên tục lệ. Bởi vậy, A Phủ trở thành con ở gạt nợ ở nhà thống lý để chuộc tội. Một lần, chàng để mất con bò, nhà thống lý nổi giận bắt trói đứng ở cột nhà giữa cái lạnh thấu xương trên vùng cao. A Phủ vẫn chịu trói như thế suốt mấy ngày đêm, trong khi cô Mỵ “ thản nhiên” trở dậy thổi lửa, hơ tay, chân để xua tan màn đêm “ dài và buồn”, nơi có thể khiến Mỵ chết héo. Mị vẫn dửng dưng không đoái hoài đến sự xuất hiện của A Phủ, bởi cảnh hành hạ người là chuyện cơm bữa ở nhà thống lý Pá Tra. Hơn nữa, tuy không bị trói nhưng trái tim Mị cũng trở nên chai sạn, cùng phận tôi đòi, đáng thương trong kiếp trâu, ngựa nhà quan.
Những tưởng rằng, cái chết gặm nhấm sẽ nhấn chìm A Phủ, nhưng mỗi khi thấy ánh lửa, chàng lại mở mắt. Chi tiết “ một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ là hình ảnh thực chỉ giọt nước mắt long lanh ánh chiếu ngọn lửa ấm nồng, nhưng chi tiết gợi lên giọt châu của tâm hồn loài người. Khi bị bắt, A Phủ không kháng cự khiến ta tưởng rằng chàng yếu đuối, khuất phục. Nhưng không, lần này khi cơ hội sống mong manh, dòng nước mắt nói lên khát vọng sống mãnh liệt mà bất lực.
Hình ảnh trong giây phút ngắn ngủi đó, làm sống dậy con người Mỵ. Cô nhớ lại bản thân mình năm trước cũng bị A Sử trói tàn nhẫn như thế. Niềm thương thân dẫn lối tới sự thương người “ người kia việc phải chết thế”, giúp Mỵ biết căm phẫn kẻ gieo giắc cái khổ của đời mình “ Chúng nó thật độc ác”. Lúc đó, cô tưởng tượng ngay cảnh mình cởi trói cho A Phủ, đến hôm sau bị trói thay vào chỗ đó. Nhưng Mỵ không thấy sợ bởi đó chỉ là mường tượng. Suy nghĩ đó là chất xúc tác, dẫn tới hành động Mị “ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. Mị đưa ra quyết định dứt khoát, hợp logic tự nhiên. Sau khi cởi trói, A Phủ khuỵu xuống bởi chịu cảnh bụng đói, cật rét, miệng khát, chân tay tê cóng. Song nghe thấy tiếng thì thào “ Đi ngay”, chàng ý thức được sự sống và cái chết mong manh nên “ quật sức vùng lên, chạy”. Niềm ham sống nâng bước chân của chàng thoát khỏi số phận của mình.
Câu văn: “Mị đứng lặng trong bóng tối”, tách biệt một đoạn, tựa như tấm bản lề khép mở hai trang đời của Mị hoặc ở lại hoặc trốn đi, giữa nô lệ và tự do, sống hay chết, bóng tối hay ánh sáng. Mỵ lặng đi xét suy, bởi cô vẫn lo sợ trước sức mạnh của thần quyền và uy quyền bủa vây suốt đời mình. Cuối cùng, nàng chọn nẻo đường thứ hai, nói theo hơi gió thốc “ A Phủ cho tôi đi”, “ Ở đây thì chết mất”. Mị cũng trốn chạy cái chết, cởi trói cứu A Phủ giống như cô tự giải cứu cho mình. Nếu nàng giải phóng cho A Phủ bằng con dao nhỏ thì khát vọng sống mở đường cho Mỵ. Chi tiết khép lại nhưng hứa hẹn bao điều tốt đẹp về cuộc sống mới của hai con người tự thay đổi cách nghĩ, tìm tới ánh sáng tự do.
Với nghệ thuật dựng cảnh độc đáo và ngôn ngữ sống động như lời ăn tiếng nói của người dân vùng cao, nhà văn truyền tải thông điệp sâu sắc mang nhãn quan thời đại. Đó là sự ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người lao động dù cuộc sống bị trói buộc, kìm hãm. Cảnh Mị cởi trói cho A Phủ còn đậm tô niềm tin của nhà văn vào khả năng tự giải phóng để đổi đời. Tư tưởng chạm tới chân lý sống cao đẹp, mang tính nhân bản của nhân loại giúp tên tuổi nhà văn và truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” mãi dư âm trong lòng độc giả.
- Thu Hường-vfo.vn