Hướng dẫn học sinh bài văn mẫu Phân tích nhân vật bé Hồng và qua đó nêu cảm nghĩ về những em bé có cùng cảnh ngộ.
Cuộc sống còn nhiều điều tuyệt vời trên trang sách và trong thực tế. Nhưng cuộc sống cũng đau khổ biết bao, cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn, cái nên thơ còn lóng lánh những giọt nước mắt ở đời. Vậy đấy, cuộc sống xung quanh chúng ta vẫn tồn tại phức tạp và phong phú như vậy. mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, không phải ai trong chúng ta cũng đều được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. có người tật nguyền, có người mồ côi, có người phải xa cha mẹ để một mình bươn chải hoặc sống cùng người mình không ưa. Nhưng đó là những mặt đối lập mà thống nhất của cuộc sống, ta cần học cách chấp nhận. Những trang viết của các nhà văn hiện thực đã phản ánh sâu sắc và đầy đủ điều ấy. Và Nguyên Hồng, bằng những thấm thía và bất hạnh của tuổi thơ, những trang văn của ông là dòng ánh sáng yêu thương về con người, nhưng cũng cho ta thấy những số phận đầy tội nghiệp, như một cậu bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn phân tích nhân vật bé Hồng và qua đó nêu cảm xúc về những em bé có cùng cảnh ngộ nhé.
Hình ảnh bài văn phân tích nhân vật bé Hồng trong lòng mẹ
BÀI VĂN 1: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT BÉ HỒNG QUA ĐOẠN TRÍCH TRONG LÒNG MẸ VÀ QUA ĐÓ NÊU CẢM NHẬN VỀ NHỮNG EM BÉ CÓ CÙNG CẢNH NGỘ
Nguyên Hồng, một nhà văn của trẻ em và người phụ nữ. Những trang viết của ông luôn thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc về con người, những trang văn như dòng ánh sáng yêu thương chảy từ tấm lòng của nhà văn lên trang giấy mà đến nay khi đã nằm dưới sâu ba thước đất, nguồn nước mắt ấy liệu còn vơi cạn được chăng. Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nhà văn đã để lại cho ta ấn tượng sâu đậm về nhân vật bé Hồng và gợi ta suy nghĩ, lắng lòng mình để hiểu thêm về những số phận cùng cảnh ngộ.
Nguyên Hồng đã viết tác phẩm “Những ngày thơ ấu” từ chính số phận bất hạnh của mình, và bởi vậy đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” có thể thấy chú bé Hồng trong Trong lòng mẹ chính là nhà văn Nguyên Hồng thuở thiếu thời, phải chịu nhiều cay đắng trong cảnh nghèo khổ và mồ côi.
Trước hết, qua đoạn trích, nhân vật Bé Hồng hiện lên là một người con hiếu thảo, giàu lòng yêu thương mẹ, tình cảm mãnh liệt ấy đã được nhà văn truyền tải đầy xúc động. Mặc dù gần một năm trời sống bơ vơ và đói rách giữa thái độ ghẻ lạnh và nhất là những lời lẽ cay nghiệt của người cô nói xấu mẹ mình, lòng yêu thương mẹ của Hồng không vì thế mà suy giảm. Ngược lại, bé càng thông cảm với mẹ hơn. Hồng đã rất sớm nhận ra cái bất công của cổ tục làm khổ nhục mẹ mình và xót xa mẹ đến “cổ họng nghẹn ứ” muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi” cái cổ tục ấy nếu như nó cụ thể như hòn đá, cục thủy tinh. Lòng thương yêu, kính trọng mẹ đã giúp Hồng trước sau nhận rõ ác ý của người cô cay nghiệt vẫn thấy mẹ mình phải được che chở, phải được sống đàng hoàng giữa cuộc đời. Trong lòng chú bé, nguyên vẹn người mẹ rất đáng yêu, rất đẹp với “gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn... tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Trong sâu thẳm cảm giác vẫn nguyên sự ấm áp “mơn man khắp da thịt”, “hơi quần áo... hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường. nhưu vậy tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng đã vượt qua cả những điều cổ hủ, hững ác kiến. cái đẹp và cái thiện đã chiến thắng cái xấu, cái ác. Chú bé Hồng hiện lên vừa đáng thương trong cảnh ngộ ấy vừa đáng tự hào vì đã có những thái độ tiến bộ và tin tưởng mẹ mình.
Yêu mẹ, thương mẹ, vậy nên hạnh phúc với một đứa trẻ như bé Hồng không gì bằng việc được gần gũi và ấm lòng nơi mẹ, ấy thế nhưng hoàn cảnh xô đẩy. Cái đói và miếng ăn đã đè nặng con người ta, và mẹ chú bé Hồng cũng vậy. Nhwung trong hoàn cảnh đấy, Hồng luôn yêu thưowng và nghĩ về mẹ, nên bé Hồng luôn cảm thấy buồn tủi trong cảnh sống nhờ. Trước thái độ miệt thị của người cô, Hồng “im lặng, cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khóe mắt cay cay”, có lúc “nước mắt tôi đã ròng ròng...” khi người mẹ xiết mãi nỗi đau ấy. Ngay cả lúc bất ngờ gặp mẹ, nỗi mừng của Hồng cũng . .... chứa cái tủi, khiến chú “òa lên khóc, rồi cứ thế nức nở” trong lòng mẹ.
Tình yêu thương ấy hay cũng chính là nỗi khát khao được gặp ẹm, và niềm hạnh phúc mãnh liệt trào dâng khi được gặp mẹ mình. Nỗi khao khát ấy thể hiện rõ trong bước chạy “ríu cả chân lại" của chú bé. Nỗi khao khát ấy khiến chú bé hình dung đến sự tuyệt vọng ghê gớm của người đi giữa sa mạc gặp ảo ảnh dòng nước, nếu bị nhận lầm dáng mẹ. Cảm giác ấm áp sung sướng tuyệt vời “đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt” khi được trong lòng mẹ, cho ta thấy nỗi khao khát ấy cụ thể, xúc động biết chừng nào. Phải như bé Hồng trong phút lăn vào lòng mẹ, “được bàn tay mẹ vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng cho”, mới cảm thấy hết một nỗi “êm dịu vô cùng” mà chỉ mẹ mới có thể cho ta. Tình cảm mãnh liệt và bỏng sôi ấy càng cho ta hiểu thêm về sức mạnh và sự quý giá của tình mẫu tử thiêng liêng.
Như vậy qua đoạn trích, chú bé Hồng hiện lên là người dũng cảm, và đặc biệt là giàu lòng yêu thương mẹ, nhưng cũng rất vị tha khi bỏ qua hết những gì ác độc từ phía bà cô. Tình cảnh ấy của bé hồng gợi lên trong ta niềm trắc ẩn. rằng cuộc sống còn rất nhiều những số phận bất hạnh, ta cần biết trân trọng khi ta may mắn hơn họ cả về vật chất lẫn tinh thần. đồng thời, hãy biết trân trọng và yêu thương mẹ, người đã hi sinh cả cuộc đời vì ta. Và Nguyên Hồng có lẽ cũng muốn nói với chúng ta rằng: Tình mẫu tử là bất diệt, thiêng liêng, là mạnh mẽ vô biên, bất hoàn cảnh nào. Và nó chính là thứ hạnh phúc giản dị mà cao quý nhất trên cõi đời này.
Bằng việc sống trong lòng những sáng tạo của mình, Nguyên Hồng đã để lại cho người đọc những trang hoa tờ hoa thật thấm thía về tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT BÉ HỒNG TRONG ĐOẠN TRÍCH TRONG LÒNG MẸ, ĐỒNG THỜI BÀY TỎ CẢM XÚC CỦA EM VỀ NHỮNG EM BÉ CÓ CÙNG CẢNH NGỘ NHƯ THẾ 2
“Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Trên thế gian này, không có thứ tình cảm nào cao quý và thiêng liêng hơn tình mẫu tử. Là một đứa con có tình yêu mẹ sâu sắc, Nguyên Hồng đã thực sự tạo nên những trang viết thấm thía và cảm động về tình mẫu tử. Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, ta lại được sống trong tình cảm ấy một lần nữa khi cảm nhận tình yêu da diết của bé Hồng dành cho mẹ.
Bé Hồng thương yêu mẹ sâu sắc. Mặc cho hoàn cảnh cha nghiện ngập mà chết, mẹ đi tha hương cầu thực, sống với bà cô cay nghiệt, cậu càng khao khát tình yêu của mẹ nhiều hơn. Yêu mẹ, Hồng thương mẹ nhiều hơn và cảm thông với những hủ tục mà người phụ nữ bất hạnh phải chịu: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi như một hòn đá hay mẩu thủy tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Trong những điều cay đắng mà bé Hồng phải chịu không chỉ có nỗi đau, nó còn là niềm căm hờn cái xấu, cái ác đang chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng của con người.
Tình yêu mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng bỗng trào dâng trong giây phút được gặp lại mẹ. Hình ảnh người mẹ hiện lên qua đôi mắt ngày đêm mong nhớ của chú vẫn đẹp đẽ và thân thương lạ lùng: “gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hơi quần áo mẹ tôi và hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Khao khát gặp lại mẹ còn thể hiện ở tiếng gọi bối rối: “Mợ ơi, mợ ơi” và bước chạy “ríu cả chân lại”. Và khi biết đó là mẹ mình thật thì cậu khóc nức nở bởi sung sướng và hạnh phúc. Giây phút được ở trong lòng mẹ có lẽ đã khỏa lấp biết bao những tủi hờn, thua thiệt của bé Hồng bấy lâu nay, cậu cảm thấy “ấm áp, mơn man khắp da thịt”, “không nhớ mẹ đã hỏi gì mình đã đáp gì”. Đó là cảm giác choáng ngợp trong hạnh phúc vô biên mà chỉ những ai phải trải qua những ngày thiếu vắng mẹ mới cảm nhận được. Ở trong lòng mẹ, được mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, Hồng lại trở về làm một chú bé con ngây thơ, trong trắng, luôn chờ mong tình yêu thương từ mẹ. Thời khắc ấy, Hồng đã quên đi tất cả những cay đắng , tủi cực, những lời xúc phạm của bà cô. Bé Hồng đã được sống những giờ phút thần tiên hiếm hoi nhất, giản dị, mơ mộng mà cũng vô cùng đẹp đẽ, thiêng liêng.
Chúng ta, những người may mắn có mẹ ở bên yêu thương, che chở càng phải cảm thông nhiều hơn với những số phận bất hạnh, kém may mắn như bé Hồng. Qua tâm trạng của chú bé Hồng và niềm khao khát tình thương của cậu, ta phần nào thấu hiểu về những mảnh đời bé nhỏ đang phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ, xa mẹ. Dù có được xã hội, mọi người quan tâm đến đâu, những em bé ấy cũng không thể nào khỏa lấp nỗi cô đơn và sự thiếu vắng tình thương của mẹ. Nỗi đau thiếu mẹ sẽ trở thành vết sẹo khó lành trong lòng họ, họ thèm làm sao một cử chỉ âu yếm vuốt ve, một ánh mắt trìu mến yêu thương, những lời hỏi han ân cần, dịu dàng của mẹ. Vì vậy, khi chúng ta nghiễm nhiên được hưởng những điều ấy, hãy trân trọng từng giờ phút được ở bên mẹ, yêu thương và kính trọng mẹ nhiều hơn.
Tình cảm giữa bé Hồng và mẹ đã làm nên một bức tranh tuyệt đẹp về tình mẫu tử. Bằng chính cuộc đời thực của mình, tình yêu thương và lòng nhân ái, Nguyên Hồng đã đánh thức tình yêu mẹ sâu sắc vẫn luôn cuộn trào mãnh liệt trong lòng mỗi người.
Cuộc sống còn nhiều điều tuyệt vời trên trang sách và trong thực tế. Nhưng cuộc sống cũng đau khổ biết bao, cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn, cái nên thơ còn lóng lánh những giọt nước mắt ở đời. Vậy đấy, cuộc sống xung quanh chúng ta vẫn tồn tại phức tạp và phong phú như vậy. mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, không phải ai trong chúng ta cũng đều được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. có người tật nguyền, có người mồ côi, có người phải xa cha mẹ để một mình bươn chải hoặc sống cùng người mình không ưa. Nhưng đó là những mặt đối lập mà thống nhất của cuộc sống, ta cần học cách chấp nhận. Những trang viết của các nhà văn hiện thực đã phản ánh sâu sắc và đầy đủ điều ấy. Và Nguyên Hồng, bằng những thấm thía và bất hạnh của tuổi thơ, những trang văn của ông là dòng ánh sáng yêu thương về con người, nhưng cũng cho ta thấy những số phận đầy tội nghiệp, như một cậu bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn phân tích nhân vật bé Hồng và qua đó nêu cảm xúc về những em bé có cùng cảnh ngộ nhé.
Hình ảnh bài văn phân tích nhân vật bé Hồng trong lòng mẹ
BÀI VĂN 1: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT BÉ HỒNG QUA ĐOẠN TRÍCH TRONG LÒNG MẸ VÀ QUA ĐÓ NÊU CẢM NHẬN VỀ NHỮNG EM BÉ CÓ CÙNG CẢNH NGỘ
Nguyên Hồng, một nhà văn của trẻ em và người phụ nữ. Những trang viết của ông luôn thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc về con người, những trang văn như dòng ánh sáng yêu thương chảy từ tấm lòng của nhà văn lên trang giấy mà đến nay khi đã nằm dưới sâu ba thước đất, nguồn nước mắt ấy liệu còn vơi cạn được chăng. Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nhà văn đã để lại cho ta ấn tượng sâu đậm về nhân vật bé Hồng và gợi ta suy nghĩ, lắng lòng mình để hiểu thêm về những số phận cùng cảnh ngộ.
Nguyên Hồng đã viết tác phẩm “Những ngày thơ ấu” từ chính số phận bất hạnh của mình, và bởi vậy đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” có thể thấy chú bé Hồng trong Trong lòng mẹ chính là nhà văn Nguyên Hồng thuở thiếu thời, phải chịu nhiều cay đắng trong cảnh nghèo khổ và mồ côi.
Trước hết, qua đoạn trích, nhân vật Bé Hồng hiện lên là một người con hiếu thảo, giàu lòng yêu thương mẹ, tình cảm mãnh liệt ấy đã được nhà văn truyền tải đầy xúc động. Mặc dù gần một năm trời sống bơ vơ và đói rách giữa thái độ ghẻ lạnh và nhất là những lời lẽ cay nghiệt của người cô nói xấu mẹ mình, lòng yêu thương mẹ của Hồng không vì thế mà suy giảm. Ngược lại, bé càng thông cảm với mẹ hơn. Hồng đã rất sớm nhận ra cái bất công của cổ tục làm khổ nhục mẹ mình và xót xa mẹ đến “cổ họng nghẹn ứ” muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi” cái cổ tục ấy nếu như nó cụ thể như hòn đá, cục thủy tinh. Lòng thương yêu, kính trọng mẹ đã giúp Hồng trước sau nhận rõ ác ý của người cô cay nghiệt vẫn thấy mẹ mình phải được che chở, phải được sống đàng hoàng giữa cuộc đời. Trong lòng chú bé, nguyên vẹn người mẹ rất đáng yêu, rất đẹp với “gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn... tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Trong sâu thẳm cảm giác vẫn nguyên sự ấm áp “mơn man khắp da thịt”, “hơi quần áo... hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường. nhưu vậy tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng đã vượt qua cả những điều cổ hủ, hững ác kiến. cái đẹp và cái thiện đã chiến thắng cái xấu, cái ác. Chú bé Hồng hiện lên vừa đáng thương trong cảnh ngộ ấy vừa đáng tự hào vì đã có những thái độ tiến bộ và tin tưởng mẹ mình.
Yêu mẹ, thương mẹ, vậy nên hạnh phúc với một đứa trẻ như bé Hồng không gì bằng việc được gần gũi và ấm lòng nơi mẹ, ấy thế nhưng hoàn cảnh xô đẩy. Cái đói và miếng ăn đã đè nặng con người ta, và mẹ chú bé Hồng cũng vậy. Nhwung trong hoàn cảnh đấy, Hồng luôn yêu thưowng và nghĩ về mẹ, nên bé Hồng luôn cảm thấy buồn tủi trong cảnh sống nhờ. Trước thái độ miệt thị của người cô, Hồng “im lặng, cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khóe mắt cay cay”, có lúc “nước mắt tôi đã ròng ròng...” khi người mẹ xiết mãi nỗi đau ấy. Ngay cả lúc bất ngờ gặp mẹ, nỗi mừng của Hồng cũng . .... chứa cái tủi, khiến chú “òa lên khóc, rồi cứ thế nức nở” trong lòng mẹ.
Tình yêu thương ấy hay cũng chính là nỗi khát khao được gặp ẹm, và niềm hạnh phúc mãnh liệt trào dâng khi được gặp mẹ mình. Nỗi khao khát ấy thể hiện rõ trong bước chạy “ríu cả chân lại" của chú bé. Nỗi khao khát ấy khiến chú bé hình dung đến sự tuyệt vọng ghê gớm của người đi giữa sa mạc gặp ảo ảnh dòng nước, nếu bị nhận lầm dáng mẹ. Cảm giác ấm áp sung sướng tuyệt vời “đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt” khi được trong lòng mẹ, cho ta thấy nỗi khao khát ấy cụ thể, xúc động biết chừng nào. Phải như bé Hồng trong phút lăn vào lòng mẹ, “được bàn tay mẹ vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng cho”, mới cảm thấy hết một nỗi “êm dịu vô cùng” mà chỉ mẹ mới có thể cho ta. Tình cảm mãnh liệt và bỏng sôi ấy càng cho ta hiểu thêm về sức mạnh và sự quý giá của tình mẫu tử thiêng liêng.
Như vậy qua đoạn trích, chú bé Hồng hiện lên là người dũng cảm, và đặc biệt là giàu lòng yêu thương mẹ, nhưng cũng rất vị tha khi bỏ qua hết những gì ác độc từ phía bà cô. Tình cảnh ấy của bé hồng gợi lên trong ta niềm trắc ẩn. rằng cuộc sống còn rất nhiều những số phận bất hạnh, ta cần biết trân trọng khi ta may mắn hơn họ cả về vật chất lẫn tinh thần. đồng thời, hãy biết trân trọng và yêu thương mẹ, người đã hi sinh cả cuộc đời vì ta. Và Nguyên Hồng có lẽ cũng muốn nói với chúng ta rằng: Tình mẫu tử là bất diệt, thiêng liêng, là mạnh mẽ vô biên, bất hoàn cảnh nào. Và nó chính là thứ hạnh phúc giản dị mà cao quý nhất trên cõi đời này.
Bằng việc sống trong lòng những sáng tạo của mình, Nguyên Hồng đã để lại cho người đọc những trang hoa tờ hoa thật thấm thía về tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT BÉ HỒNG TRONG ĐOẠN TRÍCH TRONG LÒNG MẸ, ĐỒNG THỜI BÀY TỎ CẢM XÚC CỦA EM VỀ NHỮNG EM BÉ CÓ CÙNG CẢNH NGỘ NHƯ THẾ 2
“Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Trên thế gian này, không có thứ tình cảm nào cao quý và thiêng liêng hơn tình mẫu tử. Là một đứa con có tình yêu mẹ sâu sắc, Nguyên Hồng đã thực sự tạo nên những trang viết thấm thía và cảm động về tình mẫu tử. Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, ta lại được sống trong tình cảm ấy một lần nữa khi cảm nhận tình yêu da diết của bé Hồng dành cho mẹ.
Bé Hồng thương yêu mẹ sâu sắc. Mặc cho hoàn cảnh cha nghiện ngập mà chết, mẹ đi tha hương cầu thực, sống với bà cô cay nghiệt, cậu càng khao khát tình yêu của mẹ nhiều hơn. Yêu mẹ, Hồng thương mẹ nhiều hơn và cảm thông với những hủ tục mà người phụ nữ bất hạnh phải chịu: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi như một hòn đá hay mẩu thủy tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Trong những điều cay đắng mà bé Hồng phải chịu không chỉ có nỗi đau, nó còn là niềm căm hờn cái xấu, cái ác đang chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng của con người.
Tình yêu mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng bỗng trào dâng trong giây phút được gặp lại mẹ. Hình ảnh người mẹ hiện lên qua đôi mắt ngày đêm mong nhớ của chú vẫn đẹp đẽ và thân thương lạ lùng: “gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hơi quần áo mẹ tôi và hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Khao khát gặp lại mẹ còn thể hiện ở tiếng gọi bối rối: “Mợ ơi, mợ ơi” và bước chạy “ríu cả chân lại”. Và khi biết đó là mẹ mình thật thì cậu khóc nức nở bởi sung sướng và hạnh phúc. Giây phút được ở trong lòng mẹ có lẽ đã khỏa lấp biết bao những tủi hờn, thua thiệt của bé Hồng bấy lâu nay, cậu cảm thấy “ấm áp, mơn man khắp da thịt”, “không nhớ mẹ đã hỏi gì mình đã đáp gì”. Đó là cảm giác choáng ngợp trong hạnh phúc vô biên mà chỉ những ai phải trải qua những ngày thiếu vắng mẹ mới cảm nhận được. Ở trong lòng mẹ, được mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, Hồng lại trở về làm một chú bé con ngây thơ, trong trắng, luôn chờ mong tình yêu thương từ mẹ. Thời khắc ấy, Hồng đã quên đi tất cả những cay đắng , tủi cực, những lời xúc phạm của bà cô. Bé Hồng đã được sống những giờ phút thần tiên hiếm hoi nhất, giản dị, mơ mộng mà cũng vô cùng đẹp đẽ, thiêng liêng.
Chúng ta, những người may mắn có mẹ ở bên yêu thương, che chở càng phải cảm thông nhiều hơn với những số phận bất hạnh, kém may mắn như bé Hồng. Qua tâm trạng của chú bé Hồng và niềm khao khát tình thương của cậu, ta phần nào thấu hiểu về những mảnh đời bé nhỏ đang phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ, xa mẹ. Dù có được xã hội, mọi người quan tâm đến đâu, những em bé ấy cũng không thể nào khỏa lấp nỗi cô đơn và sự thiếu vắng tình thương của mẹ. Nỗi đau thiếu mẹ sẽ trở thành vết sẹo khó lành trong lòng họ, họ thèm làm sao một cử chỉ âu yếm vuốt ve, một ánh mắt trìu mến yêu thương, những lời hỏi han ân cần, dịu dàng của mẹ. Vì vậy, khi chúng ta nghiễm nhiên được hưởng những điều ấy, hãy trân trọng từng giờ phút được ở bên mẹ, yêu thương và kính trọng mẹ nhiều hơn.
Tình cảm giữa bé Hồng và mẹ đã làm nên một bức tranh tuyệt đẹp về tình mẫu tử. Bằng chính cuộc đời thực của mình, tình yêu thương và lòng nhân ái, Nguyên Hồng đã đánh thức tình yêu mẹ sâu sắc vẫn luôn cuộn trào mãnh liệt trong lòng mỗi người.
- Chủ đề
- nhân vật bé hồng trong lòng mẹ