Đề bài cụ thể: Trong đêm tình mùa xuân, lúc đầu khi nghe tiếng sáo Mị ngồi lẩm nhẩm bài hát của người đang thổi. Lúc bị trói, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi những đám chơi và “Mị vùng bước đi”. Phân tích hình tượng tiếng sáo và nhân vật Mị.
Nói đến nhà văn Tô Hoài và kho tàng văn học nghệ thuật đặc sắc của ông, sẽ thật thiếu sót nếu như ta không nhắc đến truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1954. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc vô vàn cảm xúc, nghĩ suy cùng với đó là những đề bài văn học thú vị. Có đề bài rằng: “Trong đêm tình mùa xuân, lúc đầu khi nghe tiếng sáo Mị ngồi lẩm nhẩm bài hát của người đang thổi. Lúc bị trói, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi những đám chơi và “Mị vùng bước đi”. Phân tích hình tượng tiếng sáo và nhân vật Mị”. Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có sự phân tích đầy đủ và thuyết phục hơn về vấn đề này.
Chạm đến ngưỡng cửa văn chương, một cách rất riêng và rất đặc biệt, mỗi người lỡ say đắm một hình ảnh đượm sâu dụng ý nghệ thuật, trót tương tư nghĩ ngợi về một hình tượng đặc sắc. Trong văn học, đặc biệt là văn xuôi, hình tượng văn học là một yếu tố quan trọng cấu thành nên sự thành công của mỗi tác phẩm cũng như đóng góp vào việc khẳng định tên tuổi người nghệ sĩ tâm huyết tạo dựng nên nó. Nhà văn Nam Cao, cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam đã gửi suy nghĩ của mình vào tác phẩm “Đời thừa”, ông viết rằng: “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng...Nó làm cho người gần người hơn”. Và hình tượng văn học giúp nhà văn gửi gắm một cách chân thực nhất, đậm sâu và thành công nhất những nỗi niềm trăn trở ấy. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn nổi bật của nhà văn Tô Hoài, trong truyện, hình tượng tiếng sáo và nhân vật Mị đã lưu lại trong tâm trí người đọc nhiều dấu ấn. Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết cho đề bài này các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG TIẾNG SÁO VÀ NHÂN VẬT MỊ: TRONG ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN, LÚC ĐẦU KHI NGHE TIẾNG SÁO MỊ NGỒI LẨM NHẨM BÀI HÁT CỦA NGƯỜI ĐANG THỔI. LÚC BỊ TRÓI, MỊ VẪN NGHE TIẾNG SÁO ĐƯA MỊ ĐI NHỮNG ĐÁM CHƠI VÀ “MỊ VÙNG BƯỚC ĐI”.
Ngôn từ trong văn học là một sự dày công lựa chọn sao cho hợp lý, sao cho ấn tượng rằng: “Phải tổn phí ngàn cân quặng chữ/ Chỉ thu về một chữ mà thôi/ Những chữ ấy làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”. Nhà văn Tô Hoài là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh. Sự khéo léo và tinh tế đó đã làm nổi bật lên hình tượng văn học nghệ thuật trong tác phẩm của ông. Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, trong đêm tình mùa xuân, hình tượng nhân vật Mị cũng như hình tượng tiếng sáo được tái hiện chân thực, rõ nét với nhiều ý nghĩa sâu sắc, gieo vào lòng người đọc nhiều ấn tượng khó phai.
Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài còn được nhiều người biết đến với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, một tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi Tây Bắc. Truyện ra mắt năm 1953, được in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Chia sẻ cảm nghĩ bản thân về tác phẩm, giáo sư văn học Phong Lê từng đánh giá: “Nói về Vợ chồng A Phủ là nói về giá trị khởi đầu của nó trong văn học kháng chiến…Tô Hoài trong những năm đầu thâm nhập vào kháng chiến, viết được tác phẩm đầu tiên của văn học kháng chiến và xây dựng được mẫu hình của một tầng lớp người…”. Với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Đặc biệt, hình ảnh nhân vật Mị và hình ảnh tiếng sáo trong truyện được nhiều người đặc biệt quan tâm và luôn nhớ đến bởi những giá trị đặc sắc, ý nghĩa của nó.
Xưa nay, trong văn học Việt, người ta nhắc nhiều đến hình tượng văn học với những giá trị sâu sắc mỗi nhà thơ, nhà văn khéo léo gửi gắm. Tiếng sáo là một hình tượng văn học có thể coi là khá thân thuộc, gần gũi với những người yêu và say mê văn chương. Chắc hẳn có không ít người đã từng bắt gặp tiếng sáo ấn tượng trong “Tiếng sáo Thiên Thai”, một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Thế Lữ - cây bút tiên phong trong phong trào Thơ Mới:
Trong “Vợ chồng A Phủ”, đoạn viết về đêm tình mùa xuân, Tô Hoài để cho Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi khi lúc đầu nghe thấy tiếng sáo. Và khi bị trói, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi những đám chơi và “Mị vùng bước đi”. Ở những chi tiết, khoảng thời gian đó, nhà văn cùng viết về sắc điệu, âm thanh tiếng sáo ẩn dưới những cảm xúc, tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân để từ đó khắc họa sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do, hạnh phúc cháy bỏng trong tâm hồn Mị. Hình tượng tiếng sáo xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau đã góp phần làm nổi bật lên những cung bậc cảm xúc, xa hơn là sự thay đổi mạnh mẽ trong con người Mị. Xây dựng hình tượng tiếng sáo với những ý nghĩa sâu xa như vậy, hình tượng nhân vật Mị trong truyện nhờ vậy cũng trở nên chân thực, rõ nét hơn. Đồng thời, việc miêu tả hình tượng tiếng sáo chi tiết, giàu hình ảnh, sức gợi đã khéo léo thể hiện khả năng quan sát tinh tế, tài miêu tả và sự thấu hiểu tâm lý nhân vật ở nhà văn Tô Hoài.
Nhà văn Tô Hoài được ví là “hạt ngọc của làng văn Việt Nam”. Thực vậy, tâm hồn tinh tế, khả năng quan sát tỉ mỉ, sự nhạy bén trong lối hành văn cũng như khả năng không ngừng sáng tạo trong văn học,…tất cả đã góp phần làm nên một nhà văn với phẩm cách và tài năng đáng trân trọng. Hình tượng tiếng sáo và nhân vật Mị trong truyện ngắn đặc sắc “Vợ chồng A Phủ” với nhiều giá trị, ý nghĩa sâu xa xứng đáng được người đọc các thế hệ trân trọng và yêu mến.
-Nem-vfo.vn
Nói đến nhà văn Tô Hoài và kho tàng văn học nghệ thuật đặc sắc của ông, sẽ thật thiếu sót nếu như ta không nhắc đến truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1954. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc vô vàn cảm xúc, nghĩ suy cùng với đó là những đề bài văn học thú vị. Có đề bài rằng: “Trong đêm tình mùa xuân, lúc đầu khi nghe tiếng sáo Mị ngồi lẩm nhẩm bài hát của người đang thổi. Lúc bị trói, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi những đám chơi và “Mị vùng bước đi”. Phân tích hình tượng tiếng sáo và nhân vật Mị”. Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có sự phân tích đầy đủ và thuyết phục hơn về vấn đề này.
Chạm đến ngưỡng cửa văn chương, một cách rất riêng và rất đặc biệt, mỗi người lỡ say đắm một hình ảnh đượm sâu dụng ý nghệ thuật, trót tương tư nghĩ ngợi về một hình tượng đặc sắc. Trong văn học, đặc biệt là văn xuôi, hình tượng văn học là một yếu tố quan trọng cấu thành nên sự thành công của mỗi tác phẩm cũng như đóng góp vào việc khẳng định tên tuổi người nghệ sĩ tâm huyết tạo dựng nên nó. Nhà văn Nam Cao, cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam đã gửi suy nghĩ của mình vào tác phẩm “Đời thừa”, ông viết rằng: “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng...Nó làm cho người gần người hơn”. Và hình tượng văn học giúp nhà văn gửi gắm một cách chân thực nhất, đậm sâu và thành công nhất những nỗi niềm trăn trở ấy. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn nổi bật của nhà văn Tô Hoài, trong truyện, hình tượng tiếng sáo và nhân vật Mị đã lưu lại trong tâm trí người đọc nhiều dấu ấn. Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết cho đề bài này các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!
Ngôn từ trong văn học là một sự dày công lựa chọn sao cho hợp lý, sao cho ấn tượng rằng: “Phải tổn phí ngàn cân quặng chữ/ Chỉ thu về một chữ mà thôi/ Những chữ ấy làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”. Nhà văn Tô Hoài là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh. Sự khéo léo và tinh tế đó đã làm nổi bật lên hình tượng văn học nghệ thuật trong tác phẩm của ông. Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, trong đêm tình mùa xuân, hình tượng nhân vật Mị cũng như hình tượng tiếng sáo được tái hiện chân thực, rõ nét với nhiều ý nghĩa sâu sắc, gieo vào lòng người đọc nhiều ấn tượng khó phai.
Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài còn được nhiều người biết đến với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, một tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi Tây Bắc. Truyện ra mắt năm 1953, được in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Chia sẻ cảm nghĩ bản thân về tác phẩm, giáo sư văn học Phong Lê từng đánh giá: “Nói về Vợ chồng A Phủ là nói về giá trị khởi đầu của nó trong văn học kháng chiến…Tô Hoài trong những năm đầu thâm nhập vào kháng chiến, viết được tác phẩm đầu tiên của văn học kháng chiến và xây dựng được mẫu hình của một tầng lớp người…”. Với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Đặc biệt, hình ảnh nhân vật Mị và hình ảnh tiếng sáo trong truyện được nhiều người đặc biệt quan tâm và luôn nhớ đến bởi những giá trị đặc sắc, ý nghĩa của nó.
Xưa nay, trong văn học Việt, người ta nhắc nhiều đến hình tượng văn học với những giá trị sâu sắc mỗi nhà thơ, nhà văn khéo léo gửi gắm. Tiếng sáo là một hình tượng văn học có thể coi là khá thân thuộc, gần gũi với những người yêu và say mê văn chương. Chắc hẳn có không ít người đã từng bắt gặp tiếng sáo ấn tượng trong “Tiếng sáo Thiên Thai”, một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Thế Lữ - cây bút tiên phong trong phong trào Thơ Mới:
- “Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,
- Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng.
- Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
- Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn…
- …
- Theo chim tiếng sáo lên khơi,
- Lại theo dòng suối bên người Tiên Nga.
- Khi cao, vút tận mây mờ,
- Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh,
- Em như lọt tiếng tơ tình,
- Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không”
- “Ngục trung hốt thính tư hương khúc
- Thanh chuyển thê lương, điệu chuyển sầu
- Thiên lí quan hà vô hạn cảm
- Khuê nhân cánh thượng, nhất tầng lâu”
Trong “Vợ chồng A Phủ”, đoạn viết về đêm tình mùa xuân, Tô Hoài để cho Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi khi lúc đầu nghe thấy tiếng sáo. Và khi bị trói, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi những đám chơi và “Mị vùng bước đi”. Ở những chi tiết, khoảng thời gian đó, nhà văn cùng viết về sắc điệu, âm thanh tiếng sáo ẩn dưới những cảm xúc, tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân để từ đó khắc họa sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do, hạnh phúc cháy bỏng trong tâm hồn Mị. Hình tượng tiếng sáo xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau đã góp phần làm nổi bật lên những cung bậc cảm xúc, xa hơn là sự thay đổi mạnh mẽ trong con người Mị. Xây dựng hình tượng tiếng sáo với những ý nghĩa sâu xa như vậy, hình tượng nhân vật Mị trong truyện nhờ vậy cũng trở nên chân thực, rõ nét hơn. Đồng thời, việc miêu tả hình tượng tiếng sáo chi tiết, giàu hình ảnh, sức gợi đã khéo léo thể hiện khả năng quan sát tinh tế, tài miêu tả và sự thấu hiểu tâm lý nhân vật ở nhà văn Tô Hoài.
Nhà văn Tô Hoài được ví là “hạt ngọc của làng văn Việt Nam”. Thực vậy, tâm hồn tinh tế, khả năng quan sát tỉ mỉ, sự nhạy bén trong lối hành văn cũng như khả năng không ngừng sáng tạo trong văn học,…tất cả đã góp phần làm nên một nhà văn với phẩm cách và tài năng đáng trân trọng. Hình tượng tiếng sáo và nhân vật Mị trong truyện ngắn đặc sắc “Vợ chồng A Phủ” với nhiều giá trị, ý nghĩa sâu xa xứng đáng được người đọc các thế hệ trân trọng và yêu mến.
-Nem-vfo.vn