Cùng với nhân vật Mị, A Phủ chính là linh hồn của “Vợ chồng A Phủ” để làm nên sức sống và giá trị của tác phẩm đến ngày hôm nay. Trong mục này, chúng ta cùng nhau phân tích nhân vật A Phủ.
Cái đẹp trong cuộc sống thì nhiều nhưng người ta vẫn tìm và say mê cái đẹp trong văn học. Như thế, những tác phẩm văn chương hẳn không chỉ để giải trí, không chỉ là tiếng cười nhất thời cất lên rồi vang vào hư không. Nghệ thuật “không tồn tại tự nó và cho nó” mà còn có thiên chức cao cả để làm đẹp hơn cho con người và cuộc đời. Đối tượng muôn đời của văn học chính là cái đẹp, cái đẹp cao cả về tâm hồn và nhân cách, của những giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống. Khi hiện thực cuộc sống quá nhiều nỗi đau và giọt nước mắt, văn chương “tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên” (Đặng Tiến). Từ những khổ đau lượm lặt trên luống đất người dân cày, nhà văn gieo vào đó tình yêu, ước mơ, khát vọng; chúng nâng đỡ những người cùng khổ. Dẫu biết trong cuộc sống này luôn tồn tại song hành cái tốt và cái xấu, bóng tối đôi khi làm dập tắt những tia sáng nhưng hãy tin rằng, công lí luôn đứng về phía cái thiện, hạnh phúc luôn chảo đón những người thành tâm theo đuổi và gìn giữ nó. Đó chính là điều Tô Hoài muốn nói với chúng ta qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Ở đó, không chỉ là Mị mà A Phủ cũng đã bước sang một trang đời khác. Hôm nay, chúng ta cùng nhau phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm. Dưới đây là bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc mọi người học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH NHÂN VẬT A PHỦ TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” CHI TIẾT NHẤT LỚP 12
Nhà văn Tô Hoài từng khẳng định: xây dựng nhân vật là điều cốt yếu nhất của tác phẩm. Nhân vật không cần luôn luôn xuất hiện, không cần miêu tả quá nhiều, quá kĩ nhưng vẫn đủ để tạo ra sức ảnh hưởng với tác phẩm và người đọc. Đó là cách mà nhà văn xây dựng nhân vật A Phủ, góp phần làm nên thành công của “Vợ chồng A Phủ”.
Tập "Truyện Tây Bắc" là vụ mùa thu hoạch từ chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài năm 1952. Có thể nói: “đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên….” chẳng những nhắc nhớ người nghệ sĩ ấy ngày quay trở lạ mà còn “phải đem trả cho những người thương ấy” “một tấm lòng mình, một cái gì làm hiện lại cả cuộc đời người Hmông trung thực, chí tình…”. Bằng tấm lòng chân phương ấy, “Vợ chồng A Phủ” đã ra đời. Cốt truyện vừa quen mà lại lạ. Câu chuyện về kiếp người bé mọn, gặp nhiều bất hạnh, đắng cay nhưng nhờ những phẩm chất cao quý đã được đổi đời – mô típ quen thuộc của truyện cổ tích. Nhưng nhân vật chính được đổi đời không phải bằng phép nhiệm màu cổ tích mà phép nhiệm màu ấy do chính con người tạo ra và do thời đại mang tới. Cùng với nhân vật Mị, cuộc đời A Phủ đã khẳng định điều đó.
Số phận của nhân vật có thể gói gọn trong hai chữ khổ đau. Từ thuở ấu thơ, A Phủ phải chịu khổ, nỗi khổ “mồ côi cha mẹ” (Sau một lần làng bị bệnh dịch, cả gia đình chỉ còn lại A Phủ). A Phủ là trẻ thơ mà không có tuổi thơ, lang thang màn trời chiếu đất, lưng thung đầu núi, trưởng thành lại trở thành món hàng bị người làng bán cho người Thái. Lúc trưởng thành, vì “nghèo nên không lấy được vợ”, dù có đủ phẩm chất để hưởng hạnh phúc nhưng không có một nẻo đường để mơ về hạnh phúc. Hạnh phúc. Với A Phủ, hạnh phúc xa như nước dưới nguồn, mây trên núi, mãi không thể chạm tới. Rồi A Phủ còn phải chịu khổ, nỗi khổ thành con ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Lý do chỉ vì đã dám đánh con quan làng nên bị “tội”, phải làm con ở cho nhà địa chủ. Ở xã hội ấy, kẻ dám đứng lên bảo vệ lẽ phải lại là kẻ thành tội đồ; kẻ là bị cáo thì trở thành vô can còn bố của bị can lại ngồi ghế của quan tòa. Một pha xét xẻ đầy vô lí, bị cáo bị đánh đập, trừng phạt vô lí trước khi bị luận tội, chịu cảnh “quýt làm cam chịu”, mãn kiếp truyền đời bị bóc lột sức lao động. Khi làm mất một con bò cũng bị trói đứng đến khi A Sử bắt được con hổ kia về. Khi bị đánh, phản ứng của A Phủ chỉ im như tượng đá, cam chịu, nhẫn nhục. Khi bị trói, giọt nước mắt hiếm hoi của người đàn ông cũng trào ra.
Nhưng ta còn thấy ở A Phủ vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý của con người miền núi cũng như con người Việt Nam: cường tráng về thể chất, khỏe khoắn về tinh thần. Một chàng trai hồn nhiên trong sáng: ngày Tết dù không có gì, A Phủ vẫn đi chơi và trở thành linh hồn của các cuộc chơi. Đó là một chàng trai ngay thẳng: A Phủ đánh A Sử khong phải vì kẻ trả thù và dám làm dám chịu. Đứng trước “ban xét xử”, A Phủ chịu đòn và không hề kêu van. Khi làm mất bò của nhà Thống lí, A Phủ có ý thức lập công chuộc tội nhưng không được. Đặc biệt ở đó là khát vọng tự do mãnh liệt. Thời ấu thơ, A Phủ không chịu ở dưới cánh đồng thấp. Đôi chân đã quen với băng đồng bằng đôi mắt đã quen nhìn, đôi tai quen nghe, A Phủ ý thức được khao khát tự do đang chảy tự nhiên trong huyết quản của mình. Rồi khi bị trói, A Phủ không chịu mà nhay đứt dây mây. Khác với những chi tiết trước, ta hầu như thất vọng khi A Phủ cam chịu để thống lí trói mình, thân trâu quen mang ách mang tròng, thân ngựa quen bị cầm cương. Nhưng khi cắt dây mây, dù là thân trâu kiếp ngựa nhưng ở chàng trai ấy vẫn vẹn nguyên trái tim, khát vọng sống của con người. Như vậy, khi bị dồn vào cảnh cùng đường tuyệt lộ, A Phủ khóc. Dòng nước mắt lấp lánh được phản quang bởi ánh lửa sưởi ấm trong đêm đông của Mị, lấp lánh của chất vàng mời, của chất ngọc quý trong tâm hồn. Khi được Mị cởi trói, trong cảnh sức cùng lực kiệt nhưng trước cái chết có thể đến nhanh, lại quật sức vùng chạy. A Phủ băng tới ánh sáng, vươn tới sự tự do không chỉ bằng sức mạnh đôi chân mà còn bằng sức mạnh của lòng ham sống, tự do. Khát vọng sống mở đường sống cho A Phủ và Mị. Họ đều phải vươn dật bằng sức mạnh tự thân trong điều kiện và khả năng có thể.
Ngôn ngữ giản dị, như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân tộc miền núi. Nhân vật A Phủ chủ yếu được khắc họa qua hành động là chính, phù hợp với đặc điểm nhân vật. Dẫu số phận có khổ đau, bất hạnh nhưng cuối cùng, bằng sức sống và ý chí của mình, nhân vật vẫn tìm được hạnh phúc, ánh sáng trên con đường mới của mình. Đó chính là bản lĩnh và tư tưởng của Tô Hoài khi ca ngợi con người với sức mạnh tiềm tàng – chạm tới vấn đề muôn thuở của nhân sinh. Mượn câu chuyện một thời để nói chuyện muôn đời. Đó chính là bí mật để tác phẩm mới rất lâu, trẻ rất dài và thoát khỏi quy luật nghiệt ngã của thời gian.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
Hình minh họa nhân vật A Phủ đang được Mị giải cư Nguồn: 1977 vblog
BÀI VIẾT SỐ 2 PHÂN TÍCH NHÂN VẬT A PHỦ TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” HAY NHẤT
Tô Hoài là một nhà văn có sức sáng tạo bền bỉ và phong phú. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn nổi bật của ông. Truyện gây ấn tượng với người đọc bởi ngôn ngữ đậm màu sắc dân tộc, bức tranh thiên nhiên, đời sống được khắc họa sinh động…Và có rất nhiều người đọc quan tâm đến hình tượng các nhân vật nhà văn xây dựng để gửi gắm một câu chuyện, một bài học ý nghĩa. Cùng với nhân vật Mị, nhân vật A Phủ trong truyện cũng lưu lại trong tâm trí người đọc nhiều dấu ấn với thân phận khổ đau nhưng vẻ đẹp tâm hồn lại vô cùng đáng quý.
Với hơn 200 đầu sách, Tô Hoài đã để lại dấu ấn nghệ thuật của mình ở hầu hết các hình thức sáng tạo văn học nghệ thuật như truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, lí luận hay kịch bản phim…Nhà văn có lối kể chuyện tự nhiên, vốn hiểu biết phong phú, sở trường miêu tả và đôi mắt tinh tế, sắc sảo khi nhìn ngắm thiên nhiên đất trời hay vẻ đẹp con người nhiều vùng miền trên đất nước. Tây Bắc là miền đất thân thương gợi nhiều cảm xúc cũng như cảm hứng văn chương của tác giả. Tô Hoài có một lần chia sẻ: “Đất nước và con người Tây Bắc đã để nhớ để thương cho tôi nhiều quá. Không thể quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn chân tôi xuống và vẫy tay: Chéo lù! Chèo lù! (Trở lại! Trở lại!) chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại mà còn mang lại cho những người thương một kỉ niệm của tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện tấm lòng người Mèo trung thực, chí tình”. Lật giở những trang truyện “Vợ chồng A Phủ”, hình ảnh nhân vật A Phủ được nhà văn phác họa nên rất sinh động với số phận khổ đau và những nét đẹp tâm hồn đáng trân trọng.
Nhà văn Tô Hoài khi viết “Vợ chồng A Phủ” đã xây dựng nên một A Phủ mang thân phận khổ đau. Sự khổ đau, cùng cực ấy theo suốt cuộc đời A Phủ từ độ ấu thơ cho đến những năm tháng trưởng thành. Khi còn nhỏ, A Phủ mồ côi cha mẹ, mất cả anh em trong một trận dịch đậu mùa tràn về làng. Làng Hắng Bìa của A Phủ trong dịch đậu mùa ấy chết nhiều trẻ con, cả người lớn chết, có nơi chết cả nhà. Gia đình chết hết chỉ còn sót lại có mình A Phủ, “có người làng đói bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. Nhưng, là một chàng trai mới mười một tuổi còn nhiều hiếu kỳ, ngang bướng, A Phủ không chịu ở cánh đồng thấp, “trốn lên núi” rồi “lưu lạc đến Hồng Ngài” đi làm cho nhà người từ mùa này đến mùa khác. Cuộc sống vất vưởng nơi lòng thung đầu núi cơ hồ đã biến A Phủ trở thành một trẻ thơ mà không có tuổi thơ. Đến độ trưởng thành, cái nghèo đói lại là nguyên nhân khiến A Phủ không nhà không cửa, không bạc không nương để cưới được vợ. Nhà sàn, khung cửi, cuộc sống giản dị, bình yên bên người vợ hiền…tất cả với A Phủ nghe thật xa xôi. Trong một lần “mắc tội” đánh A Sử - con quan làng vì A Sử phá đám, A Phủ đã trở thành con ở gạt nợ nhà thống lí một cách đầy oan ức. Bị đánh đập dã man, chịu cảnh “quýt làm cam chịu”, A Phủ trở thành con ở gạt nợ, kiếp tôi đòi thân bé mọn nhiều khổ đau.
Dẫu thân phận có lắm khổ đau, A Phủ lại mang những phẩm chất tốt đẹp đáng được tôn trọng. Trước hết đó là một chàng trai mạnh mẽ về thể chất, cường tráng về tinh thần. Dù mất cha mẹ từ thuở bé, chịu nhiều thiệt thòi không được chăm sóc, dạy bảo như A Phủ lại thạo nhiều việc, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo. Sự tháo vát cộng sự khỏe khoắn, cường tráng, “chạy nhanh như ngựa” giúp A Phủ trở thành một niềm ao ước của biết bao cô gái trong làng, đến độ có người còn nói: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu. Cùng với đó, hình tượng A Phủ được nhà văn Tô Hoài xây dựng còn mang đậm nét hồn nhiên, trong sáng. Mặc dù mồ côi cha mẹ, nhà nghèo không theo được tục lệ cưới xin của làng, không có bạc vàng, ruộng nương, ngày Tết A Phủ vẫn đi chơi, chơi rất say sưa, trở thành linh hồn của cuộc chơi, của đám bạn. Qua các chi tiết truyện, sự trung thực, chí tình và bản lĩnh nơi chàng trai này càng được thắp sáng. Đó là khi A Phủ xông lên đánh A Sử để bảo vệ lẽ phải. Đó là khi bị bắt quỳ chịu đánh vẫn không kêu mà im như tượng đá. Đó là khi dám làm dám chịu, dám xin lập công chuộc tội.
Điểm sáng trong tâm hồn, phẩm cách A Phủ chính là khát vọng tự do mạnh mẽ, mãnh liệt. Khi còn bé bị người làng bán cho người Thái ở lũng thấp, A Phủ đã trốn lên núi cao, trốn thoát khỏi cuộc sống tù túng, bí bách để đến với cái khoáng đạt của không gian, của cuộc sống tự do. Khi bị trói, A Phủ đã day đứt vòng dây mây. Khi không còn cơ hội giải thoát, trong ánh lửa bập bùng, Mị đã thấy A Phủ khóc. Khắc họa chi tiết đó, Tô Hoài dùng hai chữ “lấp lánh” và có lẽ mọi ý nghĩa, cảm xúc nằm trọn trong đây. Trước hết, từ láy này đã khắc họa chân thực dòng nước mắt A Phủ được ánh lửa từ bếp của Mị phản chiếu vào. Nhưng hơn hết, từ láy ấy mang đậm sức gợi, một cách đầy tinh tế đã biến dòng nước mắt ấy thành một cái gì rất đẹp, thành chất ngọc tâm hồn A Phủ. Đặc biệt, khi được Mị cắt dây cởi trói, dù đang trong cảnh cạn kiệt sức lực, thể xác rã rời, A Phủ vật quật sức vùng lên chạy. A Phủ băng mình để đến với ánh sáng, với cuộc sống tự do bằng niềm khát khao cháy bỏng. Có lẽ, chính lòng ham sống đã mở đường sống cho A Phủ, mở ra niềm hạnh phúc hân hoan của người đọc khi nghĩ đến tương lai của nhân vật này.
Qua những trang văn “Vợ chồng A Phủ”, với tài năng và sự quan sát tỉ mỉ, nhà văn Tô Hoài đã phác họa ra chân dung nhân vật A Phủ với số phận khổ đau nhưng lại mang nhiều nét đẹp tâm hồn. Sự hồn nhiên, trong sáng hay tâm hồn trung thực, chí tình, bản lĩnh và khát vọng tự do mãnh liệt ở A Phủ cũng chính là những nét phẩm chất của những người lao động vùng cao Tây Bắc. Truyện không chỉ mở ra một khung cảnh miền Tây với thiên nhiên và văn hóa đặc sắc mà còn giúp ta thêm sẻ chia, thấu hiểu và yêu mến hơn con người nơi đây.
-Nem-vfo.vn
Nhân vật A Phủ trong vợ chồng A PHủ
BÀI VIẾT SỐ 3 PHÂN TÍCH NHÂN VẬT A PHỦ TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” HAY CHI TI
Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật A Phủ.
"Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Truyện ngắn được in trong tập "Truyện Tây Bắc" xuất bản năm 1953. Truyện kể về cuộc đời của hai nhân vật chính Mị và A Phủ. Hai nhân vật này đã góp phần làm nổi bật giá trị của truyện cũng như mục đích của tác giả khi sáng tác truyện ngắn này. Và nhân vật A Phủ là đại diện cho những chàng trai Tây Bắc gan bướng, cứng cỏi và không sợ cường quyền.
Tác giả cho A Phủ xuất hiện đột ngột trong trận đánh nhau với A Sử – con trai thống lí, rồi bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ phải ở trừ nợ. Sau đó mới kể lai lịch của A Phủ. Cách giới thiệu này vừa gây chú ý cho người đọc vừa nhấn mạnh tính cách mạnh mẽ của A Phủ.
Từ bé, A Phủ đã mồ côi cha mẹ, không còn người thân thích trên đời, bị người làng bắt đem bán cho người Thái ở vùng thấp. Mới mười tuổi, A Phủ đã gan bướng, không thích ở cánh đồng thấp, trốn lên núi, lưu lạc tới Hồng Ngài. Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa” , “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc lại giỏi cày và săn bò tót rất bạo”. Con gái trong làng nhiều người mê, họ kháo nhau “Đứa nào được A Phủ cũng bằng đưuọc con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Người ta đùa vậy thôi chứ A Phủ nghèo lắm. Không có cha mẹ, không có ruộng nương, không có bạc, suốt đời làm thuê, làm sao A Phủ lấy nổi vợ. Nếu ở xã hội khác, A Phủ xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Thế mà A Phủ bị chà đạp, bị đối xử bất công. Nếu không được Mị giải thoát, chắc A Phủ đã chết trong tay cha con thống lí Pá Tra.
A Phủ là một chàng trai người Mèo có nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lao động.
A Phủ sớm tự khẳng định tính cách gan góc, một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứ nghề “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc, lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo”. Khi lớn lên, A Phủ chẳng những hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khỏe hơn người: “công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng…”, “A Phủ chạy nhanh như ngựa”. Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn sống một cuộc sống phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, tự tin của tuổi trẻ. “Đang tuổi chơi, trong ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong rừng”. Bởi vậy được nhiều người con gái trong làng mê và trở thành niềm ao ước của biết bao cô gái. Họ kháo với nhau: “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy chốc mà giàu”. Tuy nhiên với tập tục, phép làng, lễ cưới xin khắc nghiệt của xã hội phong kiến miền núi đương thời, A Phủ, chàng trai không cha không mẹ, không ruộng nương, không tiền bạc ấy, làm sao có thể lấy nổi vợ, làm gì có gia đình, hạnh phúc tươi sáng?
Đau khổ hơn nữa, A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do mà vẫn không thoát khỏi kiếp sống nô lệ. Do tính tình phóng khoáng, bướng bỉnh và yêu lẽ phải, chính nghĩa nên A Phủ đã dám đánh lại con nhà quan khi hắn phá đám chơi ngày Tết. “A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dập đẫu xuống xé vai áo đánh tới tấp”. Hành động dữ dội đó của A Phủ còn có nguyên cớ sâu xa từ mối thù giai cấp. Sau đó A Phủ bị cha con thống lí Pá Tra và bọn tay sai bắt và đánh đập vô cùng tàn bạo, dã man hơn cả thời trung cổ. Bọn thống lí và chức việc kéo đến ăn cỗ, hút thuốc phiện và đánh đập A Phủ suốt từ trưa đến hết đêm: “càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi… Cứ mỗi lần bọn chức việc hút xong A Phủ lại quỳ trước nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Hai đầu gối sưng bạnh ra như hổ mang phù”. Như vậy dưới ách thống trị tàn bạo và khắc nghiệt của lũ chúa đất, cuộc sống của người dân nghèo miền núi thật thảm thương, họ bị đánh đập hành hạ như một con vật. Tuy vậy A Phủ không hề khóc lóc, van xin mà trái lại vẫn tỏ ra bất khuất, cứng rắn, gan dạ “A Phủ quỳ chịu đòn chỉ im lặng như tượng đá”. Cuối cùng, với cách xử kiện quái gở, người phát đơn kiện cũng là người xử kiện, A Phủ đã bị phạt làm nô lệ suốt đời không công cho nhà thống lí.
A Phủ đã bị thống lí Pá Tra buộc làm nô lệ để trả nợ “đời mày, đời con mày, đời cháu máy tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ mới thôi”. Thế là cũng như Mị, A Phủ trở thành tên nô lệ chung thân bị khinh rẻ, bị ngược đãi trong vòng kiểm soát của chủ nô thống lí Pá Tra. Từ đây A Phủ bị thống lí bòn rút sức lao động “đốt rừng, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, ngựa quanh năm một thân một mình, rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”.
Bi thảm và tuyệt vọng hơn nữa khi tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng được quyết định bởi bàn tay tàn bạo của thống lí Pá Tra. Chỉ vì để hổ vồ mất bò, A Phủ đã rơi vào thảm họa mới. Thống lí quát thẳng vào mặt A Phủ “Quân ăn cướp làm mất bò tao…” rồi sai A Phủ lấy cái cọc và cuộn dây mây cuốn từ chân lên vai trói đứng A Phủ lại. Nếu không bắt được hổ đem về thì cho A Phủ “đứng chết ở đấy”. Sau bao ngày bị A Phủ “trói đứng ở trong góc nhà”, “chỉ đứng nhắm mắt” và thần chết đã in dấu trên hai hõm má xám lại vì tuyệt vọng và khổ đau của A Phủ. A Phủ đã nằm bên bờ vực của cái chết. “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi con người ta ý thức được rằng mình sẽ chết, sắp chết, chứng kiến cái chết đang lan khắp cơ thể mà đành bất lực tuyệt vọng.
Miêu tả cuộc sống khổ cực đau thương, tủi nhục của A Phủ, Tô Hoài một mặt đồng cảm xót thương với thân phận khổ đau của người lao động miền núi, một mặt khác vừa vạch trần bộ mặt tàn bạo, dã man của bọn chúa đất đã vùi dập không tiếc thương sự sống của họ.
Tuy vậy, với khát vọng mãnh liệt, với bản chất gan góc, bất khuất sẵn có, A Phủ không chịu tìm cái chết mà tìm mọi cách tự giải thoát. “Đến đêm, A Phủ cúi xuống nhay đứt hai vòng mây, nhích giãn dây trói một bên tay”. Và với sự trợ giúp của Mị, “A Phủ đã quật sức vùng lên, chạy xuống dốc núi”. A Phủ và Mị trốn khỏi Hồng Ngài, tới khu du kích Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu. A Phủ và Mị lần lượt trở thành chiến sĩ du kích, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn cuộc đời mình, bản làng quê hương mình. Từ đấu tranh tự phát A Phủ và Mị tiến dần đến cuộc đấu tranh tự giác.
Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật A Phủ hiện lên thật độc đáo, hấp dẫn. Nhân vật ít nói, thiên về hành động. Cùng với Mị, cuộc đời A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận, phẩm chất và con đường đi của người dân vùng cao Tây Bắc. Từ bóng tối của cuộc đời đau khổ tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm, ánh sáng tự do và cách mạng. Đó cũng là giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này.
_TN_vfo.vn
Cái đẹp trong cuộc sống thì nhiều nhưng người ta vẫn tìm và say mê cái đẹp trong văn học. Như thế, những tác phẩm văn chương hẳn không chỉ để giải trí, không chỉ là tiếng cười nhất thời cất lên rồi vang vào hư không. Nghệ thuật “không tồn tại tự nó và cho nó” mà còn có thiên chức cao cả để làm đẹp hơn cho con người và cuộc đời. Đối tượng muôn đời của văn học chính là cái đẹp, cái đẹp cao cả về tâm hồn và nhân cách, của những giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống. Khi hiện thực cuộc sống quá nhiều nỗi đau và giọt nước mắt, văn chương “tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên” (Đặng Tiến). Từ những khổ đau lượm lặt trên luống đất người dân cày, nhà văn gieo vào đó tình yêu, ước mơ, khát vọng; chúng nâng đỡ những người cùng khổ. Dẫu biết trong cuộc sống này luôn tồn tại song hành cái tốt và cái xấu, bóng tối đôi khi làm dập tắt những tia sáng nhưng hãy tin rằng, công lí luôn đứng về phía cái thiện, hạnh phúc luôn chảo đón những người thành tâm theo đuổi và gìn giữ nó. Đó chính là điều Tô Hoài muốn nói với chúng ta qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Ở đó, không chỉ là Mị mà A Phủ cũng đã bước sang một trang đời khác. Hôm nay, chúng ta cùng nhau phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm. Dưới đây là bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc mọi người học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH NHÂN VẬT A PHỦ TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” CHI TIẾT NHẤT LỚP 12
Nhà văn Tô Hoài từng khẳng định: xây dựng nhân vật là điều cốt yếu nhất của tác phẩm. Nhân vật không cần luôn luôn xuất hiện, không cần miêu tả quá nhiều, quá kĩ nhưng vẫn đủ để tạo ra sức ảnh hưởng với tác phẩm và người đọc. Đó là cách mà nhà văn xây dựng nhân vật A Phủ, góp phần làm nên thành công của “Vợ chồng A Phủ”.
Tập "Truyện Tây Bắc" là vụ mùa thu hoạch từ chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài năm 1952. Có thể nói: “đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên….” chẳng những nhắc nhớ người nghệ sĩ ấy ngày quay trở lạ mà còn “phải đem trả cho những người thương ấy” “một tấm lòng mình, một cái gì làm hiện lại cả cuộc đời người Hmông trung thực, chí tình…”. Bằng tấm lòng chân phương ấy, “Vợ chồng A Phủ” đã ra đời. Cốt truyện vừa quen mà lại lạ. Câu chuyện về kiếp người bé mọn, gặp nhiều bất hạnh, đắng cay nhưng nhờ những phẩm chất cao quý đã được đổi đời – mô típ quen thuộc của truyện cổ tích. Nhưng nhân vật chính được đổi đời không phải bằng phép nhiệm màu cổ tích mà phép nhiệm màu ấy do chính con người tạo ra và do thời đại mang tới. Cùng với nhân vật Mị, cuộc đời A Phủ đã khẳng định điều đó.
Số phận của nhân vật có thể gói gọn trong hai chữ khổ đau. Từ thuở ấu thơ, A Phủ phải chịu khổ, nỗi khổ “mồ côi cha mẹ” (Sau một lần làng bị bệnh dịch, cả gia đình chỉ còn lại A Phủ). A Phủ là trẻ thơ mà không có tuổi thơ, lang thang màn trời chiếu đất, lưng thung đầu núi, trưởng thành lại trở thành món hàng bị người làng bán cho người Thái. Lúc trưởng thành, vì “nghèo nên không lấy được vợ”, dù có đủ phẩm chất để hưởng hạnh phúc nhưng không có một nẻo đường để mơ về hạnh phúc. Hạnh phúc. Với A Phủ, hạnh phúc xa như nước dưới nguồn, mây trên núi, mãi không thể chạm tới. Rồi A Phủ còn phải chịu khổ, nỗi khổ thành con ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Lý do chỉ vì đã dám đánh con quan làng nên bị “tội”, phải làm con ở cho nhà địa chủ. Ở xã hội ấy, kẻ dám đứng lên bảo vệ lẽ phải lại là kẻ thành tội đồ; kẻ là bị cáo thì trở thành vô can còn bố của bị can lại ngồi ghế của quan tòa. Một pha xét xẻ đầy vô lí, bị cáo bị đánh đập, trừng phạt vô lí trước khi bị luận tội, chịu cảnh “quýt làm cam chịu”, mãn kiếp truyền đời bị bóc lột sức lao động. Khi làm mất một con bò cũng bị trói đứng đến khi A Sử bắt được con hổ kia về. Khi bị đánh, phản ứng của A Phủ chỉ im như tượng đá, cam chịu, nhẫn nhục. Khi bị trói, giọt nước mắt hiếm hoi của người đàn ông cũng trào ra.
Nhưng ta còn thấy ở A Phủ vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý của con người miền núi cũng như con người Việt Nam: cường tráng về thể chất, khỏe khoắn về tinh thần. Một chàng trai hồn nhiên trong sáng: ngày Tết dù không có gì, A Phủ vẫn đi chơi và trở thành linh hồn của các cuộc chơi. Đó là một chàng trai ngay thẳng: A Phủ đánh A Sử khong phải vì kẻ trả thù và dám làm dám chịu. Đứng trước “ban xét xử”, A Phủ chịu đòn và không hề kêu van. Khi làm mất bò của nhà Thống lí, A Phủ có ý thức lập công chuộc tội nhưng không được. Đặc biệt ở đó là khát vọng tự do mãnh liệt. Thời ấu thơ, A Phủ không chịu ở dưới cánh đồng thấp. Đôi chân đã quen với băng đồng bằng đôi mắt đã quen nhìn, đôi tai quen nghe, A Phủ ý thức được khao khát tự do đang chảy tự nhiên trong huyết quản của mình. Rồi khi bị trói, A Phủ không chịu mà nhay đứt dây mây. Khác với những chi tiết trước, ta hầu như thất vọng khi A Phủ cam chịu để thống lí trói mình, thân trâu quen mang ách mang tròng, thân ngựa quen bị cầm cương. Nhưng khi cắt dây mây, dù là thân trâu kiếp ngựa nhưng ở chàng trai ấy vẫn vẹn nguyên trái tim, khát vọng sống của con người. Như vậy, khi bị dồn vào cảnh cùng đường tuyệt lộ, A Phủ khóc. Dòng nước mắt lấp lánh được phản quang bởi ánh lửa sưởi ấm trong đêm đông của Mị, lấp lánh của chất vàng mời, của chất ngọc quý trong tâm hồn. Khi được Mị cởi trói, trong cảnh sức cùng lực kiệt nhưng trước cái chết có thể đến nhanh, lại quật sức vùng chạy. A Phủ băng tới ánh sáng, vươn tới sự tự do không chỉ bằng sức mạnh đôi chân mà còn bằng sức mạnh của lòng ham sống, tự do. Khát vọng sống mở đường sống cho A Phủ và Mị. Họ đều phải vươn dật bằng sức mạnh tự thân trong điều kiện và khả năng có thể.
Ngôn ngữ giản dị, như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân tộc miền núi. Nhân vật A Phủ chủ yếu được khắc họa qua hành động là chính, phù hợp với đặc điểm nhân vật. Dẫu số phận có khổ đau, bất hạnh nhưng cuối cùng, bằng sức sống và ý chí của mình, nhân vật vẫn tìm được hạnh phúc, ánh sáng trên con đường mới của mình. Đó chính là bản lĩnh và tư tưởng của Tô Hoài khi ca ngợi con người với sức mạnh tiềm tàng – chạm tới vấn đề muôn thuở của nhân sinh. Mượn câu chuyện một thời để nói chuyện muôn đời. Đó chính là bí mật để tác phẩm mới rất lâu, trẻ rất dài và thoát khỏi quy luật nghiệt ngã của thời gian.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
Hình minh họa nhân vật A Phủ đang được Mị giải cư Nguồn: 1977 vblog
BÀI VIẾT SỐ 2 PHÂN TÍCH NHÂN VẬT A PHỦ TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” HAY NHẤT
Tô Hoài là một nhà văn có sức sáng tạo bền bỉ và phong phú. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn nổi bật của ông. Truyện gây ấn tượng với người đọc bởi ngôn ngữ đậm màu sắc dân tộc, bức tranh thiên nhiên, đời sống được khắc họa sinh động…Và có rất nhiều người đọc quan tâm đến hình tượng các nhân vật nhà văn xây dựng để gửi gắm một câu chuyện, một bài học ý nghĩa. Cùng với nhân vật Mị, nhân vật A Phủ trong truyện cũng lưu lại trong tâm trí người đọc nhiều dấu ấn với thân phận khổ đau nhưng vẻ đẹp tâm hồn lại vô cùng đáng quý.
Với hơn 200 đầu sách, Tô Hoài đã để lại dấu ấn nghệ thuật của mình ở hầu hết các hình thức sáng tạo văn học nghệ thuật như truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, lí luận hay kịch bản phim…Nhà văn có lối kể chuyện tự nhiên, vốn hiểu biết phong phú, sở trường miêu tả và đôi mắt tinh tế, sắc sảo khi nhìn ngắm thiên nhiên đất trời hay vẻ đẹp con người nhiều vùng miền trên đất nước. Tây Bắc là miền đất thân thương gợi nhiều cảm xúc cũng như cảm hứng văn chương của tác giả. Tô Hoài có một lần chia sẻ: “Đất nước và con người Tây Bắc đã để nhớ để thương cho tôi nhiều quá. Không thể quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn chân tôi xuống và vẫy tay: Chéo lù! Chèo lù! (Trở lại! Trở lại!) chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại mà còn mang lại cho những người thương một kỉ niệm của tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện tấm lòng người Mèo trung thực, chí tình”. Lật giở những trang truyện “Vợ chồng A Phủ”, hình ảnh nhân vật A Phủ được nhà văn phác họa nên rất sinh động với số phận khổ đau và những nét đẹp tâm hồn đáng trân trọng.
Nhà văn Tô Hoài khi viết “Vợ chồng A Phủ” đã xây dựng nên một A Phủ mang thân phận khổ đau. Sự khổ đau, cùng cực ấy theo suốt cuộc đời A Phủ từ độ ấu thơ cho đến những năm tháng trưởng thành. Khi còn nhỏ, A Phủ mồ côi cha mẹ, mất cả anh em trong một trận dịch đậu mùa tràn về làng. Làng Hắng Bìa của A Phủ trong dịch đậu mùa ấy chết nhiều trẻ con, cả người lớn chết, có nơi chết cả nhà. Gia đình chết hết chỉ còn sót lại có mình A Phủ, “có người làng đói bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. Nhưng, là một chàng trai mới mười một tuổi còn nhiều hiếu kỳ, ngang bướng, A Phủ không chịu ở cánh đồng thấp, “trốn lên núi” rồi “lưu lạc đến Hồng Ngài” đi làm cho nhà người từ mùa này đến mùa khác. Cuộc sống vất vưởng nơi lòng thung đầu núi cơ hồ đã biến A Phủ trở thành một trẻ thơ mà không có tuổi thơ. Đến độ trưởng thành, cái nghèo đói lại là nguyên nhân khiến A Phủ không nhà không cửa, không bạc không nương để cưới được vợ. Nhà sàn, khung cửi, cuộc sống giản dị, bình yên bên người vợ hiền…tất cả với A Phủ nghe thật xa xôi. Trong một lần “mắc tội” đánh A Sử - con quan làng vì A Sử phá đám, A Phủ đã trở thành con ở gạt nợ nhà thống lí một cách đầy oan ức. Bị đánh đập dã man, chịu cảnh “quýt làm cam chịu”, A Phủ trở thành con ở gạt nợ, kiếp tôi đòi thân bé mọn nhiều khổ đau.
Dẫu thân phận có lắm khổ đau, A Phủ lại mang những phẩm chất tốt đẹp đáng được tôn trọng. Trước hết đó là một chàng trai mạnh mẽ về thể chất, cường tráng về tinh thần. Dù mất cha mẹ từ thuở bé, chịu nhiều thiệt thòi không được chăm sóc, dạy bảo như A Phủ lại thạo nhiều việc, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo. Sự tháo vát cộng sự khỏe khoắn, cường tráng, “chạy nhanh như ngựa” giúp A Phủ trở thành một niềm ao ước của biết bao cô gái trong làng, đến độ có người còn nói: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu. Cùng với đó, hình tượng A Phủ được nhà văn Tô Hoài xây dựng còn mang đậm nét hồn nhiên, trong sáng. Mặc dù mồ côi cha mẹ, nhà nghèo không theo được tục lệ cưới xin của làng, không có bạc vàng, ruộng nương, ngày Tết A Phủ vẫn đi chơi, chơi rất say sưa, trở thành linh hồn của cuộc chơi, của đám bạn. Qua các chi tiết truyện, sự trung thực, chí tình và bản lĩnh nơi chàng trai này càng được thắp sáng. Đó là khi A Phủ xông lên đánh A Sử để bảo vệ lẽ phải. Đó là khi bị bắt quỳ chịu đánh vẫn không kêu mà im như tượng đá. Đó là khi dám làm dám chịu, dám xin lập công chuộc tội.
Điểm sáng trong tâm hồn, phẩm cách A Phủ chính là khát vọng tự do mạnh mẽ, mãnh liệt. Khi còn bé bị người làng bán cho người Thái ở lũng thấp, A Phủ đã trốn lên núi cao, trốn thoát khỏi cuộc sống tù túng, bí bách để đến với cái khoáng đạt của không gian, của cuộc sống tự do. Khi bị trói, A Phủ đã day đứt vòng dây mây. Khi không còn cơ hội giải thoát, trong ánh lửa bập bùng, Mị đã thấy A Phủ khóc. Khắc họa chi tiết đó, Tô Hoài dùng hai chữ “lấp lánh” và có lẽ mọi ý nghĩa, cảm xúc nằm trọn trong đây. Trước hết, từ láy này đã khắc họa chân thực dòng nước mắt A Phủ được ánh lửa từ bếp của Mị phản chiếu vào. Nhưng hơn hết, từ láy ấy mang đậm sức gợi, một cách đầy tinh tế đã biến dòng nước mắt ấy thành một cái gì rất đẹp, thành chất ngọc tâm hồn A Phủ. Đặc biệt, khi được Mị cắt dây cởi trói, dù đang trong cảnh cạn kiệt sức lực, thể xác rã rời, A Phủ vật quật sức vùng lên chạy. A Phủ băng mình để đến với ánh sáng, với cuộc sống tự do bằng niềm khát khao cháy bỏng. Có lẽ, chính lòng ham sống đã mở đường sống cho A Phủ, mở ra niềm hạnh phúc hân hoan của người đọc khi nghĩ đến tương lai của nhân vật này.
Qua những trang văn “Vợ chồng A Phủ”, với tài năng và sự quan sát tỉ mỉ, nhà văn Tô Hoài đã phác họa ra chân dung nhân vật A Phủ với số phận khổ đau nhưng lại mang nhiều nét đẹp tâm hồn. Sự hồn nhiên, trong sáng hay tâm hồn trung thực, chí tình, bản lĩnh và khát vọng tự do mãnh liệt ở A Phủ cũng chính là những nét phẩm chất của những người lao động vùng cao Tây Bắc. Truyện không chỉ mở ra một khung cảnh miền Tây với thiên nhiên và văn hóa đặc sắc mà còn giúp ta thêm sẻ chia, thấu hiểu và yêu mến hơn con người nơi đây.
-Nem-vfo.vn
Nhân vật A Phủ trong vợ chồng A PHủ
BÀI VIẾT SỐ 3 PHÂN TÍCH NHÂN VẬT A PHỦ TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” HAY CHI TI
Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật A Phủ.
"Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Truyện ngắn được in trong tập "Truyện Tây Bắc" xuất bản năm 1953. Truyện kể về cuộc đời của hai nhân vật chính Mị và A Phủ. Hai nhân vật này đã góp phần làm nổi bật giá trị của truyện cũng như mục đích của tác giả khi sáng tác truyện ngắn này. Và nhân vật A Phủ là đại diện cho những chàng trai Tây Bắc gan bướng, cứng cỏi và không sợ cường quyền.
Tác giả cho A Phủ xuất hiện đột ngột trong trận đánh nhau với A Sử – con trai thống lí, rồi bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ phải ở trừ nợ. Sau đó mới kể lai lịch của A Phủ. Cách giới thiệu này vừa gây chú ý cho người đọc vừa nhấn mạnh tính cách mạnh mẽ của A Phủ.
Từ bé, A Phủ đã mồ côi cha mẹ, không còn người thân thích trên đời, bị người làng bắt đem bán cho người Thái ở vùng thấp. Mới mười tuổi, A Phủ đã gan bướng, không thích ở cánh đồng thấp, trốn lên núi, lưu lạc tới Hồng Ngài. Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa” , “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc lại giỏi cày và săn bò tót rất bạo”. Con gái trong làng nhiều người mê, họ kháo nhau “Đứa nào được A Phủ cũng bằng đưuọc con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Người ta đùa vậy thôi chứ A Phủ nghèo lắm. Không có cha mẹ, không có ruộng nương, không có bạc, suốt đời làm thuê, làm sao A Phủ lấy nổi vợ. Nếu ở xã hội khác, A Phủ xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Thế mà A Phủ bị chà đạp, bị đối xử bất công. Nếu không được Mị giải thoát, chắc A Phủ đã chết trong tay cha con thống lí Pá Tra.
A Phủ là một chàng trai người Mèo có nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lao động.
A Phủ sớm tự khẳng định tính cách gan góc, một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứ nghề “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc, lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo”. Khi lớn lên, A Phủ chẳng những hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khỏe hơn người: “công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng…”, “A Phủ chạy nhanh như ngựa”. Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn sống một cuộc sống phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, tự tin của tuổi trẻ. “Đang tuổi chơi, trong ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong rừng”. Bởi vậy được nhiều người con gái trong làng mê và trở thành niềm ao ước của biết bao cô gái. Họ kháo với nhau: “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy chốc mà giàu”. Tuy nhiên với tập tục, phép làng, lễ cưới xin khắc nghiệt của xã hội phong kiến miền núi đương thời, A Phủ, chàng trai không cha không mẹ, không ruộng nương, không tiền bạc ấy, làm sao có thể lấy nổi vợ, làm gì có gia đình, hạnh phúc tươi sáng?
Đau khổ hơn nữa, A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do mà vẫn không thoát khỏi kiếp sống nô lệ. Do tính tình phóng khoáng, bướng bỉnh và yêu lẽ phải, chính nghĩa nên A Phủ đã dám đánh lại con nhà quan khi hắn phá đám chơi ngày Tết. “A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dập đẫu xuống xé vai áo đánh tới tấp”. Hành động dữ dội đó của A Phủ còn có nguyên cớ sâu xa từ mối thù giai cấp. Sau đó A Phủ bị cha con thống lí Pá Tra và bọn tay sai bắt và đánh đập vô cùng tàn bạo, dã man hơn cả thời trung cổ. Bọn thống lí và chức việc kéo đến ăn cỗ, hút thuốc phiện và đánh đập A Phủ suốt từ trưa đến hết đêm: “càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi… Cứ mỗi lần bọn chức việc hút xong A Phủ lại quỳ trước nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Hai đầu gối sưng bạnh ra như hổ mang phù”. Như vậy dưới ách thống trị tàn bạo và khắc nghiệt của lũ chúa đất, cuộc sống của người dân nghèo miền núi thật thảm thương, họ bị đánh đập hành hạ như một con vật. Tuy vậy A Phủ không hề khóc lóc, van xin mà trái lại vẫn tỏ ra bất khuất, cứng rắn, gan dạ “A Phủ quỳ chịu đòn chỉ im lặng như tượng đá”. Cuối cùng, với cách xử kiện quái gở, người phát đơn kiện cũng là người xử kiện, A Phủ đã bị phạt làm nô lệ suốt đời không công cho nhà thống lí.
A Phủ đã bị thống lí Pá Tra buộc làm nô lệ để trả nợ “đời mày, đời con mày, đời cháu máy tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ mới thôi”. Thế là cũng như Mị, A Phủ trở thành tên nô lệ chung thân bị khinh rẻ, bị ngược đãi trong vòng kiểm soát của chủ nô thống lí Pá Tra. Từ đây A Phủ bị thống lí bòn rút sức lao động “đốt rừng, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, ngựa quanh năm một thân một mình, rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”.
Bi thảm và tuyệt vọng hơn nữa khi tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng được quyết định bởi bàn tay tàn bạo của thống lí Pá Tra. Chỉ vì để hổ vồ mất bò, A Phủ đã rơi vào thảm họa mới. Thống lí quát thẳng vào mặt A Phủ “Quân ăn cướp làm mất bò tao…” rồi sai A Phủ lấy cái cọc và cuộn dây mây cuốn từ chân lên vai trói đứng A Phủ lại. Nếu không bắt được hổ đem về thì cho A Phủ “đứng chết ở đấy”. Sau bao ngày bị A Phủ “trói đứng ở trong góc nhà”, “chỉ đứng nhắm mắt” và thần chết đã in dấu trên hai hõm má xám lại vì tuyệt vọng và khổ đau của A Phủ. A Phủ đã nằm bên bờ vực của cái chết. “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi con người ta ý thức được rằng mình sẽ chết, sắp chết, chứng kiến cái chết đang lan khắp cơ thể mà đành bất lực tuyệt vọng.
Miêu tả cuộc sống khổ cực đau thương, tủi nhục của A Phủ, Tô Hoài một mặt đồng cảm xót thương với thân phận khổ đau của người lao động miền núi, một mặt khác vừa vạch trần bộ mặt tàn bạo, dã man của bọn chúa đất đã vùi dập không tiếc thương sự sống của họ.
Tuy vậy, với khát vọng mãnh liệt, với bản chất gan góc, bất khuất sẵn có, A Phủ không chịu tìm cái chết mà tìm mọi cách tự giải thoát. “Đến đêm, A Phủ cúi xuống nhay đứt hai vòng mây, nhích giãn dây trói một bên tay”. Và với sự trợ giúp của Mị, “A Phủ đã quật sức vùng lên, chạy xuống dốc núi”. A Phủ và Mị trốn khỏi Hồng Ngài, tới khu du kích Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu. A Phủ và Mị lần lượt trở thành chiến sĩ du kích, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn cuộc đời mình, bản làng quê hương mình. Từ đấu tranh tự phát A Phủ và Mị tiến dần đến cuộc đấu tranh tự giác.
Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật A Phủ hiện lên thật độc đáo, hấp dẫn. Nhân vật ít nói, thiên về hành động. Cùng với Mị, cuộc đời A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận, phẩm chất và con đường đi của người dân vùng cao Tây Bắc. Từ bóng tối của cuộc đời đau khổ tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm, ánh sáng tự do và cách mạng. Đó cũng là giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này.
_TN_vfo.vn