Đề bài chi tiết: Phân tích diễn biến tâm lý, hành động Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ. Từ đó nêu giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm
Khát khao của mỗi nhà văn, nhà thơ trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của mình phải chăng là có những tác phẩm để đời, những nhân vật điển hình khiến người đọc nhớ mãi. Với “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị và A Phủ, những nhân vật điển hình gợi nhiều suy nghĩ, cảm xúc. Những bài văn mẫu phân tích diễn biến tâm lý, hành động Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ để từ đó thấy những giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm dưới đây có thể là những gợi ý để bài văn của bạn hấp dẫn và sâu sắc hơn.
“Dế Mèn phiêu lưu ký” có thể xem là tác phẩm để đời của nhà văn Tô Hoài. Chỉ dừng lại ở đó thôi, tên tuổi Tô Hoài đã rất nổi tiếng, song, nhà văn còn muốn đi xa hơn. Có lẽ bởi vậy mà khi ông ra đi ở độ tuổi 95, ông để lại cho người đọc bao thế hệ hơn 100 tác phẩm với nhiều giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc như: “Giăng thề”, “O chuột”, “Nhà nghèo”, “Xuống làng”, “Truyện Tây Bắc”…Trong số đó, có rất nhiều tác phẩm ông viết về thiên nhiên, về con người, văn hóa Tây Bắc. Nhà văn Hoàng Quốc Hải được nghe Tô Hoài kể chuyện về những chuyến đi thực tế Tây Bắc đã từng chia sẻ rằng: “Trong những chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài luôn có tác phong vừa nghe người ta nói, vừa xem họ làm, vừa sinh hoạt với họ, đồng thời còn ghi chép lại…Từ đó mới thấy nhà văn Tô Hoài làm việc rất tỉ mỉ và những điều ông đưa ra làm cho chúng ta tin được”. Phải chăng chính sự tỉ mỉ, tinh tế ấy đã góp phần tạo nên sự thấu hiểu để nhà văn có thể khắc họa một cách chân thực nhất thiên nhiên đất trời cũng như vẻ đẹp con người, đặc biệt là ở diễn biến tâm lý, hành động của họ. Dưới đây là các bài văn mẫu chi tiết nhất phân tích tâm lý, hành động nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ để từ đó thấy sự mới mẻ trong tinh thần nhân đạo nhà văn gửi gắm mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!
Để tạo nên một truyện ngắn xuất sắc, mỗi nhà văn lại lựa chọn cho mình những yếu tố then chốt riêng, người chọn tô điểm cho tình huống, người chọn nhấn mạnh cốt truyện và cũng có nhiều người dành tâm sức mình chú trọng xây dựng những nhân vật điển hình, góp phần tạo nên những tác phẩm để đời. Tô Hoài trong “Vợ chồng A Phủ” đã xây dựng thành công hình tượng Mị và A Phủ. Từ việc phân tích diễn biến tâm lý, hành động Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, nhà văn đã gửi gắm những cái nhìn nhân đạo mới mẻ của mình tới người đọc.
Ngồi bên bếp lửa, Mị nhớ lại ngày mình cũng bị A Sử trói trước kia, thấy thương thân, thương người rồi thành ra Mị căm giận những con người ấy, cái ác cái khổ đau đọa đầy lên những người lao động bé mọn như Mị.
Khi tưởng tượng ra cảnh mình cởi trói cho A Phủ, A Phủ trốn được rồi mình bị đổ tội cứu nó và phải chết thay, Mị không thấy sợ. Và suy nghĩ đó đã dẫn Mị đến quyết định lấy dao cắt dây cởi trói cho A Phủ. Khi A Phủ chạy đi rồi, Mị ở lại, “đứng lặng trong bóng tối”. Câu văn lúc này ngắn và chậm tạo sự căng thẳng, hồi hộp trước giờ phút quyết định của cuộc đời Mị, một là tiếp tục cam chịu làm tôi đòi nhà thống lí, hai là đến với cuộc sống tự do, hạnh phúc của riêng mình. Ngay sau đó, Mị đã chạy theo A Phủ nói: “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất”. Hành động đó chứng tỏ Mị đang chạy trốn khỏi cái chết và khát khao chạm tay tới cuộc sống tự do. Mị cởi trói cho A Phủ để A Phủ được tự do, nhưng đó cũng là hành động tự giải phóng cho bản thân mình. Phải chăng, chính khát vọng sống cháy bỏng đã chắp cánh để Mị vượt thoát khỏi cuộc sống nhiều gông sắt trói buộc mình.
Giá trị nhân đạo, giá trị nhân văn và giá trị nhân bản là những nguyên tắc ứng xử tốt đẹp của con người với con người mà hạt nhân là lòng yêu thương con người. Trong đó, tinh thần nhân đạo xuất hiện nhiều hơn cả. Tinh thần nhân đạo trong văn học có thể được ví như “dòng quán thông kim cổ của văn học dân tộc” (Đặng Thai Mai). Nhân đạo, đó là sự cảm thông, sẻ chia với những nỗi khổ đau, là tiếng nói trân trọng, ngợi ca những nét đẹp tâm hồn con người, những khát vọng, niềm tin ấp ủ trong trái tim họ. Nhân đạo là một trong hai tư tưởng chủ đạo, truyền thống của văn học Việt Nam (cùng với tinh thần yêu nước). Và qua đó cũng thể hiện tình yêu của nhà văn đối với con người. “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm văn học Cách mạng đặc sắc. Vả lại, thời điểm bài thơ ra đời, văn chương được xem là vũ khí, còn nhà văn, nhà thơ là chiến sĩ trên mặt trận văn học. Có lẽ chính vì vậy mà tác phẩm mang những giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Trước hết, đó là sự cảm thông, xót thương số phận khổ đau, tủi nhục của người lao động dưới ách thống trị của chúa đất chúa mường. Thêm vào đó, tinh thần nhân đạo trong tác phẩm còn là sự ngợi ca, trân trọng sức sống, khát vọng sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người. Và cuối cùng là sự tin tưởng của nhà văn vào khả năng và cơ hội người lao động như Mị, như A Phủ tự vượt lên giải phóng chính mình để đến với tự do, làm chủ cuộc đời. Để có thể gửi gắm những giá trị nhân đạo mới mẻ đó, chính nhãn quan thời đại cách mạng đã cho nhà văn chiến sĩ cái nhìn tích cực về quần chúng nhân dân.
Qua diễn biến tâm lý, hành động nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm những nội dung giá trị nhân đạo mới mẻ tới người đọc. Qua đó thể hiện niềm tin của nhà văn và gieo niềm tin nơi người đọc vào quần chúng nhân dân – những nạn nhân đau khổ của thời cuộc nhưng mang trong mình khả năng, cơ hội trở thành chủ nhân của cuộc đời, đi từ bóng tối đến ánh sáng, từ nô lệ đến tự do, hạnh phúc.
-Nem-vfo.vn
Giá trị nhân đạo được coi là một trong hai dòng tư tưởng chủ đạo xuyên suốt văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” nên ta có dịp gặp gỡ giá trị nhân đạo mới mẻ của ngòi bút Tô Hoài gửi gắm trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”. Thông điệp của nhà văn kết tinh trong đoạn văn Mỵ cởi trói cho A Phủ trong đêm đông.
Nhà văn Tô Hoài kiếm tìm cái đẹp rất thực giữa trang đời, “ cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Vậy nên, sau chuyến đi của nhà văn và bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, tám tháng nghĩa tình với đồng bào tạo nên chất men say chắp cánh cảm hứng sáng tác “ Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “ Truyện Tây Bắc”(1953). Sau trang văn nhà văn khám phá vẻ đẹp tâm hồn người lao động và niềm thấu hiểu nỗi thống khổ của con người nơi đây những năm cách mạng chưa về. Giá trị nhân đạo mới mẻ do đặc điểm từng thời đại hay hạt nhân của tình thương yêu, nguyên tắc ứng xử cao đẹp của con người với con người được nhà văn Tô Hoài thể hiện qua nhân vật Mỵ và A Phủ trong tác phẩm.
Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, trai gái được mở hội lòng, A Phủ “ mắc tội” đánh A Sử- con quan vì hắn dẫm đạp lên lệ làng. Sau đó, A Phủ bị bắt làm con ở gạt nợ cho nhà thống lý. Một lần, A Phủ mải bẫy nhím, để hổ bắt mất con bò nên bị thống lý trói đứng vào một cây cột trong góc nhà giữa cái lạnh cắt da, cắt thịt của vùng cao. Trước những đêm đông trên núi cao và buồn, Mỵ cứ “thản nhiên” thổi lửa, hơ chân tay. Chứng kiến cảnh hành hạ người ăn kẻ ở trong nhà thống lý- một chuyện cơm bữa, quen thuộc không khiến cô bận tâm. Mỵ dửng dung trước nỗi đau đồng loạt, nhưng Mỵ không phải không có trái tim mà đáng thương hơn đáng trách. Bởi đó cũng chính là sản phẩm của chuỗi ngày đau khổ nàng sống không bằng chết. Tuy Mỵ không bị chói nhưng thực chất họ giống nhau ở thân trâu, kiếp ngựa trong phận tôi đòi.
Có lẽ Mỵ vẫn vô cảm như thế cho đến khi thấy “ một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ cũng như chứng kiến giọt châu của loài người muốn níu giữ cuộc sống mà đành bất lực. Hình ảnh đó khiến nàng nhớ lại đời mình, “ đêm năm trước A Sử trói Mỵ, nhiều lần khóc không biết lau đi được”. Niềm thương thân dẫn lối tới sự thương người “ người kia việc phải chết thế”, giúp Mỵ biết căm phẫn kẻ gieo giắc cái khổ của đời mình “ Chúng nó thật độc ác”. Lúc đó, cô tưởng tượng ngay cảnh mình cởi trói cho A Phủ, đến hôm sau bị trói thay vào chỗ đó. Nhưng Mỵ không thấy sợ bởi đó chỉ là mường tượng, khoảng cách xa thực tại. Suy nghĩ đó là chất xúc tác, dẫn tới hành động logic đưa Mỵ tới quyết định “ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. Chi tiết “ đám than đã vạc hẳn lửa” chỉ thời gian, ánh sáng ngoại lai tắt dần khi lửa lòng đã đủ sáng, đủ sưởi ấm. Khi được giải thoát, A Phủ khuỵu xuống bởi bụng đói, cật rét, miệng khát nhưng chợt thấy nghe tiếng thì thầm “ Đi ngay”, giữa ranh giới sự sống và cái chết mong manh, A Phủ bừng tỉnh “ quật sức vùng lên, chạy”.
Sau khi cởi trói cho A Phủ, “ Mỵ đứng lặng trong bóng tối”, câu văn ngắn đứng một dòng. Đứng trước thời gian quyết định, như ngưng lại, tựa như tấm bản lề khép mở hai trang đời của Mỵ hoặc ở lại hoặc trốn đi, giữa nô lệ và tự do, sống hay chết, bóng tối hay ánh sáng. Mỵ lặng đi xét suy, bởi cô vẫn lo sợ trước sức mạnh của thần quyền và uy quyền bủa vây suốt đời mình. Cuối cùng, nàng chọn nẻo đường thứ hai, nói theo hơi gió thốc “ A Phủ cho tôi đi”, “ Ở đây thì chết mất”. Mỵ cũng trốn chạy cái chết, hành động cởi trói cho A Phủ giống như cô tự giải cứu cho mình. Nếu nàng giải phóng cho A Phủ bằng con dao nhỏ thì khát vọng sống mở đường cho Mỵ. Chi tiết khép lại nhưng hứa hẹn bao điều tốt đẹp về cuộc sống mới.
Tác phẩm ra đời trong nhịp thở sôi nổi của văn học cách mạng, nên văn chương trở thành vũ khí, nhà văn làm chiến sĩ trên mặt trận. Lúc đó, ngòi bút của Tô Hoài cất lên góc nhìn nhân đạo độc đáo với sự cảm thông cho thân phận người lao động dưới ách thống trị của chúa đất, chúa mường. Ngợi ca sức sống tiềm tàng của người cùng khổ, và niềm tin tưởng khả năng tự giải phóng của người lao động hướng tới tự do để đổi đời. Nhãn quan thời đại cách mạng cho tác giả có cái nhìn tích cực của đời sống nhân dân không chỉ thấy họ là nạn nhân mà thấy họ là chủ nhân khi đi từ bóng tối ra ánh sáng. Tư tưởng tác phẩm chạm tới chân lý ngàn đời của con người vào khát vọng sống, tự do nên “ Vợ chồng A Phủ” vượt lên sự băng hoại của thời gian.
-Thu Hường-
Khát khao của mỗi nhà văn, nhà thơ trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của mình phải chăng là có những tác phẩm để đời, những nhân vật điển hình khiến người đọc nhớ mãi. Với “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị và A Phủ, những nhân vật điển hình gợi nhiều suy nghĩ, cảm xúc. Những bài văn mẫu phân tích diễn biến tâm lý, hành động Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ để từ đó thấy những giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm dưới đây có thể là những gợi ý để bài văn của bạn hấp dẫn và sâu sắc hơn.
“Dế Mèn phiêu lưu ký” có thể xem là tác phẩm để đời của nhà văn Tô Hoài. Chỉ dừng lại ở đó thôi, tên tuổi Tô Hoài đã rất nổi tiếng, song, nhà văn còn muốn đi xa hơn. Có lẽ bởi vậy mà khi ông ra đi ở độ tuổi 95, ông để lại cho người đọc bao thế hệ hơn 100 tác phẩm với nhiều giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc như: “Giăng thề”, “O chuột”, “Nhà nghèo”, “Xuống làng”, “Truyện Tây Bắc”…Trong số đó, có rất nhiều tác phẩm ông viết về thiên nhiên, về con người, văn hóa Tây Bắc. Nhà văn Hoàng Quốc Hải được nghe Tô Hoài kể chuyện về những chuyến đi thực tế Tây Bắc đã từng chia sẻ rằng: “Trong những chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài luôn có tác phong vừa nghe người ta nói, vừa xem họ làm, vừa sinh hoạt với họ, đồng thời còn ghi chép lại…Từ đó mới thấy nhà văn Tô Hoài làm việc rất tỉ mỉ và những điều ông đưa ra làm cho chúng ta tin được”. Phải chăng chính sự tỉ mỉ, tinh tế ấy đã góp phần tạo nên sự thấu hiểu để nhà văn có thể khắc họa một cách chân thực nhất thiên nhiên đất trời cũng như vẻ đẹp con người, đặc biệt là ở diễn biến tâm lý, hành động của họ. Dưới đây là các bài văn mẫu chi tiết nhất phân tích tâm lý, hành động nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ để từ đó thấy sự mới mẻ trong tinh thần nhân đạo nhà văn gửi gắm mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT SỐ 1 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM LÝ, HÀNH ĐỘNG MỊ TRONG ĐÊM ĐÔNG CỞI TRÓI CHO A PHỦ. TỪ ĐÓ NÊU GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO MỚI MẺ CỦA TÁC PHẨM
Để tạo nên một truyện ngắn xuất sắc, mỗi nhà văn lại lựa chọn cho mình những yếu tố then chốt riêng, người chọn tô điểm cho tình huống, người chọn nhấn mạnh cốt truyện và cũng có nhiều người dành tâm sức mình chú trọng xây dựng những nhân vật điển hình, góp phần tạo nên những tác phẩm để đời. Tô Hoài trong “Vợ chồng A Phủ” đã xây dựng thành công hình tượng Mị và A Phủ. Từ việc phân tích diễn biến tâm lý, hành động Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, nhà văn đã gửi gắm những cái nhìn nhân đạo mới mẻ của mình tới người đọc.
Ngồi bên bếp lửa, Mị nhớ lại ngày mình cũng bị A Sử trói trước kia, thấy thương thân, thương người rồi thành ra Mị căm giận những con người ấy, cái ác cái khổ đau đọa đầy lên những người lao động bé mọn như Mị.
Khi tưởng tượng ra cảnh mình cởi trói cho A Phủ, A Phủ trốn được rồi mình bị đổ tội cứu nó và phải chết thay, Mị không thấy sợ. Và suy nghĩ đó đã dẫn Mị đến quyết định lấy dao cắt dây cởi trói cho A Phủ. Khi A Phủ chạy đi rồi, Mị ở lại, “đứng lặng trong bóng tối”. Câu văn lúc này ngắn và chậm tạo sự căng thẳng, hồi hộp trước giờ phút quyết định của cuộc đời Mị, một là tiếp tục cam chịu làm tôi đòi nhà thống lí, hai là đến với cuộc sống tự do, hạnh phúc của riêng mình. Ngay sau đó, Mị đã chạy theo A Phủ nói: “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất”. Hành động đó chứng tỏ Mị đang chạy trốn khỏi cái chết và khát khao chạm tay tới cuộc sống tự do. Mị cởi trói cho A Phủ để A Phủ được tự do, nhưng đó cũng là hành động tự giải phóng cho bản thân mình. Phải chăng, chính khát vọng sống cháy bỏng đã chắp cánh để Mị vượt thoát khỏi cuộc sống nhiều gông sắt trói buộc mình.
Giá trị nhân đạo, giá trị nhân văn và giá trị nhân bản là những nguyên tắc ứng xử tốt đẹp của con người với con người mà hạt nhân là lòng yêu thương con người. Trong đó, tinh thần nhân đạo xuất hiện nhiều hơn cả. Tinh thần nhân đạo trong văn học có thể được ví như “dòng quán thông kim cổ của văn học dân tộc” (Đặng Thai Mai). Nhân đạo, đó là sự cảm thông, sẻ chia với những nỗi khổ đau, là tiếng nói trân trọng, ngợi ca những nét đẹp tâm hồn con người, những khát vọng, niềm tin ấp ủ trong trái tim họ. Nhân đạo là một trong hai tư tưởng chủ đạo, truyền thống của văn học Việt Nam (cùng với tinh thần yêu nước). Và qua đó cũng thể hiện tình yêu của nhà văn đối với con người. “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm văn học Cách mạng đặc sắc. Vả lại, thời điểm bài thơ ra đời, văn chương được xem là vũ khí, còn nhà văn, nhà thơ là chiến sĩ trên mặt trận văn học. Có lẽ chính vì vậy mà tác phẩm mang những giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Trước hết, đó là sự cảm thông, xót thương số phận khổ đau, tủi nhục của người lao động dưới ách thống trị của chúa đất chúa mường. Thêm vào đó, tinh thần nhân đạo trong tác phẩm còn là sự ngợi ca, trân trọng sức sống, khát vọng sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người. Và cuối cùng là sự tin tưởng của nhà văn vào khả năng và cơ hội người lao động như Mị, như A Phủ tự vượt lên giải phóng chính mình để đến với tự do, làm chủ cuộc đời. Để có thể gửi gắm những giá trị nhân đạo mới mẻ đó, chính nhãn quan thời đại cách mạng đã cho nhà văn chiến sĩ cái nhìn tích cực về quần chúng nhân dân.
Qua diễn biến tâm lý, hành động nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm những nội dung giá trị nhân đạo mới mẻ tới người đọc. Qua đó thể hiện niềm tin của nhà văn và gieo niềm tin nơi người đọc vào quần chúng nhân dân – những nạn nhân đau khổ của thời cuộc nhưng mang trong mình khả năng, cơ hội trở thành chủ nhân của cuộc đời, đi từ bóng tối đến ánh sáng, từ nô lệ đến tự do, hạnh phúc.
-Nem-vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 2 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM LÝ, HÀNH ĐỘNG NHÂN VẬT MỴ TRONG ĐÊM ĐÔNG CỞI TRÓI CHO A PHỦ. TỪ ĐÓ NÊU GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO MỚI MẺ CỦA TÁC PHẨM
Giá trị nhân đạo được coi là một trong hai dòng tư tưởng chủ đạo xuyên suốt văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” nên ta có dịp gặp gỡ giá trị nhân đạo mới mẻ của ngòi bút Tô Hoài gửi gắm trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”. Thông điệp của nhà văn kết tinh trong đoạn văn Mỵ cởi trói cho A Phủ trong đêm đông.
Nhà văn Tô Hoài kiếm tìm cái đẹp rất thực giữa trang đời, “ cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Vậy nên, sau chuyến đi của nhà văn và bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, tám tháng nghĩa tình với đồng bào tạo nên chất men say chắp cánh cảm hứng sáng tác “ Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “ Truyện Tây Bắc”(1953). Sau trang văn nhà văn khám phá vẻ đẹp tâm hồn người lao động và niềm thấu hiểu nỗi thống khổ của con người nơi đây những năm cách mạng chưa về. Giá trị nhân đạo mới mẻ do đặc điểm từng thời đại hay hạt nhân của tình thương yêu, nguyên tắc ứng xử cao đẹp của con người với con người được nhà văn Tô Hoài thể hiện qua nhân vật Mỵ và A Phủ trong tác phẩm.
Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, trai gái được mở hội lòng, A Phủ “ mắc tội” đánh A Sử- con quan vì hắn dẫm đạp lên lệ làng. Sau đó, A Phủ bị bắt làm con ở gạt nợ cho nhà thống lý. Một lần, A Phủ mải bẫy nhím, để hổ bắt mất con bò nên bị thống lý trói đứng vào một cây cột trong góc nhà giữa cái lạnh cắt da, cắt thịt của vùng cao. Trước những đêm đông trên núi cao và buồn, Mỵ cứ “thản nhiên” thổi lửa, hơ chân tay. Chứng kiến cảnh hành hạ người ăn kẻ ở trong nhà thống lý- một chuyện cơm bữa, quen thuộc không khiến cô bận tâm. Mỵ dửng dung trước nỗi đau đồng loạt, nhưng Mỵ không phải không có trái tim mà đáng thương hơn đáng trách. Bởi đó cũng chính là sản phẩm của chuỗi ngày đau khổ nàng sống không bằng chết. Tuy Mỵ không bị chói nhưng thực chất họ giống nhau ở thân trâu, kiếp ngựa trong phận tôi đòi.
Có lẽ Mỵ vẫn vô cảm như thế cho đến khi thấy “ một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ cũng như chứng kiến giọt châu của loài người muốn níu giữ cuộc sống mà đành bất lực. Hình ảnh đó khiến nàng nhớ lại đời mình, “ đêm năm trước A Sử trói Mỵ, nhiều lần khóc không biết lau đi được”. Niềm thương thân dẫn lối tới sự thương người “ người kia việc phải chết thế”, giúp Mỵ biết căm phẫn kẻ gieo giắc cái khổ của đời mình “ Chúng nó thật độc ác”. Lúc đó, cô tưởng tượng ngay cảnh mình cởi trói cho A Phủ, đến hôm sau bị trói thay vào chỗ đó. Nhưng Mỵ không thấy sợ bởi đó chỉ là mường tượng, khoảng cách xa thực tại. Suy nghĩ đó là chất xúc tác, dẫn tới hành động logic đưa Mỵ tới quyết định “ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. Chi tiết “ đám than đã vạc hẳn lửa” chỉ thời gian, ánh sáng ngoại lai tắt dần khi lửa lòng đã đủ sáng, đủ sưởi ấm. Khi được giải thoát, A Phủ khuỵu xuống bởi bụng đói, cật rét, miệng khát nhưng chợt thấy nghe tiếng thì thầm “ Đi ngay”, giữa ranh giới sự sống và cái chết mong manh, A Phủ bừng tỉnh “ quật sức vùng lên, chạy”.
Sau khi cởi trói cho A Phủ, “ Mỵ đứng lặng trong bóng tối”, câu văn ngắn đứng một dòng. Đứng trước thời gian quyết định, như ngưng lại, tựa như tấm bản lề khép mở hai trang đời của Mỵ hoặc ở lại hoặc trốn đi, giữa nô lệ và tự do, sống hay chết, bóng tối hay ánh sáng. Mỵ lặng đi xét suy, bởi cô vẫn lo sợ trước sức mạnh của thần quyền và uy quyền bủa vây suốt đời mình. Cuối cùng, nàng chọn nẻo đường thứ hai, nói theo hơi gió thốc “ A Phủ cho tôi đi”, “ Ở đây thì chết mất”. Mỵ cũng trốn chạy cái chết, hành động cởi trói cho A Phủ giống như cô tự giải cứu cho mình. Nếu nàng giải phóng cho A Phủ bằng con dao nhỏ thì khát vọng sống mở đường cho Mỵ. Chi tiết khép lại nhưng hứa hẹn bao điều tốt đẹp về cuộc sống mới.
Tác phẩm ra đời trong nhịp thở sôi nổi của văn học cách mạng, nên văn chương trở thành vũ khí, nhà văn làm chiến sĩ trên mặt trận. Lúc đó, ngòi bút của Tô Hoài cất lên góc nhìn nhân đạo độc đáo với sự cảm thông cho thân phận người lao động dưới ách thống trị của chúa đất, chúa mường. Ngợi ca sức sống tiềm tàng của người cùng khổ, và niềm tin tưởng khả năng tự giải phóng của người lao động hướng tới tự do để đổi đời. Nhãn quan thời đại cách mạng cho tác giả có cái nhìn tích cực của đời sống nhân dân không chỉ thấy họ là nạn nhân mà thấy họ là chủ nhân khi đi từ bóng tối ra ánh sáng. Tư tưởng tác phẩm chạm tới chân lý ngàn đời của con người vào khát vọng sống, tự do nên “ Vợ chồng A Phủ” vượt lên sự băng hoại của thời gian.
-Thu Hường-