Đề bài: Mở đầu "Rừng xà nu", Nguyễn Trung Thành cho ta nhận thấy:" Cả rừng cây không có câu nào không bị thương". Khi khép lại thiên truyện thì:" Đứng trên ... chân trời". Phân tích hình tượng Rừng xà nu qua hai chi tiết trên, từ đó làm rõ sự vận động của hình tượng.
Gây ấn tượng độc giả trong suốt hành trình tham gia câu chuyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành chính là hình tượng xà nu. Mở đầu "Rừng xà nu", Nguyễn Trung Thành cho ta nhận thấy:" Cả rừng cây không có cây nào không bị thương". Khi khép lại thiên truyện thì:" Đứng trên ... chân trời". Hôm nay chúng ta cùng phân tích hai chi tiết trên, từ đó thấy rõ sự vận động của hình tượng xà nu.
Nhà văn như con ong, bay quãng đường dài gấp sáu lần xích đạo, cần mẫn hút nhụy, làm mật để tạo nên đóa hoa nghệ thuật của cuộc đời. Nhưng mỗi con ong ấy lại chỉ thuộc về duy nhất một vùng đất. Chỉ có “chất vàng mười”, chất tình của vùng đất ấy mới là thứ thu hút và khiến người nghệ sĩ gắn bó với nó. Đó là xứ Kinh Bắc với những điệu quan họ đã ăn sâu vào tiềm thức – nơi thuộc về của nhà văn Kim Lân. Là mảnh đất của vùng cao phía Bắc, của phong tục tập quán, con người miền núi trong tình yêu của Tô Hoài. Một vùng văn hóa xứ sở, cố đô linh thiêng – Huế để Hoàng Phủ Ngọc Tường dánh trọn cuộc đời. Là mảnh đất đầy đau thương nhưng nhân hậu, nghĩa tình của miền Nam – nơi mà Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi đã dành trọn tấm lòng. Nguyên Ngọc cũng thế, những đóa hoa nghệ thuật được nở sắc, khoe hương chính từ mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, từ những con người Tây Nguyên hào hùng. Đến với văn chương Nguyên Ngọc, ta bị choáng ngợp bởi không gian rộng lớn của Tây Nguyên đại ngàn. Trong “Rừng xà nu”, đó là hình ảnh của những cây xà nu, của rừng xà nu. . Mở đầu "Rừng xà nu", Nguyễn Trung Thành cho ta nhận thấy:" Cả rừng cây không có cây nào không bị thương". Khi khép lại thiên truyện thì:" Đứng trên ... chân trời". Xuyên suốt câu chuyện, xà nu cũng được coi như một nhân vật, một hình tượng đặc biệt. Hôm nay, chúng ta cùng phân tích hình tượng xà nu để làm rõ đặc điểm cũng như sự vận động của hình tượng trong tác phẩm. Sau đây là bài làm văn mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc mọi người học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NU ĐỂ LÀM RÕ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HÌNH TƯỢNG
Không phải văn học chọn hiện thực cuộc sống làm đối tượng phản ánh mà chính cuộc sống đã chọn văn học để thể hiện mình. Nếu để thời đại kháng chiến chống Mĩ cứu nước chọn ra một tác phẩm để thể hiện mình; “Rừng xà nu” chính là một sự lựa chọn phù hợp. Hình tượng xà nu đã để lại dấu ấn trong những năm tháng kháng chiến xưa cũng như trong độc giả sau này. Mở đầu "Rừng xà nu", Nguyễn Trung Thành cho ta nhận thấy:" Cả rừng cây không có cây nào không bị thương". Khi khép lại thiên truyện là hình ảnh:" Đứng trên ... chân trời". Ở đó là cả một quá trình vận động và phát triển.
"Rừng xà nu" được viết vào giữa năm 1965, trong những ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở miền Nam nước ta. "Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất, còn trực tiếp với đế quốc Mỹ". Truyện ngắn đã được tiếp nhận hơi thở hào hùng của thời đại hào hùng của thời đại và hiện thực được mô tả mang đậm ý nghĩa phổ quát. Chuyện làng Xô Man trở thành chuyện của cả "đất nước đứng lên" trong cuộc đối đầu lịch sử; những suy nghĩ của nhân vật thành chân lý của lịch sử, hình tượng xà nu trong chuyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng của nó. Hình tượng xà nu xuất hiện ở phân mở đầu chính là hình ảnh của những đau thương, mất mát. Đến cuối đó lại là hiện thân của sức sống quật cường và tư thế hiên ngang.
Xà nu xuất hiện ngay phần mở đầu của câu chuyện trong lời dẫn chuyện: “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn.” Và rồi hình ảnh xà nu được miêu tả chi tiết, cụ thể hơn trong từng câu văn: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Rồi “ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.” Ngay cả ở những cây con: “vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết.” Nhà văn sử dụng một loạt những câu văn dài, nhiều thành phần để miêu tả một cách cụ thể, chân thực hình ảnh những cây xà nu, cả rừng xà nu. Biện pháp nhân hóa khiến cho xà nu không chỉ đơn giản là một sự vật vô tri, vô giác thụ động nhận bom đạn mà là một sinh thể phải gành chịu những đau thương, mất mát.
Hình ảnh vết thương, tổn thương mà xà nu phải chịu chính là minh chứng chân thực, rõ ràng và cũng xót nha nhất về sự tàn bạo, độc ác của thực dân Mỹ. Vì những lợi ích của mình, chúng sử dụng những thiết bị tối tân với sức tàn phá để hủy diệt vạn vật. Thiên nhiên, sinh vật, cả những cây con cũng không thoát khỏi số phận ấy. Hình ảnh “rừng xà nu nằm trong tầm đại bác” như đang trong tư thế đối hiện với cái chết, sự sống đang chực chờ bị đe dọa và hủy diệt. Những đau thương của xà nu còn gắn trực tiếp với nỗi đau của con người Tây Nguyên. Nhựa xà nu cháy rực cùng với nỗi đau mười bạn tay bị thiêu đốt của Tnu, soi tỏ nỗi đau đớn, căn hờn trước bao nhiêu sinh mạng đã ngã xuống. Hình ảnh xà nu, những đau thương của xà nu phải gánh chịu chính là những đau thương mất mát của con người Tây Nguyên. Những vết đau trên da thịt và cả sự nhức nhôi trong tâm hồn, sự mất mát của sự sống.
Đến cuối thiên truyện, vẫn là xà nu. Xà nu gánh chịu đau thương: “Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè.” Nhưng cũng là một xà nu kiên cường: “quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.” Và cuối cùng là hình ảnh: “Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.” Những đau thương mất mát vẫn là những thương tổn không thể nào tránh được của chiến tranh. Nhưng xà nu là thế, sức sống của nó, không ai có thể dập tắt được. Cả một rừng xà nu tươi mới, tràn đầy sức sống. Sự sống đang xuất hiện và nảy nở từng ngày với “Vô số” cây con mọc lên. Cả một rừng xà nu hút tầm mắt, sức sống của thiên nhiên Tây nguyên thật mãnh liệt. Chữ “đồi” ở đoạn đầu được đổi thành chữ “rừng” ở đoạn cuối khiến không gian càng thêm mở rộng hơn, xà nu đã chuyển hóa trở nên mạnh mẽ hơn, cũng như con người theo thời gian sẽ càng kiên cường hơn khi đối mặt với kẻ thù. Sức sống mới, niềm khao khát sống ấy của xà nu hay chính sự kiên cường, bất khuất, niềm khao khát tự do của con người Xô Man, con người Tây Nguyên và mọi người dân Việt Nam. Hình ahr xà nu hút tầm mắt, nối tiếp nhau chính là sự nối dài sự sống, nối dài tương lai, là niềm tin vào cách mạng, về phía trước của con người.
Nếu xà nu xuất hiện phần mở đầu như một khúc tiền tấu đầy phóng khoáng nhưng bi thương thì sự hiện diện ở phần cuối như một đoạn vĩ thanh bất tận, tô đậm ấn tượng về một Tây Nguyên hào hùng, một Tây Nguyên bi tráng. Từ mất mát đau thuồng, xà nu giờ đây mạnh mẽ, quật cường, đầy sức sống. Ý nghĩa hình tượng vận động theo khuynh hướng từ bị động, là nạn nhân trở thân chủ động, mạnh mẽ; từ bi thương, bi tráng mà cất lên tiếng ca hào hùng, sử thi. Qua đó chính là lời ngợi ca sức sống, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Đó cũng chính là niềm tin vào tương lai – là biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn quen thuộc trong các tác phẩm thời kì kháng chiến. “Rừng xà nu” là trải nghiệm một đời văn, một đời chiến sĩ được nhốt chặt trong một khuôn khổ chật hẹp. Đó là một tác phẩm rất cô đọng nhưng cũng hết sức bay bổng, gợi nên những cảm xúc vừa trầm lắng vừa say mê. Một tác phẩm xứng tầm với thời đại đánh Mỹ oanh liệt và dân tộc Việt Nam anh hùng.
Người nghệ sĩ không có phép toàn năng để vượt ra ngoài quy luật sinh – tử của tạo hóa. Nhưng anh lại có khả năng kéo dài hình ảnh của mình đến vô tận, dù anh không còn nữa. Đó là bởi những “bông hoa” nghệ thuật anh dâng cho đời. Nguyên Ngọc là một người như thế.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
Gây ấn tượng độc giả trong suốt hành trình tham gia câu chuyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành chính là hình tượng xà nu. Mở đầu "Rừng xà nu", Nguyễn Trung Thành cho ta nhận thấy:" Cả rừng cây không có cây nào không bị thương". Khi khép lại thiên truyện thì:" Đứng trên ... chân trời". Hôm nay chúng ta cùng phân tích hai chi tiết trên, từ đó thấy rõ sự vận động của hình tượng xà nu.
Nhà văn như con ong, bay quãng đường dài gấp sáu lần xích đạo, cần mẫn hút nhụy, làm mật để tạo nên đóa hoa nghệ thuật của cuộc đời. Nhưng mỗi con ong ấy lại chỉ thuộc về duy nhất một vùng đất. Chỉ có “chất vàng mười”, chất tình của vùng đất ấy mới là thứ thu hút và khiến người nghệ sĩ gắn bó với nó. Đó là xứ Kinh Bắc với những điệu quan họ đã ăn sâu vào tiềm thức – nơi thuộc về của nhà văn Kim Lân. Là mảnh đất của vùng cao phía Bắc, của phong tục tập quán, con người miền núi trong tình yêu của Tô Hoài. Một vùng văn hóa xứ sở, cố đô linh thiêng – Huế để Hoàng Phủ Ngọc Tường dánh trọn cuộc đời. Là mảnh đất đầy đau thương nhưng nhân hậu, nghĩa tình của miền Nam – nơi mà Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi đã dành trọn tấm lòng. Nguyên Ngọc cũng thế, những đóa hoa nghệ thuật được nở sắc, khoe hương chính từ mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, từ những con người Tây Nguyên hào hùng. Đến với văn chương Nguyên Ngọc, ta bị choáng ngợp bởi không gian rộng lớn của Tây Nguyên đại ngàn. Trong “Rừng xà nu”, đó là hình ảnh của những cây xà nu, của rừng xà nu. . Mở đầu "Rừng xà nu", Nguyễn Trung Thành cho ta nhận thấy:" Cả rừng cây không có cây nào không bị thương". Khi khép lại thiên truyện thì:" Đứng trên ... chân trời". Xuyên suốt câu chuyện, xà nu cũng được coi như một nhân vật, một hình tượng đặc biệt. Hôm nay, chúng ta cùng phân tích hình tượng xà nu để làm rõ đặc điểm cũng như sự vận động của hình tượng trong tác phẩm. Sau đây là bài làm văn mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc mọi người học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NU ĐỂ LÀM RÕ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HÌNH TƯỢNG
Không phải văn học chọn hiện thực cuộc sống làm đối tượng phản ánh mà chính cuộc sống đã chọn văn học để thể hiện mình. Nếu để thời đại kháng chiến chống Mĩ cứu nước chọn ra một tác phẩm để thể hiện mình; “Rừng xà nu” chính là một sự lựa chọn phù hợp. Hình tượng xà nu đã để lại dấu ấn trong những năm tháng kháng chiến xưa cũng như trong độc giả sau này. Mở đầu "Rừng xà nu", Nguyễn Trung Thành cho ta nhận thấy:" Cả rừng cây không có cây nào không bị thương". Khi khép lại thiên truyện là hình ảnh:" Đứng trên ... chân trời". Ở đó là cả một quá trình vận động và phát triển.
"Rừng xà nu" được viết vào giữa năm 1965, trong những ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở miền Nam nước ta. "Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất, còn trực tiếp với đế quốc Mỹ". Truyện ngắn đã được tiếp nhận hơi thở hào hùng của thời đại hào hùng của thời đại và hiện thực được mô tả mang đậm ý nghĩa phổ quát. Chuyện làng Xô Man trở thành chuyện của cả "đất nước đứng lên" trong cuộc đối đầu lịch sử; những suy nghĩ của nhân vật thành chân lý của lịch sử, hình tượng xà nu trong chuyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng của nó. Hình tượng xà nu xuất hiện ở phân mở đầu chính là hình ảnh của những đau thương, mất mát. Đến cuối đó lại là hiện thân của sức sống quật cường và tư thế hiên ngang.
Xà nu xuất hiện ngay phần mở đầu của câu chuyện trong lời dẫn chuyện: “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn.” Và rồi hình ảnh xà nu được miêu tả chi tiết, cụ thể hơn trong từng câu văn: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Rồi “ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.” Ngay cả ở những cây con: “vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết.” Nhà văn sử dụng một loạt những câu văn dài, nhiều thành phần để miêu tả một cách cụ thể, chân thực hình ảnh những cây xà nu, cả rừng xà nu. Biện pháp nhân hóa khiến cho xà nu không chỉ đơn giản là một sự vật vô tri, vô giác thụ động nhận bom đạn mà là một sinh thể phải gành chịu những đau thương, mất mát.
Hình ảnh vết thương, tổn thương mà xà nu phải chịu chính là minh chứng chân thực, rõ ràng và cũng xót nha nhất về sự tàn bạo, độc ác của thực dân Mỹ. Vì những lợi ích của mình, chúng sử dụng những thiết bị tối tân với sức tàn phá để hủy diệt vạn vật. Thiên nhiên, sinh vật, cả những cây con cũng không thoát khỏi số phận ấy. Hình ảnh “rừng xà nu nằm trong tầm đại bác” như đang trong tư thế đối hiện với cái chết, sự sống đang chực chờ bị đe dọa và hủy diệt. Những đau thương của xà nu còn gắn trực tiếp với nỗi đau của con người Tây Nguyên. Nhựa xà nu cháy rực cùng với nỗi đau mười bạn tay bị thiêu đốt của Tnu, soi tỏ nỗi đau đớn, căn hờn trước bao nhiêu sinh mạng đã ngã xuống. Hình ảnh xà nu, những đau thương của xà nu phải gánh chịu chính là những đau thương mất mát của con người Tây Nguyên. Những vết đau trên da thịt và cả sự nhức nhôi trong tâm hồn, sự mất mát của sự sống.
Đến cuối thiên truyện, vẫn là xà nu. Xà nu gánh chịu đau thương: “Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè.” Nhưng cũng là một xà nu kiên cường: “quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.” Và cuối cùng là hình ảnh: “Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.” Những đau thương mất mát vẫn là những thương tổn không thể nào tránh được của chiến tranh. Nhưng xà nu là thế, sức sống của nó, không ai có thể dập tắt được. Cả một rừng xà nu tươi mới, tràn đầy sức sống. Sự sống đang xuất hiện và nảy nở từng ngày với “Vô số” cây con mọc lên. Cả một rừng xà nu hút tầm mắt, sức sống của thiên nhiên Tây nguyên thật mãnh liệt. Chữ “đồi” ở đoạn đầu được đổi thành chữ “rừng” ở đoạn cuối khiến không gian càng thêm mở rộng hơn, xà nu đã chuyển hóa trở nên mạnh mẽ hơn, cũng như con người theo thời gian sẽ càng kiên cường hơn khi đối mặt với kẻ thù. Sức sống mới, niềm khao khát sống ấy của xà nu hay chính sự kiên cường, bất khuất, niềm khao khát tự do của con người Xô Man, con người Tây Nguyên và mọi người dân Việt Nam. Hình ahr xà nu hút tầm mắt, nối tiếp nhau chính là sự nối dài sự sống, nối dài tương lai, là niềm tin vào cách mạng, về phía trước của con người.
Nếu xà nu xuất hiện phần mở đầu như một khúc tiền tấu đầy phóng khoáng nhưng bi thương thì sự hiện diện ở phần cuối như một đoạn vĩ thanh bất tận, tô đậm ấn tượng về một Tây Nguyên hào hùng, một Tây Nguyên bi tráng. Từ mất mát đau thuồng, xà nu giờ đây mạnh mẽ, quật cường, đầy sức sống. Ý nghĩa hình tượng vận động theo khuynh hướng từ bị động, là nạn nhân trở thân chủ động, mạnh mẽ; từ bi thương, bi tráng mà cất lên tiếng ca hào hùng, sử thi. Qua đó chính là lời ngợi ca sức sống, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Đó cũng chính là niềm tin vào tương lai – là biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn quen thuộc trong các tác phẩm thời kì kháng chiến. “Rừng xà nu” là trải nghiệm một đời văn, một đời chiến sĩ được nhốt chặt trong một khuôn khổ chật hẹp. Đó là một tác phẩm rất cô đọng nhưng cũng hết sức bay bổng, gợi nên những cảm xúc vừa trầm lắng vừa say mê. Một tác phẩm xứng tầm với thời đại đánh Mỹ oanh liệt và dân tộc Việt Nam anh hùng.
Người nghệ sĩ không có phép toàn năng để vượt ra ngoài quy luật sinh – tử của tạo hóa. Nhưng anh lại có khả năng kéo dài hình ảnh của mình đến vô tận, dù anh không còn nữa. Đó là bởi những “bông hoa” nghệ thuật anh dâng cho đời. Nguyên Ngọc là một người như thế.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
- Chủ đề
- nguyễn trung thành rừng xà nu