Phân tích hình tượng người lái đò trong hai đoạn văn chỉ ra sự ổn định và phát triển trong cách tiếp cận

Đề bài: Khi miêu tả ông lái đò vượt thác, Nguyễn Tuân viết:" Ông lái đò hai tay giữ mái chèo...thế là hết thác". Khi miêu tả ông lái đò qua thác, Nguyễn Tuân viết:"Đêm ấy nhà đò... ngừng chèo". Phân tích hình tượng người lái đò trong hai đoạn văn trên. Từ đó chỉ ra sự ổn định và phát triển trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng.

Mệnh danh là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân dụng công trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật của mình. Một trong những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn có thể phải kể đến là thiên tùy bút “ Người lái đò sông Đà”. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng ông lái đò.

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vỹ và tuyệt vời thơ mộng, Nguyễn Tuân còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vỹ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà.Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa. Dưới đây là bài làm mẫu hy vọng có thể giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!
hinh-tuong-nguoi-lai-do-song-da-phong-cach-tiep-can.jpg
BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 1: KHI MIÊU TẢ ÔNG LÁI ĐÒ VƯỢT THÁC, NGUYỄN TUÂN VIẾT “ ÔNG LÁI ĐÒ HAI TAY GIỮ MÁI CHÈO...THẾ LÀ HẾT THÁC”. KHI MIÊU TẢ ÔNG LÁI ĐÒ QUA THÁC, NGUYỄN TUÂN VIẾT : “ ĐÊM ẤY NHÀ ĐÒ … NGỪNG CHÈO”. PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG HAI ĐOẠN VĂN TRÊN. TỪ ĐÓ CHỈ RA SỰ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG CÁCH TIẾP CẬN CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC VÀ SAU CÁCH MẠNG.
Bàn về Nguyễn Tuân, có người từng nói: Nguyễn Tuân một đời đi tìm cái đẹp.” Ông trải nghiệm và khám phá cái đẹp của tự nhiên và con người trong những giây phút bình dị nhất của đời sống. Trong bút kí “Người lái đò sông Đà”, nhà văn có viết: “Ông lái đò hai tay giữ mái chèo… thế là hết thác.”khi miêu tả đoạn vượt thác, và khi miêu tả khi qua thác, ông lại viết: “Đêm ấy nhà đò… ngừng chèo.” Mỗi đoạn văn, hình ảnh người lái đò sông Đà lại hiện lên mang một sáng vẻ riêng, một nét đẹp riêng để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc.

“Một nhà văn lớn phải là một nhà phong cách lớn.” Và đặc trưng đầu tiên tạo nên phong cách Nguyễn Tuân chính là sự thống nhất, ổn định bền vững. Những tác phẩm của ông thường tìm về cái đẹp của con người trong lao động, trong chiến đấu, trong mối quan hệ với thiên nhiên để ngợi ca, trân trọng. Nói theo Nguyễn Minh Châu thì “ Nguyễn Tuân chính là định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa.”. Bút kí “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm kí xuất sắc trong sự nghiệp cầm bút của ông, đực viết trong chuyến đi thực tế của nhà văn lên vùng miền cao của Tổ Quốc. Tác phẩm đã khắc họa lên trước mắt bạn đọc hình ảnh một người lái đò thầm lặng vượt dòng sông Đà với biết bao vẻ đẹp của sự dũng cảm, can trường nhưng cũng rất bình dị.

Nguyễn Tuân đã có nhận xét ban đầu như thế này “Cuộc sống của người lái đò sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa của một kẻ thù số một”. Nhà văn đã xuất sắc tạc dựng hình ảnh người lái đò ấy trong hình hài của một chiến binh trên mặt trận chống lại kẻ thì, đồng thời cũng là một người nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện trong nghề nghiệp của mình. Trên don sống hung bạo ấy, người lái đò một mình một thuyền giao chiến như một dũng sĩ: "... hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo, võ khí trên cánh tay mình", và sóng nước "thúc vào gối bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt". Có lúc tưởng như ông lái đò bị nhấn chìm dưới dòng sông... Dù đã cao tuổi, nhưng bằng kinh nghiệm cùng sự gan dạ, ông vẫn kiên cường vượt qua ba thạch trận nham hiểm của dòng sông. Sau thạch trận đầu, người lái đò bị thương. Tuy nhiên, ông cố nén vết thương kẹp chặt cuống lái kiên cường vượt qua cơn võ chiến. Đến vòng hai, sông Đà lúc này mở ra nhiều cửa tử hơn, chỉ có một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc thế mạnh. Bọn thủy quân cửa ải xô ra níu thuyền vào cửa tử. Ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên con sông như cưỡi trên lưng hổ. Ông nắm chắc bờm sóng, ghì cương lái miết vào cửa sinh. Bốn năm bọn thủy quân cứ ào nước xô ra níu thuyền vào cửa tử. Dòng sông cuồn cuộn, hung tợn như muốn ăn tươi nuốt sống cả người lái cùng con thuyền. Nhưng ông già dằn mặt từng đứa, nắm chắc quy luật của thần sông thần đá không hề nao núng, tỉnh táo, sáng tạo thay đổi chiến thuật chiến thắng Sông Đà. Bị thua ông lái đò ở hai vòng trước, trùng vi thứ ba, dòng thác càng trở nên điên cuồng dữ dội hơn. Ít cửa ra vào, bên phải bên trái đều là cửa tử, luồng sống ở giữa ngay cạnh voi đá vọng về xong ông lái đò vẫn bình tĩnh dũng cảm phóng thẳng thuyền. Trong trận chiến tưởng như không cân sức ấy, ông lái đò già chỉ với một con thuyền nhỏ nhưng với ý chí cùng kinh nghiệm đã phải chiến đấu chống lại “thủy quái” hiểm độc và giành được phần thắng. Thiên nhiên dù hung tợn đến đâu cũng không thể hạ gục được sức mạnh quật cùng của con người. Ông lái đò không chỉ dũng cảm, kiên cường mà còn tài hoa, lanh trí khi nắm chắc binh pháp của thần sông, khéo léo điều khiển con thuyền tiến về phía trước. Chỉ bằng một đoạn văn, Nguyễn Tuân đã họa lên bức chân dung về một con người tài hoa, nghệ sĩ giữa cuộc sống đời thường.

Không chỉ mang vẻ đẹp phi thường ấy, ngay đoạn văn sau đó “Đêm ấy, nhà đò… ngừng chèo” đã khắc họa hình ảnh một người lái đò hoàn toàn khác, dung dị, chân chất trong cuộc sống hàng ngày. Dù vừa phải trải qua trận đấu cam go với “thủy quái”, nhưng ngay khi cập đất liền, buông mái chèo, những con người thầm lặng ấy lại trở về với cuộc sống đời thường như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Họ lại nổi lửa thổi cơm lam, ngồi quây quần kể cho nhau nghe về những con cá anh vũ, cá dầm xanh, về tài nguyên trù phú của đất nước. Với họ, nhwungx gian lao ấy là công việc thường ngày, không có gì đặc biệt để bàn tán, họ coi đó là chuyện thường, là niềm vui sống mỗi ngày. Bước ra khỏi “trận chiến giành sự sống với thiên nhiên”, họ quay trở về với cuộc đời lao động bình dị, thuần hậu như bao ngày vẫn thế. Những con người tài hoa hóa ra cũng bình thường, cũng dung dị và gần gũi như bao người.

“Người lái đò sông Đà” là một bước phát triển đột phá trong cách nhìn và cách cảm nhận của Nguyễn Tuân về con người và cái đẹp trước và sau Cách Mạng tháng Tám. Nếu như trước đây, nhà văn mải miết kiếm tìm cái đẹp ở “một thời vang bóng” như Huấn Cao với tài viết chữ thu phục lòng người trong “Chữ người tử tù” hay lòng thương tiếc cho thú thưởng trà tao nhã đang dần bị mai một trong “Chén trà trong sương sớm”. Khi ấy, nhà văn thường tìm đến những lớp người phi thường, đặc tuyển trong xã hội, về những điều thuộc về cố vãng, để tưởng nhớ, để trân trọng, ngợi ca. Thì bước sang giai đoạn sau Cách mạng, hồn thơ Nguyễn Tuân đã có sự cởi mở, lạc quan hơn. Ông vẫn tiếp cận thế giới con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật nghệ sĩ nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.Ông đem đôi mắt tinh anh tìm kiếm cái đẹp ở những người bình thường trong cuộc sống đời thường. Và hình ảnh người lái đò sông Đà chính là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi ấy. Bước phát triển độc đáo này đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên tiếng vang cho ngòi bút Nguyễn Tuân đến tận mai hậu.

Bằng ngôn ngữ tinh tế, bút pháp tài tình, Nguyễn Tuân đã khắc họa bức chân dung con người trong lao động tài hoa, nghệ sĩ nhưng cũng rất bình thường, giản dị. Đó thật sự là những “tờ hoa, trang hoa”.
_TN_vfo.vn
 
  • Chủ đề
    người lái đò sông đà nguyễn tuân phong cách nghệ thuật
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,755
    Bài viết
    467,590
    Thành viên
    339,851
    Thành viên mới nhất
    Đông Âu
    Top