Khi kể đến đoạn Mị về làm dâu nhà thống lí, Tô Hoài để cho nhân vật nghĩ: “mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi” nhưng khi kể đến cảnh Mị cắt dây mây cởi trói cho A Phủ, Tô Hoài lại kể: Mị chạy theo A Phủ vì “ở đây thì chết mất”. Hai chi tiết giúp anh/chị hiểu gì về nhân vật?
“Vợ chồng A Phủ” kể về cuộc đời Mị và A Phủ để qua đó phản ánh kiếp sống tủi nhục của người lao động dưới ách thống trị của chúa đất chúa mường thời kỳ Cách mạng chưa về, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ cũng như đặt niềm tin vào khả năng tự giải phóng của con người. Trong truyện, hai chi tiết kể về tâm trạng, suy nghĩ nhân vật Mị khi về làm dâu nhà thống lí và khi chạy trốn theo A Phủ đã thể hiện rõ nét đẹp phẩm chất nhân vật. Sau đây là bài văn mẫu cho đề bài này các bạn có thể tham khảo để bài viết đủ ý và hấp dẫn hơn.
Nhà văn Tô Hoài từng nói: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên…Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”. Dường như chính nỗi trăn trở ấy đã thôi thúc Tô Hoài dành nhiều thời gian và tâm huyết văn chương của mình viết về miền đất và con người nơi ấy, “gửi trải nghiệm nỗi đau của quần chúng, hướng tới lẽ sống của nhân dân” vào những trang văn chân thực và chân thành. “Truyện Tây Bắc” là một tập truyện mang nhiều giá trị tư tưởng, nghệ thuật của ông. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn nổi bật được nhiều người quan tâm và đánh giá cao. Nhà văn khi kể đến đoạn Mị về làm dâu nhà thống lí đã để cho nhân vật nghĩ “mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi” nhưng khi kể đến cảnh Mị cắt dây mây cởi trói cho A Phủ lại kể rằng: Mị chạy theo A Phủ vì “ở đây thì chết mất”. Cảm nhận về hình ảnh Mị trong hai chi tiết đó đem đến cho mỗi người đọc khi tiếp cận tác phẩm những suy nghĩ, cảm xúc riêng từ đó hiểu nét phẩm chất nhân vật nhà văn Tô Hoài muốn gửi gắm. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích chi tiết đầy đủ hai chi tiết này, là một cách hiểu riêng về nhân vật các bạn có thể tham khảo để bài viết của mình đặc sắc và ấn tượng hơn. Chúc các bạn thành công!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH SUY NGHĨ NHÂN VẬT MỊ KHI VỀ LÀM DÂU NHÀ THỐNG LÍ VÀ KHI CHẠY THEO A PHỦ ĐỂ TỪ ĐÓ HIỂU HƠN VỀ PHẨM CHẤT NHÂN VẬT
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn trích từ tập “Truyện Tây Bắc” (1953), tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế Tô Hoài cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc. Những ngày tháng sống, gắn bó và trải nghiệm văn hóa, phong tục vùng cao đã đem đến cho nhà văn cái nhìn sâu sắc hơn về thiên nhiên và con người nơi đây. Suy nghĩ nhân vật Mị khi về làm dâu nhà thống lí “mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi” và khi chạy trốn theo A Phủ “ở đây thì chết mất” là một nét đặc sắc trong truyện. Cảm nhận hai chi tiết này, người đọc càng thấm thía hơn nét đẹp phẩm chất, tâm hồn nhân vật Mị.
Trong chi tiết thứ nhất, khi Mị về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Tô Hoài để nhân vật nghĩ rằng: “mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi” đã thể hiện sự cam chịu, nhẫn nhục trước thần quyền và cường quyền của bọn chúa đất chúa mường thời kỳ trước Cách mạng, mà ở đây là ách thống trị nhà thống lí Pá Tra. Còn ở chi tiết thứ hai, sau khi cởi trói cho A Phủ trốn thoát, Mị chạy theo A Phủ vì “ở đây thì chết mất” đã thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt ở nhân vật này.
Chi tiết thứ nhất đã thể hiện chân thực sự cam chịu của nhân vật trước khổ đau, áp bức. Sau khi bị bắt về làm vợ A Sử, làm con ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị phải làm quần quật mọi việc trong nhà, đến ngưỡng cảm tưởng như mình cũng là con trâu, con ngựa của cái nhà này. “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi”, có lẽ đó chính là lý do mà khi Mị ở trong buồn nằm kín mít rồi nghĩ “mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Trong cái làng Mị sống, Pá Tra là người có uy quyền, thần quyền nên những con người bé nhỏ như Mị chẳng thể nào chống lại được. Vậy nên, Mị chọn lựa im lặng để không chọc giận những kẻ đó, tránh chuốc thêm khổ đau. Qua hình ảnh đó, Tô Hoài đã đem đến cho người đọc cái nhìn chân thực nhất và đầy thương xót trước thân phận bé nhỏ của người lao động vùng cao thuở ấy. Đến như “A Phủ là người trung thực, dám làm dám chịu” mà khi bị xét xử, bị đánh oan cũng chỉ dám “im như tượng đá”. Nỗi khổ đau, tủi nhục ấy theo thời gian Mị đã dần quen được, và coi nó là một phần của cuộc đời mình. Mị bị đọa đầy về thể xác, rồi cả tinh thần, ngày nào cũng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Chỉ với một chi tiết nhỏ thôi, nhà văn đã lột tả rõ nét sự chấp nhận, cam chịu của Mị nói riêng, và có lẽ xa hơn, đó cũng là sự cam chịu của biết bao người lao động khác trong xã hội đó lúc bấy giờ.
Nhưng đến với chi tiết thứ hai, nhân vật đã có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức, câu nói “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất!” thể hiện rõ khát vọng sống, khát khao tự do đang bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn nhân vật. Trong quá khứ, Mị đã từng bị A Sử trói đứng cả đêm, quấn cả tóc quang cổ để không cho đi chơi. Và bây giờ, Mị thấy A Phủ cũng bị trói đứng, bị trói như vậy suốt mấy ngày đêm, trói từ chân lên đến tận vai. Vì A Phủ từng bị trói một lần và nhay đứt vòng dây mây, nên lần này bọn nhà thống lí Pá Tra đã vòng dây mây trói cả cổ A Phủ. Những vòng dây mây quấn chặt ấy làm cho A Phủ đau đớn, cái đói, cái rét như càng tăng lên gấp bội phần. Trong ánh lửa bập bùng Mị thổi lên để sưởi tay cho đỡ rét, Mị đã thấy A Phủ khóc, “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen”, “nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. Sau nhiều suy nghĩ, cảm xúc lẫn lộn, Mị “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”, A Phủ dù lúc đấy không còn chút sức lực nào vì đói rét, chân tay tê cứng sau nhiều ngày bị trói đứng lâu cũng vẫn “quật sức vùng lên”, dùng hết sức lực để cố thoát khỏi cái chết. Trong một giây phút ngắn ngủi “đứng lặng trong bóng tối”, Mị băng đi trong bóng tối, chạy theo A Phủ: “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất!”. Sự chạy trốn ấy là sự chạy trốn khỏi khổ đau để tìm đến ánh sáng, đến tự do. Có lẽ chính nhờ lòng ham sống, khát khao tự do đã giúp Mị vượt thoát khỏi cuộc sống tù túng, cam chịu của thực tại.
Tô Hoài đã đặt ra vấn đề về sự tự thân, tự giải phóng của nhân vật Mị, nhưng có lẽ, đó cũng chính là vấn đề của biết bao người lao động bé nhỏ, chịu áp bức nơi miền đồi núi ấy. Qua hai chi tiết, nhà văn đã cho người đọc cái nhìn đầy đủ hơn về phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Mị: đó chính là khát vọng tự do vốn dĩ đã tiềm tàng, ấp ủ trong tâm hồn nhân vật đến tận bây giờ mới có cơ hội bứt phá. Từ sự cam chịu sống trong bóng tối, Mị đã vùng lên để chạy tới ánh sáng. Từ thế bị động, chấp nhận cho dù là khổ đau, Mị đã giành quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc của cuộc đời mình. Và hơn nữa, Mị đã trở thành chủ nhân của cuộc đời mình thay vì là nạn nhân trước đó. Cảm nhận những nét phẩm chất đáng quý này ở nhân vật, dường như Tô Hoài còn đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và khả năng tự giải phóng của con người xã hội đó, đồng thời cũng gieo niềm tin ấy nơi người đọc để cùng sẻ chia, đồng cảm với những suy nghĩ của nhà văn.
“Vợ chồng A Phủ” chứa đựng rất nhiều những chi tiết sống động và vô cùng sâu sắc. Trong đó chi tiết về suy nghĩ, nhận thức của nhân vật Mị khi về làm dâu nhà thống lí và khi chạy theo A Phủ đã được nhà văn tái hiện vô cùng sinh động. Cảm nhận hai chi tiết, ta thấy rõ sự đổi thay của nhân vật và cảm nhận được một nét đẹp tâm hồn vô cùng đáng trân trọng, đó là niềm khát khao sống, khát vọng tự do mạnh mẽ. Điều đó khiến cho ta càng thêm yêu nhân vật, yêu mến và cảm phục tài năng, tâm hồn nhà văn Tô Hoài.
-Nem-vfo.vn
“Vợ chồng A Phủ” kể về cuộc đời Mị và A Phủ để qua đó phản ánh kiếp sống tủi nhục của người lao động dưới ách thống trị của chúa đất chúa mường thời kỳ Cách mạng chưa về, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ cũng như đặt niềm tin vào khả năng tự giải phóng của con người. Trong truyện, hai chi tiết kể về tâm trạng, suy nghĩ nhân vật Mị khi về làm dâu nhà thống lí và khi chạy trốn theo A Phủ đã thể hiện rõ nét đẹp phẩm chất nhân vật. Sau đây là bài văn mẫu cho đề bài này các bạn có thể tham khảo để bài viết đủ ý và hấp dẫn hơn.
Nhà văn Tô Hoài từng nói: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên…Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”. Dường như chính nỗi trăn trở ấy đã thôi thúc Tô Hoài dành nhiều thời gian và tâm huyết văn chương của mình viết về miền đất và con người nơi ấy, “gửi trải nghiệm nỗi đau của quần chúng, hướng tới lẽ sống của nhân dân” vào những trang văn chân thực và chân thành. “Truyện Tây Bắc” là một tập truyện mang nhiều giá trị tư tưởng, nghệ thuật của ông. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn nổi bật được nhiều người quan tâm và đánh giá cao. Nhà văn khi kể đến đoạn Mị về làm dâu nhà thống lí đã để cho nhân vật nghĩ “mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi” nhưng khi kể đến cảnh Mị cắt dây mây cởi trói cho A Phủ lại kể rằng: Mị chạy theo A Phủ vì “ở đây thì chết mất”. Cảm nhận về hình ảnh Mị trong hai chi tiết đó đem đến cho mỗi người đọc khi tiếp cận tác phẩm những suy nghĩ, cảm xúc riêng từ đó hiểu nét phẩm chất nhân vật nhà văn Tô Hoài muốn gửi gắm. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích chi tiết đầy đủ hai chi tiết này, là một cách hiểu riêng về nhân vật các bạn có thể tham khảo để bài viết của mình đặc sắc và ấn tượng hơn. Chúc các bạn thành công!
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn trích từ tập “Truyện Tây Bắc” (1953), tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế Tô Hoài cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc. Những ngày tháng sống, gắn bó và trải nghiệm văn hóa, phong tục vùng cao đã đem đến cho nhà văn cái nhìn sâu sắc hơn về thiên nhiên và con người nơi đây. Suy nghĩ nhân vật Mị khi về làm dâu nhà thống lí “mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi” và khi chạy trốn theo A Phủ “ở đây thì chết mất” là một nét đặc sắc trong truyện. Cảm nhận hai chi tiết này, người đọc càng thấm thía hơn nét đẹp phẩm chất, tâm hồn nhân vật Mị.
Trong chi tiết thứ nhất, khi Mị về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Tô Hoài để nhân vật nghĩ rằng: “mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi” đã thể hiện sự cam chịu, nhẫn nhục trước thần quyền và cường quyền của bọn chúa đất chúa mường thời kỳ trước Cách mạng, mà ở đây là ách thống trị nhà thống lí Pá Tra. Còn ở chi tiết thứ hai, sau khi cởi trói cho A Phủ trốn thoát, Mị chạy theo A Phủ vì “ở đây thì chết mất” đã thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt ở nhân vật này.
Chi tiết thứ nhất đã thể hiện chân thực sự cam chịu của nhân vật trước khổ đau, áp bức. Sau khi bị bắt về làm vợ A Sử, làm con ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị phải làm quần quật mọi việc trong nhà, đến ngưỡng cảm tưởng như mình cũng là con trâu, con ngựa của cái nhà này. “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi”, có lẽ đó chính là lý do mà khi Mị ở trong buồn nằm kín mít rồi nghĩ “mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Trong cái làng Mị sống, Pá Tra là người có uy quyền, thần quyền nên những con người bé nhỏ như Mị chẳng thể nào chống lại được. Vậy nên, Mị chọn lựa im lặng để không chọc giận những kẻ đó, tránh chuốc thêm khổ đau. Qua hình ảnh đó, Tô Hoài đã đem đến cho người đọc cái nhìn chân thực nhất và đầy thương xót trước thân phận bé nhỏ của người lao động vùng cao thuở ấy. Đến như “A Phủ là người trung thực, dám làm dám chịu” mà khi bị xét xử, bị đánh oan cũng chỉ dám “im như tượng đá”. Nỗi khổ đau, tủi nhục ấy theo thời gian Mị đã dần quen được, và coi nó là một phần của cuộc đời mình. Mị bị đọa đầy về thể xác, rồi cả tinh thần, ngày nào cũng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Chỉ với một chi tiết nhỏ thôi, nhà văn đã lột tả rõ nét sự chấp nhận, cam chịu của Mị nói riêng, và có lẽ xa hơn, đó cũng là sự cam chịu của biết bao người lao động khác trong xã hội đó lúc bấy giờ.
Nhưng đến với chi tiết thứ hai, nhân vật đã có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức, câu nói “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất!” thể hiện rõ khát vọng sống, khát khao tự do đang bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn nhân vật. Trong quá khứ, Mị đã từng bị A Sử trói đứng cả đêm, quấn cả tóc quang cổ để không cho đi chơi. Và bây giờ, Mị thấy A Phủ cũng bị trói đứng, bị trói như vậy suốt mấy ngày đêm, trói từ chân lên đến tận vai. Vì A Phủ từng bị trói một lần và nhay đứt vòng dây mây, nên lần này bọn nhà thống lí Pá Tra đã vòng dây mây trói cả cổ A Phủ. Những vòng dây mây quấn chặt ấy làm cho A Phủ đau đớn, cái đói, cái rét như càng tăng lên gấp bội phần. Trong ánh lửa bập bùng Mị thổi lên để sưởi tay cho đỡ rét, Mị đã thấy A Phủ khóc, “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen”, “nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. Sau nhiều suy nghĩ, cảm xúc lẫn lộn, Mị “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”, A Phủ dù lúc đấy không còn chút sức lực nào vì đói rét, chân tay tê cứng sau nhiều ngày bị trói đứng lâu cũng vẫn “quật sức vùng lên”, dùng hết sức lực để cố thoát khỏi cái chết. Trong một giây phút ngắn ngủi “đứng lặng trong bóng tối”, Mị băng đi trong bóng tối, chạy theo A Phủ: “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất!”. Sự chạy trốn ấy là sự chạy trốn khỏi khổ đau để tìm đến ánh sáng, đến tự do. Có lẽ chính nhờ lòng ham sống, khát khao tự do đã giúp Mị vượt thoát khỏi cuộc sống tù túng, cam chịu của thực tại.
Tô Hoài đã đặt ra vấn đề về sự tự thân, tự giải phóng của nhân vật Mị, nhưng có lẽ, đó cũng chính là vấn đề của biết bao người lao động bé nhỏ, chịu áp bức nơi miền đồi núi ấy. Qua hai chi tiết, nhà văn đã cho người đọc cái nhìn đầy đủ hơn về phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Mị: đó chính là khát vọng tự do vốn dĩ đã tiềm tàng, ấp ủ trong tâm hồn nhân vật đến tận bây giờ mới có cơ hội bứt phá. Từ sự cam chịu sống trong bóng tối, Mị đã vùng lên để chạy tới ánh sáng. Từ thế bị động, chấp nhận cho dù là khổ đau, Mị đã giành quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc của cuộc đời mình. Và hơn nữa, Mị đã trở thành chủ nhân của cuộc đời mình thay vì là nạn nhân trước đó. Cảm nhận những nét phẩm chất đáng quý này ở nhân vật, dường như Tô Hoài còn đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và khả năng tự giải phóng của con người xã hội đó, đồng thời cũng gieo niềm tin ấy nơi người đọc để cùng sẻ chia, đồng cảm với những suy nghĩ của nhà văn.
“Vợ chồng A Phủ” chứa đựng rất nhiều những chi tiết sống động và vô cùng sâu sắc. Trong đó chi tiết về suy nghĩ, nhận thức của nhân vật Mị khi về làm dâu nhà thống lí và khi chạy theo A Phủ đã được nhà văn tái hiện vô cùng sinh động. Cảm nhận hai chi tiết, ta thấy rõ sự đổi thay của nhân vật và cảm nhận được một nét đẹp tâm hồn vô cùng đáng trân trọng, đó là niềm khát khao sống, khát vọng tự do mạnh mẽ. Điều đó khiến cho ta càng thêm yêu nhân vật, yêu mến và cảm phục tài năng, tâm hồn nhà văn Tô Hoài.
-Nem-vfo.vn
- Chủ đề
- nhân vật mị vợ chồng a phủ