Phân tích hình tượng hoa trong bài thơ Tây Tiến hay nhất ngắn gọn - 2 bài mẫu

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng được lưu trong tập Mây Đầu ô( 1948) . Hình tượng hoa là hình tượng rất nổi bật trong bài thơ. Dưới đây là bài viết mẫu tham khảo hay nhất về hình tượng này.

Trong phong trào Thơ Mới 1932 – 1945, ta bắt gặp nhiều tên tuổi nhà thơ nổi tiếng với phong cách lãng mạn như Xuân Diệu, Chính Hữu, Hoàng Cầm…Và thật thiếu sót nếu như không nhắc đến nhà thơ Quang Dũng. Quang Dũng là một nhà thơ tiêu biểu viết về hình ảnh những người lính và qua đó nói lên vẻ tài hoa, lãng mạn. “ cảm giác về cuộc sống như một sự đổi mới không ngừng là mảnh đất màu mỡ, trên đó nghệ thuật sinh ra kết quả. Văn học cần tới hình tượng để tiếp thêm sức sống cho tác phẩm mình, để truyền vào cho văn chương ánh lửa pháo hoa của những buổi hoàng hôn. Chính vì vậy, khi viết tác phẩm, Quang Dũng cũng có nhắc tới hình tượng hoa để khẳng định cái đẹp tính nhân bản trong cuộc đời, minh chứng cho sự bất tử của cái đẹp và sự sống. Các bài viết dưới đây là bài viết mẫu tham khảo hay nhất, đầy đủ chi tiết về hình tượng hoa trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng. Chúc các bạn học tập thật tốt !

hinh-tuong-hoa-trong-bai-tho-tay-tien.jpg

Hình tượng hoa luôn gắn liền với vùng miền núi phía bắc với rất nhiều loài hoa đẹp hòa quyện vào núi non hùng vĩ tô thêm vẻ đẹp cho người lính và cho Tây Tiến​

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG HOA TRONG BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG LỚP 12
Mỗi loại hình nghệ thuật đều được tạo nên bởi những chất liệu khác nhau. Nếu như hội hoạ được tạo nên bởi những đường nét, màu sắc, âm nhạc được tạo nên bằng âm thanh, điêu khắc được tạo nên bởi những mảng, khối,…thì văn học được tạo nên bởi hình tượng. Nói như Bie-lin-xki “ Các nhà triết học nói bằng phép tam đoạn luận. Nhà thơ nói bằng hình tượng và bức tranh”. Quang Dũng đã thể hiện ngòi bút tài hoa, tinh tế khi xây dựng nên hình tượng hoa trở thành hình tượng xuyên suốt bài thơ.

Hình tượng nghệ thuật là một phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực dưới một hình thức cụ thể – khái quát; cá biệt – phổ biến để con người cảm thụ; đánh giá; sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Cuộc sống là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi tới của văn chương. Văn học lấy nguyên liệu từ cuộc đời để xây dựng lên hình tượng điển hình có sức khái quát lớn lao và vẻ độc đáo riêng biệt. Hình tượng nghệ thuật là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng, triết lí nhân sinh quan điểm của mình về cuộc đời. Chính vì vậy, hơn bất cứ một tác phẩm nào, hình tượng hoa trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng khơi lên cảm xúc dạt dào cho nhà thơ.

Ngay ở những câu thơ đầu của bài thơ hình ảnh hoa đã xuất hiện thật đẹp trong những đêm ở Mường Lát:

  • “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
  • Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

Bút pháp hiện thực đã miêu tả chân thực hình ảnh đoàn quân dãi dầu mệt mỏi, thấp thoáng ẩn hiện trong sương. Và đêm sương ấy trở thành “đêm hơi” bồng bềnh qua cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng. Những ngọn đuốc soi đường như những đóa hoa chập chờn, lung linh, huyền hoặc. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên được cảm nhận một cách thật thú vị bởi hình ảnh lãng mạn, hào hoa. Lưu Trọng Lư đã từng nói “ một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”. Có thể nói Quang Dũng đã gan lọc trong hàng tấn quặng radium để lấy những tinh chất mới có thể tạo ra hình ảnh “ hoa về trong đêm hơi. Hoa có thể hiểu là hoa của núi rừng Tây Bắc cũng có thể hiểu là hoa tượng trưng cho cái đẹp, cho người con gái đong đưa tình tứ nhưng rất kín đáo.
Hình tượng hoa còn hiện lên trong đêm liên hoan lửa trại lung linh dưới ánh đèn:

  • “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”

Bút pháp lãng mạn đã được Quang Dũng vận dụng tối đa ở đoạn thơ này để phác họa nên một bức tranh giàu chất thơ và đậm chất họa. Tâm hồn người lính như thả theo những khúc nhạc, điệu mua vui say mê đắm. Hình ảnh một doanh trại tưng bừng sắc lửa hoa rực rỡ, ấm áp đã gợi lên khung cảnh trữ tình đầy ánh sáng. Ánh chói loà của lửa như xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông lạnh giá, làm ấm lòng những anh chiến sĩ trên đường hành quân. Con người trong không gian ấy hiện lên đầy trẻ trung, lãng mạn, vui say, lạc quan, tin tưởng yêu đời.

Hình tượng hoa cuối cùng xuất hiện trong một chiều ở Châu Mộc:

  • “Có nhớ dáng người trên độc mộc
  • Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”

Dáng người trên độc mộ và hoa như vừa song đôi vừa chuyển hoá vào nhau trong một chuyển động trữ tình: đong đưa để đặc tả vẻ đẹp gợi cảm, duyên dáng. Thiên nhiên đa tình, hài hoà với chiến sĩ đa cảm tạo nên hồn thơ Quang Dũng. Vẻ đẹp hoang sơ mà rất đời nhưng dưới ngòi bút tinh tế của thi nhân Quang Dũng luôn lắng lại trong lòng người đọc ở bề sâu.

Hình tượng nghệ thuật chính là vũ khí để người nghệ sĩ đấu tranh cho lí tưởng. Người cầm bút phải dung hình tượng để bảo vệ cho cái đẹp, lên án cái xấu, tác động đến xúc cảm người đọc, giáo dục người đọc về thẩm mĩ. Hình tượng hoa được tạo nên bởi chính cái tài và cái tâm của Quang Dũng. Thông qua hình tượng này đã thể hiện được tâm hồn tài năng củ tác giả, tăng khả năng đọc hiểu thẩm mĩ người đọc.

Tây Tiến là “ bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống, và của tâm hồn,..” Đọc những câu thơ của Quang Dũng ta càng trân trọng hơn những cảm xúc, những tình cảm mà ông gửi gắm qua hình tượng hoa để rồi hoà vào cùng với cuộc sống con người trở thành một nét đẹp nơi tâm hồn.

-Hiên Bùi-


hinh-tuong-hoa.jpg


BÀI VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG HOA TRONG TÂY TIẾN NGẮN GỌN HAY NHẤT
Quang Dũng là một nhà thơ chiến sĩ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu của một con người tài hoa, đa tài. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, là kết tinh của những trải nghiệm trong cuộc đấu tranh chống Pháp cùng những người đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến. Nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng “hoa” trong Tây Tiến mang những ý nghĩa mới lạ, sâu xa.

Tây Tiến là tên của Trung đoàn Tây Tiến, thành lập năm 1947. Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây). Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in trong tập “Mây đầu ô” Hình tượng là phương tiện phản ánh của văn chương. Hình tượng Hoa đi vào trong Tây Tiến hết sức tự nhiên, trở thành một trong những hình ảnh đẹp khẳng định chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, nhiều câu chữ xuất thần.

Chữ “Hoa” xuất hiện ba lần trong toàn bài, đạt tới sự thăng hoa của cảm xúc. Lần thứ nhất, “hoa” xuất hiện trong đoạn thơ:


  • “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
  • Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
  • Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
  • Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

“Hoa” ở đây có thể miêu tả những người lính Tây Tiến hành quân cùng với những cánh hoa rừng làm nên nét đẹp lãng mạn trẻ trung yêu đời của những người lính trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. “hoa” ở đây còn có thể hiểu là hoa lửa. Những người lính hành quân trong đêm về Mường Lát, hành quân trong đêm rừng nên phải đốt đuốc để đi. Trong con mắt của nhà họa sĩ, thi sĩ Quang Dũng cảnh tượng ấy đẹp như những bông hoa lửa lung linh huyền ảo. Tâm hồn lãng mạn tài hoa của Quang Dũng phát hiện và làm cho cái đẹp thăng hoa ngay trong cái gian khổ của cuộc hành quân trong đêm rừng, sương núi.

Tiếp đến là hình ảnh hoa trong đoạn thơ:


  • “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
  • Kìa em xiêm áo tự bao giờ
  • Khèn lên man điệu nàng e ấp
  • Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”.

Vẫn là hoa lửa đuốc nhưng là lửa đuốc trong một đêm liên hoan văn nghệ bên cảnh sông nước thơ mộng. Nó sưởi ấm tình quân dân, thắp sáng núi rừng, thắp sáng và tôn lên những bộ xiêm y lộng lẫy của những cô gái Thái, Mường ở Tây Bắc khiến những chàng trai Hà Thành trong đoàn Bình Tây Tiến phải thốt lên ngỡ ngàng “kìa em xiêm áo từ bao giờ”. Cái nhìn điện ảnh cùng với tâm hồn lãng mạn bay bổng của thi sĩ xứ Đoài mây trắng đã làm sống dậy sinh động trước mắt người đọc một cảnh tượng đẹp mê hồn lung linh kỳ ảo. Có thể nói đây là một trong những câu thơ đậm chất lãng mạn Quang Dũng. Nó vừa thực, vừa mộng, vừa tình, vừa duyên, vừa tinh nghịch lại vừa ngộ nghĩnh trẻ trung tươi tắn đầy sức sống, giúp người lính có thêm sức mạnh để vượt lên những gian khổ thiếu thốn của cuộc trường chinh.

Trong bài thơ Tây Tiến, chữ “Hoa” cũng xuất hiện trong đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp thơ mộng của sông nước miền Tây:


  • “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
  • Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
  • Có nhớ dáng người trên độc mộc
  • Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Chữ “Hoa” đã thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thiên nhiên. Hình ảnh những bông hoa rừng đong đưa như làm duyên trên dòng nước lũ làm khổ thơ đẹp hơn rất nhiều. Nó gợi tả hình ảnh những thiếu nữ miền sơn cước trong trang phục truyền thống uyển chuyển, duyên dáng, đang đong đưa chèo thuyền, làm duyên với những cánh hoa trên mặt nước. Ba chữ “Hoa đong đưa” gợi một cảm xúc rất tình tứ và duyên dáng. Thật khó để phân biệt rạch ròi đâu là người đâu là hoa.Viết về vẻ đẹp của hoa rừng, ít nhà thơ nào viết được như vậy. Cả ba chữ "Hoa" trong bài thơ Tây Tiến đều khiến ta hình dung một Tây Tiến đẹp vẻ huyền ảo, đẹp lung linh, đầy duyên dáng.

Chỉ một chữ “hoa” thôi đã làm nên một hình tượng hoa thật đẹp. Từ đó, Quang dũng viết nên những vần thơ của cảm xúc thăng hoa, những cảm nhận tinh tế. Những cách lí giải khác nhau về hình tượng Hoa khiến cho bài thơ thêm phần ấn tượng, lời thơ thêm phần ý nghĩa. Từ đó, đem đến cho người đọc và người sáng tác những bài học quý giá. Đối với người tiếp nhận, chúng ta cần chú ý phân tích và hiểu rõ, hiểu rộng những tầng ý nghĩa của hình tượng, để đồng cảm với tác giả. Đối với người sáng tác, cần sáng tạo những hình tượng mới mẻ, qua đó gửi gắm tư

-L.H-[FONT=&quot][/FONT]
 
  • Chủ đề
    hình tượng hoa quang dung tây tiến
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,656
    Bài viết
    467,423
    Thành viên
    339,831
    Thành viên mới nhất
    TuanShinhanbank
    Top