Bài thơ “ Việt Bắc” được coi là điểm sáng chói lọi trong giai đoạn văn học kháng chiến chống Pháp, đó cũng như kết tinh tài năng, tâm hồn của nhà thơ trữ tình chính trị- Tố Hữu, cây bút luôn lấy cảm hứng bất tận từ những dấu mốc lịch sử của dân tộc.
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc đời, bởi vậy, giữa những năm tháng chiến đấu trường kì, tác phẩm văn học trở thành vũ khí, động viên, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân. Thơ ca Tố Hữu không ngoại lệ. Nhân sự kiện lịch sự trọng đại của dân tộc, khi hiệp định Gionevo được kí kết mở ra giai đoạn mới của cách mạng nước ta. Năm 1954, các cơ quan trung ương Đảng dời căn cứ Việt Bắc- nơi nuôi dưỡng, chở che cán bộ, về xuôi tiếp quản thủ đô. Biết bao lưu luyến, ân tình của cán bộ Đảng và đồng bào miền núi. Tình cảm đó gợi cảm hứng nơi ngòi bút Tố Hữu tạo nên tác phẩm “ Việt Bắc”. Khi làm bài phân tích, cảm nhận lòng yêu nước trong bài thơ, ta cần phân tích từng đoạn từ hình thức: ngôn ngữ, nhịp điệu, giọng điệu… đến nội dung để cảm nhận nét đẹp bình dị mà bất tử, thiêng liêng của lòng yêu nước chảy trong dòng máu mỗi con dân đất Việt. Qua đó thấy được nghĩa tình cách mạng sâu nặng của người đồng bào miền núi- nhân dân với cán bộ chiến sĩ, một lòng sắt son với ánh sáng của đảng. Trước khi làm bài, các bạn có thể tham khảo 3 bài viết sau để triển khai ý, các bạn nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!
BÀI VIẾT SỐ 1 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN LÒNG YÊU NƯỚC TRONG “ VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU LỚP 12
Lòng yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các giai đoạn văn học. Những câu ca dao về tình yêu quê hương đất nước, đến những bài hịch, cáo thời trung đại kêu gọi tinh thần trung quân ái quốc. Tới văn học hiện đại thời kháng chiến khói lửa, tư tưởng ấy càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bởi vậy, ta có dịp cảm nhận lòng yêu nước nồng nàn thấm nhuần trong tiếng thơ “ Việt Bắc” dưới ngòi bút trữ tình chính trị- Tố Hữu.
Nhà thơ Tố Hữu “ phải lòng” với những vấn đề chính trị, lịch sử của đất nước nên tiếng thơ từ đó mà chắp thêm cảm hứng. Nhân sự kiện năm 1954, cách mạng miền bắc thắng lợi sau khi hiệp định Gionevo được kí kết, cán bộ trung ương đảng dời căn cứ Việt Bắc về xuôi tiếp quản thủ đô. Giữa những đối thoại trong giờ phút chia tay bịn rịn của kẻ đi, người ở nhà thơ gửi gắm tinh thần yêu nước là nòng cốt gắn kết con người Việt Nam.
Men theo nỗi nhớ của người cất bước, sự vấn vương thiên nhiên- mái ấm, con người Việt Bắc- người thương, khiến người chiến sĩ “ bồn chồn bước đi”. Không gian thân thuộc của núi rừng, hiện lên vẹn nguyên:
Tình yêu nước còn thể hiện qua ý chí căm thù giặc sâu sắc- kẻ gieo giắc bao trái ngang, mất mát và hi sinh:
Kẻ thù chung lùng bắt nhân dân, giày xéo trên lãnh thổ tổ quốc, là người con đất Việt, “ mình, ta” chịu mối thù chung đâu thể giương mắt làm ngơ. Phải sát cánh bên nhau đuổi sạch quân Nhật, giữ trọn vẹn cuộc sống yên bình, thơ mộng “ trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”.
Tinh thần yêu nước còn được thể hiện qua lòng tự hào, tự tôn dân tộc khi người đi xuôi hồi tưởng hòa khí cuộc chiến oanh hùng của toàn dân tộc:
Nhà thơ còn gửi gắm lòng yêu nước của quân dân ta qua cái nhìn đầy tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước:
Tiếng thơ đề cập tới nội dung chính trị mà Tố Hữu đã mềm hóa tư tưởng bởi giọng điệu tâm tình, tạo nên bởi kết cấu đối đáp thường xuất hiện trong những câu hát huê tình. Lấy cái riêng để nói cái chúng, lớn lao, còn mang đậm màu sắc dân tộc qua thể thơ lục bát, hình ảnh bình dị. Cứ tự nhiên như thế, “ Việt Bắc” mang theo lòng yêu nước thiêng liêng, nghĩa tình cách mạng neo đậu mãi trong lòng độc giả mọi thế hệ.
- Thu Hường-
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH LÒNG YÊU NƯỚC TRONG BÀI THƠ “VIỆT BẮC” – TỐ HỮU
Ai đó đã từng nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất…”. Liệu chăng có thực sự là vậy? Tố Hữu là một cây bút tiêu biểu của thơ ca Cách mạng Việt Nam với những bài thơ thấm đẫm tinh thần yêu nước, nhưng có lẽ lòng yêu nước trong thơ Tố Hữu lại xuất phát từ lòng yêu những điều đời thường, giản dị và thân quen, gắn bó nhất. Lòng yêu nước được nhà thơ thể hiện rất rõ nét và ấn tượng trong bài thơ “Việt Bắc” viết năm 1954.
Nhà thơ Tố Hữu sinh ra và lớn lên tại Huế. Miền đất Huế thương thơ mộng, trữ tình ấy đã trở thành một dấu ấn ngọt ngào khởi nguồn cảm hứng nghệ thuật trong tâm hồn nhà thơ. Văn thơ Tố Hữu đậm đà màu sắc dân tộc với ngôn ngữ giàu nhạc tính, nhạc điệu. “Việt Bắc” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ đã lưu lại trong trái tim người đọc nhiều thanh âm cảm xúc. Qua những hình ảnh, những câu từ trong bài thơ, lòng yêu nước được Tố Hữu gửi gắm một cách chân thật và rõ nét, gợi nhiều sự sẻ chia, đồng cảm ở người đọc.
“Việt Bắc” của nhà thơ Tô Hữu chính là một bản anh hùng ca kháng chiến đượm màu sắc trữ tình ngọt ngào, thắm thiết. Đó là một tình yêu “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”
Những câu thơ tiếp theo trong bài thơ Tố Hữu gợi nhắc ta nghĩ về một tình nghĩa đậm sâu giữa người với người, giữa chiến sĩ với đồng bào sau bao ngày hành quân chiến đấu gian khổ:
Như để đáp lại lời người ở lại, người ra đi – người cán bộ cách mạng gợi lại những ân tình:
Nỗi nhớ trong bài thơ là tình cảm chính trị, một tình cảm ân tình thủy chung với nguồn cội, với sự tri ân và niềm gắn bó yêu thương với đồng bào Việt Bắc. Dẫu vậy, nhà thơ đã gửi vào chủ đề chính trị ấy những cung bậc cảm xúc rất mực trữ tình. Hình ảnh “nhớ gì như nhớ người yêu” đẩy cảm xúc lên cao trào để bộc lộ tình cảm mãnh liệt nồng nàn của nỗi nhớ. Tình đồng chí đồng bào thắm nồng trở nên nồng nàn, ấm áp và trẻ trung hệt như tình yêu đôi lứa.
Nhân vật trữ tình khi ra đi nhớ thương xiết bao cảnh vật thiên nhiên, đặc biệt là những đồng bào chí tình Việt Bắc, nhớ những kỷ niệm kháng chiến gian nan, và người mẹ Việt Bắc:
Lòng yêu nước còn được thể hiện ở niềm nhớ nhung, say đắm cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa rực rỡ:
Bức tranh tứ bình thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những sắc thái rất riêng. Đó là một mùa đông rực rỡ, ấm áp với sắc “đỏ, tươi” nổi bật của hoa chuối rừng trên nền xanh trầm tĩnh của cây lá. Trên cái nền thiên nhiên đó, con người hiện ra với vẻ đẹp khỏe khoắn với hai từ “nắng ánh” khiến lời thơ ngời sáng vẻ đẹp con người trong tư thế vươn đến đỉnh đẻo. Đó là một mùa xuân dịu dàng với sắc hoa mơ trắng bạt ngàn rừng núi. Trên nền trắng tinh khôi, thanh mát ấy, con người hiện ra chân chất, mộc mạc trong công việc giản dị. Động từ “chuốt” đã lột tả chân thực sự dịu dàng, tài hoa, khéo léo của con người nơi đây trong lao động. Đó là một mùa hạ tươi sáng với sắc vàng của rừng phách và âm thanh của tiếng ve kêu. Nếu như ở trên nhà thơ gói ghém tất thảy vẻ đẹp người lao động vào một từ “chuốt” thì ở đây, chỉ một từ “đổ” thôi cũng đã đủ gợi sự tương quan kỳ diệu giữa thanh âm và sắc màu làm cảnh vật như có linh hồn, có sự giao cảm mạnh mẽ. Người Việt Bắc ở đây lại mang một vẻ gì lặng lẽ hiền hậu như điểm nhấn sâu lắng giữa sự sôi động, nhiệt hứng của mùa hạ vùng cao. Và đó còn là một mùa thu trong trẻo thanh tịnh dưới ánh trăng với hình ảnh người Việt Bắc thắm thiết ân tình trong những tiếng hát, tiếng lòng ân tình thủy chung.
Tô Hoài đã mượn ngòi bút đượm màu sắc tình yêu, cùng với lối đối đáp quen thuộc của thơ ca dân gian để có thể diễn tả rõ nét và sinh động nhất tình yêu và niềm tự hào khi nói về quê hương đất nước anh hùng, về những người đồng bào thủy chung gắn bó, cùng đồng hành với bộ đội trong suốt những năm tháng gian khổ, gian lao.
-Nem-vfo.vn
BÀI VĂN MẪU SỐ 3 CẢM NHẬN TÌNH YÊU NƯỚC TRONG “VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU
Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng, kháng chiến. Mỗi tác phẩm của ông là mỗi tấm lòng ông trải ra với cuộc đời, đất nước và dân tộc. Đặc biệt, với “Việt Bắc” ta thấy rất rõ ở đó một lòng yêu nước thiết tha và cháy bỏng.
Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là một trong những mạch nguồn cảm hứng chảy dọc đối với văn học nghệ thuật mọi thời đại. Tình yêu nước là tình cảm đối với đất nước, qua mỗi thời kì lại được biểu hiện bằng những tình cảm khác nhau. Thuở khai thiên lập địa ban đầu, yêu nước là yêu những cánh đồng, những thắng cảnh của quê hương; đến thời phong kiến, yêu nước gắn với “trung quân ái quốc”. Yêu nước trong thời buổi tao loạn là nỗi xót thương cho “con đen dân đỏ” phải chịu kiếp lầm than dưới ách ngoại xâm, “bạo chúa”. Đến những năm đầu thế kỉ XX, nó biểu hiện qua hình ảnh con hổ trong vườn bách thú mà nhớ về rừng xanh (“Nhớ rừng” – Thế Lữ), là nỗi buồn man mác khắp vũ trụ trong các nhà thơ mới hay nỗi đau xót của các nhà hiện thực chủ nghĩa trong từng con chữ. Nhưng khi Cách mạng đến, đời sống chuyển sang một trang mới, yêu nước là niềm tự hào dân tộc: về mỗi nơi, mỗi con người, mỗi giây phút đang sống, là ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của cả nước. Cảm hứng yêu nước giai đoạn 1945 -1975 là sự kết hợp của sử thi hào hùng và cảm hứng lãng mạn.
Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp quay trở lại nước ta đã kết thúc thắng lợi. Hòa bình được lặp lại, nửa đất nước được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, Hà Nội được giải phóng, trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Ở thời khắc này, người ta có nhu cầu nhìn lại chặng đường vừa qua, đồng thời hướng về con đường tương lai để bước tiếp. Bài thơ “Việt Bắc” ra đời để đáp ứng nhu cầu ấy của xã hội, là tiếng lòng của đồng bào mọi người. “Việt Bắc” là bản trường ca đầy ân tình – tình quê hương, tình đất nước, nghĩa tình giữa con người.
Tố Hữu là đứa con của Đất nước, của Cách mạng; mỗi vần thơ của ông đều mang giai điệu của đất nước, đều gắn với kháng chiến, cách mạng:
Lòng yêu nước với Tố Hữu, trước hết là tình yêu đối với thiên nhiên Việt Bắc – một “chiến sĩ” chiến đấu ngoan kiên:
Thiên nhiên Việt Bắc cũng là món quà tuyệt vời mà tạo hóa, Tổ quốc ban tặng chúng ta. Bức tranh mùa đông được vẽ ra bởi hai câu thơ:
Hình ảnh: “hoa chuối, nắng ánh” tươi rói sức sống. Con người trong thơ Tố Hữu là con người trong tư thế hiên ngang, vóc tầm lớn lao của người làm chủ, làm chủ cuộc đời mình và làm chủ núi rừng. Tiếp theo, bức tranh mùa xuân được mở ra từ hai câu thơ:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Nếu trong cổ thi, xuân là hình ảnh của mai thanh cao, đào thanh nhã thì xuân thì đến Tố Hữu đã chối bỏ những ước lệ cổ xưa ấy để trở về với những hình ảnh tươi tắn, bình dị như từ đời mà bước vào trang thơ. “Hoa mơ” – hình ảnh giản dị của núi rừng Việt Bắc đã ám ảnh, đi về trong tâm trí của Tố Hữu. Hình ảnh con người hiện lên trong công việc: “đan nón chuốt từng sợi giang”. Động tư “chuốt” gợi đến bàn tay người lao động đang nhẹ nhàng và trân trọng, tỉ mỉ và cần cù, khéo léo. Dường như bao nhiêu chờ đợi, mong ngóng đã gửi vào từng sợi nhớ, sợi thương kết nên vành nón. Đó phải chăng chính là chất thơ của con người miền núi mà sau này Y Phương tự hào gọi ba tiếng: “người đồng mình”. Rồi hè đến trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve:
Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu thật đẹp, nhưng là vẻ đẹp của thời đại mới, vẻ đẹp của con người mới, của sức sống mới.
Tiếp theo, một điều có thể dễ nhìn thấy, đó là tình yêu nước trong thơ Tố Hữu mang tính giai cấp rõ rệt. Trong quan niệm của nhà thơ cách mạng ấy, “dân là dân nước, nước là nước dân”. Đất nước vĩ đại luôn gắn với những người dân bình dị mà anh hùng. Vì thế, yêu nước cũng chính là yêu nhân dân. Ông tự hào với những vẻ đẹp ân tình, ân nghĩa của con người:
Đặc biệt tình yêu nước là niềm hạnh phúc khi được sống trong không khí hào hùng của dân tộc:
Một đoàn quân hùng hậu, có sức mạnh vô song đnag ngày ngày tiến lên phía trước. Một loạt từ láy “rầm rập, điệp điệp, trùng trùng, thăm thẳm” làm cho giọng thơ thêm hào hùng, sức mạnh như tăng lên. Đó không phải là hình ảnh bất chợt mà là “đêm đêm”, ngày ngày. Hình ảnh “đèn pha bật sáng như ngày mai lên” hay chính là hình ảnh của dân tộc Việt Nam bước ra khỏi màn đêm mà tìm lại ánh sáng cho chính mình.
Tình yêu nước , cũng gắn với niềm tin vào con người, tương lai như thế. Để rồi vỡ òa thành niềm vui, niềm tự hào chiến thắng:
Với Tố Hữu, yêu nước chính là tình yêu thiên nhiên, là tình cảm dành cho con người và những nếp sống dân tộc, là niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống. Từ gian khổ mà đi đến niềm vui, từ chiến đấu mới có chiến thắng hôm nay. Mạch thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ khổ đau đến niềm vui, đến tương lai. Đây cũng là đặc điểm thơ Tố Hữu, cũng là nền thơ kháng chiến Việt Nam: luôn vận động theo cảm hứng lãng mạn: hướng tới tương lai, ánh sáng và niềm vui. Qua đó là niềm tin vào tươi lai và cũng làm tròn chức năng văn học: phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến.
Chiến tranh đã qua đi, những ranh giới lại được lập lên hoặc san bằng nhưng bài thơ của Tố Hữu vẫn còn đó. Bởi nó không chỉ phục vụ cho thời điểm đó mà còn là bài ca về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc đời, bởi vậy, giữa những năm tháng chiến đấu trường kì, tác phẩm văn học trở thành vũ khí, động viên, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân. Thơ ca Tố Hữu không ngoại lệ. Nhân sự kiện lịch sự trọng đại của dân tộc, khi hiệp định Gionevo được kí kết mở ra giai đoạn mới của cách mạng nước ta. Năm 1954, các cơ quan trung ương Đảng dời căn cứ Việt Bắc- nơi nuôi dưỡng, chở che cán bộ, về xuôi tiếp quản thủ đô. Biết bao lưu luyến, ân tình của cán bộ Đảng và đồng bào miền núi. Tình cảm đó gợi cảm hứng nơi ngòi bút Tố Hữu tạo nên tác phẩm “ Việt Bắc”. Khi làm bài phân tích, cảm nhận lòng yêu nước trong bài thơ, ta cần phân tích từng đoạn từ hình thức: ngôn ngữ, nhịp điệu, giọng điệu… đến nội dung để cảm nhận nét đẹp bình dị mà bất tử, thiêng liêng của lòng yêu nước chảy trong dòng máu mỗi con dân đất Việt. Qua đó thấy được nghĩa tình cách mạng sâu nặng của người đồng bào miền núi- nhân dân với cán bộ chiến sĩ, một lòng sắt son với ánh sáng của đảng. Trước khi làm bài, các bạn có thể tham khảo 3 bài viết sau để triển khai ý, các bạn nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!
BÀI VIẾT SỐ 1 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN LÒNG YÊU NƯỚC TRONG “ VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU LỚP 12
Lòng yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các giai đoạn văn học. Những câu ca dao về tình yêu quê hương đất nước, đến những bài hịch, cáo thời trung đại kêu gọi tinh thần trung quân ái quốc. Tới văn học hiện đại thời kháng chiến khói lửa, tư tưởng ấy càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bởi vậy, ta có dịp cảm nhận lòng yêu nước nồng nàn thấm nhuần trong tiếng thơ “ Việt Bắc” dưới ngòi bút trữ tình chính trị- Tố Hữu.
Nhà thơ Tố Hữu “ phải lòng” với những vấn đề chính trị, lịch sử của đất nước nên tiếng thơ từ đó mà chắp thêm cảm hứng. Nhân sự kiện năm 1954, cách mạng miền bắc thắng lợi sau khi hiệp định Gionevo được kí kết, cán bộ trung ương đảng dời căn cứ Việt Bắc về xuôi tiếp quản thủ đô. Giữa những đối thoại trong giờ phút chia tay bịn rịn của kẻ đi, người ở nhà thơ gửi gắm tinh thần yêu nước là nòng cốt gắn kết con người Việt Nam.
Men theo nỗi nhớ của người cất bước, sự vấn vương thiên nhiên- mái ấm, con người Việt Bắc- người thương, khiến người chiến sĩ “ bồn chồn bước đi”. Không gian thân thuộc của núi rừng, hiện lên vẹn nguyên:
- “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”
- “ Ngày xuân mơ nở trắng rừng”
- “ Ve kêu rừng phách đổ vàng”
- “ Rừng thu trăng rọi hòa bình”
- “ Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
- “ Nhớ từng bản khói cùng sương
- Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
- “ Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
- Thương nhau chia củ sắn lùi
- Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
- …Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
Tình yêu nước còn thể hiện qua ý chí căm thù giặc sâu sắc- kẻ gieo giắc bao trái ngang, mất mát và hi sinh:
- “ Mình về, có nhớ chiến khu
- Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”
- “Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh”
- “ Nhớ khi giặc đên giặc lùng
- Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”
Kẻ thù chung lùng bắt nhân dân, giày xéo trên lãnh thổ tổ quốc, là người con đất Việt, “ mình, ta” chịu mối thù chung đâu thể giương mắt làm ngơ. Phải sát cánh bên nhau đuổi sạch quân Nhật, giữ trọn vẹn cuộc sống yên bình, thơ mộng “ trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”.
Tinh thần yêu nước còn được thể hiện qua lòng tự hào, tự tôn dân tộc khi người đi xuôi hồi tưởng hòa khí cuộc chiến oanh hùng của toàn dân tộc:
- “ Những đường Việt Bắc của ta
- Đêm đêm rầm rập như là đất rung
- …Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Nhà thơ còn gửi gắm lòng yêu nước của quân dân ta qua cái nhìn đầy tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước:
- “ Nắng trưa rực rỡ sao vàng”
- “Ở đâu u ám quân thù
- Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
- Ở đâu đau đớn giống nòi
- Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”
Tiếng thơ đề cập tới nội dung chính trị mà Tố Hữu đã mềm hóa tư tưởng bởi giọng điệu tâm tình, tạo nên bởi kết cấu đối đáp thường xuất hiện trong những câu hát huê tình. Lấy cái riêng để nói cái chúng, lớn lao, còn mang đậm màu sắc dân tộc qua thể thơ lục bát, hình ảnh bình dị. Cứ tự nhiên như thế, “ Việt Bắc” mang theo lòng yêu nước thiêng liêng, nghĩa tình cách mạng neo đậu mãi trong lòng độc giả mọi thế hệ.
- Thu Hường-
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH LÒNG YÊU NƯỚC TRONG BÀI THƠ “VIỆT BẮC” – TỐ HỮU
Ai đó đã từng nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất…”. Liệu chăng có thực sự là vậy? Tố Hữu là một cây bút tiêu biểu của thơ ca Cách mạng Việt Nam với những bài thơ thấm đẫm tinh thần yêu nước, nhưng có lẽ lòng yêu nước trong thơ Tố Hữu lại xuất phát từ lòng yêu những điều đời thường, giản dị và thân quen, gắn bó nhất. Lòng yêu nước được nhà thơ thể hiện rất rõ nét và ấn tượng trong bài thơ “Việt Bắc” viết năm 1954.
Nhà thơ Tố Hữu sinh ra và lớn lên tại Huế. Miền đất Huế thương thơ mộng, trữ tình ấy đã trở thành một dấu ấn ngọt ngào khởi nguồn cảm hứng nghệ thuật trong tâm hồn nhà thơ. Văn thơ Tố Hữu đậm đà màu sắc dân tộc với ngôn ngữ giàu nhạc tính, nhạc điệu. “Việt Bắc” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ đã lưu lại trong trái tim người đọc nhiều thanh âm cảm xúc. Qua những hình ảnh, những câu từ trong bài thơ, lòng yêu nước được Tố Hữu gửi gắm một cách chân thật và rõ nét, gợi nhiều sự sẻ chia, đồng cảm ở người đọc.
“Việt Bắc” của nhà thơ Tô Hữu chính là một bản anh hùng ca kháng chiến đượm màu sắc trữ tình ngọt ngào, thắm thiết. Đó là một tình yêu “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”
- “Mình về mình có nhớ ta
- Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
- Mình về mình có nhớ không
- Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”
Những câu thơ tiếp theo trong bài thơ Tố Hữu gợi nhắc ta nghĩ về một tình nghĩa đậm sâu giữa người với người, giữa chiến sĩ với đồng bào sau bao ngày hành quân chiến đấu gian khổ:
- “Mình về có nhớ chiến khu
- Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
- Mình về rừng núi nhớ ai
- Trám bùi để rụng, măng mai để già
- Mình đi có nhớ những nhà
- Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”
Như để đáp lại lời người ở lại, người ra đi – người cán bộ cách mạng gợi lại những ân tình:
- “Nhớ gì như nhớ người yêu
- Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Nỗi nhớ trong bài thơ là tình cảm chính trị, một tình cảm ân tình thủy chung với nguồn cội, với sự tri ân và niềm gắn bó yêu thương với đồng bào Việt Bắc. Dẫu vậy, nhà thơ đã gửi vào chủ đề chính trị ấy những cung bậc cảm xúc rất mực trữ tình. Hình ảnh “nhớ gì như nhớ người yêu” đẩy cảm xúc lên cao trào để bộc lộ tình cảm mãnh liệt nồng nàn của nỗi nhớ. Tình đồng chí đồng bào thắm nồng trở nên nồng nàn, ấm áp và trẻ trung hệt như tình yêu đôi lứa.
Nhân vật trữ tình khi ra đi nhớ thương xiết bao cảnh vật thiên nhiên, đặc biệt là những đồng bào chí tình Việt Bắc, nhớ những kỷ niệm kháng chiến gian nan, và người mẹ Việt Bắc:
- “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
- Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
Lòng yêu nước còn được thể hiện ở niềm nhớ nhung, say đắm cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa rực rỡ:
- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
- Ngày xuân mơ nở trắng rừng
- Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
- Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Nhớ cô em gái hái măng một mình
- Rừng thu trăng rọi hòa bình
- Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Bức tranh tứ bình thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những sắc thái rất riêng. Đó là một mùa đông rực rỡ, ấm áp với sắc “đỏ, tươi” nổi bật của hoa chuối rừng trên nền xanh trầm tĩnh của cây lá. Trên cái nền thiên nhiên đó, con người hiện ra với vẻ đẹp khỏe khoắn với hai từ “nắng ánh” khiến lời thơ ngời sáng vẻ đẹp con người trong tư thế vươn đến đỉnh đẻo. Đó là một mùa xuân dịu dàng với sắc hoa mơ trắng bạt ngàn rừng núi. Trên nền trắng tinh khôi, thanh mát ấy, con người hiện ra chân chất, mộc mạc trong công việc giản dị. Động từ “chuốt” đã lột tả chân thực sự dịu dàng, tài hoa, khéo léo của con người nơi đây trong lao động. Đó là một mùa hạ tươi sáng với sắc vàng của rừng phách và âm thanh của tiếng ve kêu. Nếu như ở trên nhà thơ gói ghém tất thảy vẻ đẹp người lao động vào một từ “chuốt” thì ở đây, chỉ một từ “đổ” thôi cũng đã đủ gợi sự tương quan kỳ diệu giữa thanh âm và sắc màu làm cảnh vật như có linh hồn, có sự giao cảm mạnh mẽ. Người Việt Bắc ở đây lại mang một vẻ gì lặng lẽ hiền hậu như điểm nhấn sâu lắng giữa sự sôi động, nhiệt hứng của mùa hạ vùng cao. Và đó còn là một mùa thu trong trẻo thanh tịnh dưới ánh trăng với hình ảnh người Việt Bắc thắm thiết ân tình trong những tiếng hát, tiếng lòng ân tình thủy chung.
Tô Hoài đã mượn ngòi bút đượm màu sắc tình yêu, cùng với lối đối đáp quen thuộc của thơ ca dân gian để có thể diễn tả rõ nét và sinh động nhất tình yêu và niềm tự hào khi nói về quê hương đất nước anh hùng, về những người đồng bào thủy chung gắn bó, cùng đồng hành với bộ đội trong suốt những năm tháng gian khổ, gian lao.
-Nem-vfo.vn
BÀI VĂN MẪU SỐ 3 CẢM NHẬN TÌNH YÊU NƯỚC TRONG “VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU
Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng, kháng chiến. Mỗi tác phẩm của ông là mỗi tấm lòng ông trải ra với cuộc đời, đất nước và dân tộc. Đặc biệt, với “Việt Bắc” ta thấy rất rõ ở đó một lòng yêu nước thiết tha và cháy bỏng.
Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là một trong những mạch nguồn cảm hứng chảy dọc đối với văn học nghệ thuật mọi thời đại. Tình yêu nước là tình cảm đối với đất nước, qua mỗi thời kì lại được biểu hiện bằng những tình cảm khác nhau. Thuở khai thiên lập địa ban đầu, yêu nước là yêu những cánh đồng, những thắng cảnh của quê hương; đến thời phong kiến, yêu nước gắn với “trung quân ái quốc”. Yêu nước trong thời buổi tao loạn là nỗi xót thương cho “con đen dân đỏ” phải chịu kiếp lầm than dưới ách ngoại xâm, “bạo chúa”. Đến những năm đầu thế kỉ XX, nó biểu hiện qua hình ảnh con hổ trong vườn bách thú mà nhớ về rừng xanh (“Nhớ rừng” – Thế Lữ), là nỗi buồn man mác khắp vũ trụ trong các nhà thơ mới hay nỗi đau xót của các nhà hiện thực chủ nghĩa trong từng con chữ. Nhưng khi Cách mạng đến, đời sống chuyển sang một trang mới, yêu nước là niềm tự hào dân tộc: về mỗi nơi, mỗi con người, mỗi giây phút đang sống, là ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của cả nước. Cảm hứng yêu nước giai đoạn 1945 -1975 là sự kết hợp của sử thi hào hùng và cảm hứng lãng mạn.
Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp quay trở lại nước ta đã kết thúc thắng lợi. Hòa bình được lặp lại, nửa đất nước được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, Hà Nội được giải phóng, trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Ở thời khắc này, người ta có nhu cầu nhìn lại chặng đường vừa qua, đồng thời hướng về con đường tương lai để bước tiếp. Bài thơ “Việt Bắc” ra đời để đáp ứng nhu cầu ấy của xã hội, là tiếng lòng của đồng bào mọi người. “Việt Bắc” là bản trường ca đầy ân tình – tình quê hương, tình đất nước, nghĩa tình giữa con người.
Tố Hữu là đứa con của Đất nước, của Cách mạng; mỗi vần thơ của ông đều mang giai điệu của đất nước, đều gắn với kháng chiến, cách mạng:
Lòng yêu nước với Tố Hữu, trước hết là tình yêu đối với thiên nhiên Việt Bắc – một “chiến sĩ” chiến đấu ngoan kiên:
- “Nhớ khi giặc đến giặc lùng
- Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
- Núi giăng thành luỹ sắt dày
- Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Thiên nhiên Việt Bắc cũng là món quà tuyệt vời mà tạo hóa, Tổ quốc ban tặng chúng ta. Bức tranh mùa đông được vẽ ra bởi hai câu thơ:
- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
Hình ảnh: “hoa chuối, nắng ánh” tươi rói sức sống. Con người trong thơ Tố Hữu là con người trong tư thế hiên ngang, vóc tầm lớn lao của người làm chủ, làm chủ cuộc đời mình và làm chủ núi rừng. Tiếp theo, bức tranh mùa xuân được mở ra từ hai câu thơ:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Nếu trong cổ thi, xuân là hình ảnh của mai thanh cao, đào thanh nhã thì xuân thì đến Tố Hữu đã chối bỏ những ước lệ cổ xưa ấy để trở về với những hình ảnh tươi tắn, bình dị như từ đời mà bước vào trang thơ. “Hoa mơ” – hình ảnh giản dị của núi rừng Việt Bắc đã ám ảnh, đi về trong tâm trí của Tố Hữu. Hình ảnh con người hiện lên trong công việc: “đan nón chuốt từng sợi giang”. Động tư “chuốt” gợi đến bàn tay người lao động đang nhẹ nhàng và trân trọng, tỉ mỉ và cần cù, khéo léo. Dường như bao nhiêu chờ đợi, mong ngóng đã gửi vào từng sợi nhớ, sợi thương kết nên vành nón. Đó phải chăng chính là chất thơ của con người miền núi mà sau này Y Phương tự hào gọi ba tiếng: “người đồng mình”. Rồi hè đến trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve:
- “Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Nhớ cô em gái hái măng một mình”
- “Rừng thu trăng rọi hòa bình
- Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu thật đẹp, nhưng là vẻ đẹp của thời đại mới, vẻ đẹp của con người mới, của sức sống mới.
Tiếp theo, một điều có thể dễ nhìn thấy, đó là tình yêu nước trong thơ Tố Hữu mang tính giai cấp rõ rệt. Trong quan niệm của nhà thơ cách mạng ấy, “dân là dân nước, nước là nước dân”. Đất nước vĩ đại luôn gắn với những người dân bình dị mà anh hùng. Vì thế, yêu nước cũng chính là yêu nhân dân. Ông tự hào với những vẻ đẹp ân tình, ân nghĩa của con người:
- “Mình về mình có nhớ ta
- Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
- Mình về mình có nhớ không
- Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”
Đặc biệt tình yêu nước là niềm hạnh phúc khi được sống trong không khí hào hùng của dân tộc:
- “Những đường Việt Bắc của ta
- Đêm đêm rầm rập như lá đất rung
- Quân đi điệp điệp trùng trùng
- Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
- Dân công đỏ đuốc từng đoàn
- Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay.
- Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
- Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Một đoàn quân hùng hậu, có sức mạnh vô song đnag ngày ngày tiến lên phía trước. Một loạt từ láy “rầm rập, điệp điệp, trùng trùng, thăm thẳm” làm cho giọng thơ thêm hào hùng, sức mạnh như tăng lên. Đó không phải là hình ảnh bất chợt mà là “đêm đêm”, ngày ngày. Hình ảnh “đèn pha bật sáng như ngày mai lên” hay chính là hình ảnh của dân tộc Việt Nam bước ra khỏi màn đêm mà tìm lại ánh sáng cho chính mình.
Tình yêu nước , cũng gắn với niềm tin vào con người, tương lai như thế. Để rồi vỡ òa thành niềm vui, niềm tự hào chiến thắng:
- “Tin vui chiến thắng trăm miền
- Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
- Vui từ Đồng Tháp, An Khê
- Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Với Tố Hữu, yêu nước chính là tình yêu thiên nhiên, là tình cảm dành cho con người và những nếp sống dân tộc, là niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống. Từ gian khổ mà đi đến niềm vui, từ chiến đấu mới có chiến thắng hôm nay. Mạch thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ khổ đau đến niềm vui, đến tương lai. Đây cũng là đặc điểm thơ Tố Hữu, cũng là nền thơ kháng chiến Việt Nam: luôn vận động theo cảm hứng lãng mạn: hướng tới tương lai, ánh sáng và niềm vui. Qua đó là niềm tin vào tươi lai và cũng làm tròn chức năng văn học: phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến.
Chiến tranh đã qua đi, những ranh giới lại được lập lên hoặc san bằng nhưng bài thơ của Tố Hữu vẫn còn đó. Bởi nó không chỉ phục vụ cho thời điểm đó mà còn là bài ca về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
- Chủ đề
- lòng yêu nước to huu việt bắc