Về nhân vật Tnu trong "Rừng xà nu", có ý kiến cho rằng: "Vẻ đẹp nổi bật của Tnu là vẻ đẹp của con người sử thi với tính cách anh hùng". Ý kiến khác lại cảm nhận: "Nét tiêu biểu của Tnu là hình ảnh con người bình thường với tính cách đời thường". Suy nghĩ của bạn về những quan điểm trên và cùng làm rõ quan điểm của mình qua việc phân tích “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thanh nha!
P. Povienko từng chia sẻ: “Tôi thu thập hình tượng như con ong hút mật vậy. Một con người phải bay một đoạn bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu trên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật”. Việc xây dựng hình tượng – linh hồn của câu chuyện chưa bao giờ là dễ dàng cả. Vì nhân vật điển hình đôi khi phải “thật hơn người thật”, là một “người lạ quen biết” của mỗi người đọc. Hình tượng Thúy Kiều, Chí Phèo, chị Dậu đã sống trong lòng người đọc bao thế hệ bằng cách ấy. Khi thời đại bước sang trang sử mới, muôn dân chung một lí tưởng, muôn người chung một mong ước hướng về độc lập tự do, những hình tượng vừa là người anh hùng của cả một dân tộc nhưng cũng là con người bình thường trong cuộc sống giản dị này. Đó chính là hình ảnh hình tượng Tnu trong “Rừng xà nu”. Nhận xét về nhân vật của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: "Vẻ đẹp nổi bật của Tnu là vẻ đẹp của con người sử thi với tính cách anh hùng" nhưng ý kiến khác lại cảm nhận: "Nét tiêu biểu của Tnu là hình ảnh con người bình thường với tính cách đời thường". Ý kiến nào mới hợp lí, mới chính xác nhất? Hãy cũng nhau làm sáng tỏ qua việc phân tích Tnu trong tác phẩm qua bài viết dưới đây. Chúc mọi người học tập tốt!
Đề bài chi tiết: Về nhân vật Tnu trong "Rừng xà nu", có ý kiến cho rằng: "Vẻ đẹp nổi bật của Tnu là vẻ đẹp của con người sử thi với tính cách anh hùng". Ý kiến khác lại cảm nhận: "Nét tiêu biểu của Tnu là hình ảnh con người bình thường với tính cách đời thường". Ý kiến của anh/ chị?
BÀI VIẾT BÀN VỀ Ý KIẾN: “VẺ ĐẸP TNU LÀ VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI SỬ THI VỚI TÍNH CÁCH ANH HÙNG”, MỘT Ý KIẾN KHÁC “NÉT TIÊU BIỂU CỦA TNU LÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VỚI TÍNH CÁCH ĐỜI THƯỜNG”
Nếu nói mỗi nhà văn đều thuộc về một vùng miền riêng thì Nguyễn Trung Thành chính là người con của Tây Nguyên. Ông là người đã có công mở ra cánh cửa đại ngàn Tây Nguyên cho văn học Việt Nam hiện đại. Văn của ông là văn của cái hùng, cái cao cả từ thiên nhiên đến con người. Vì thế mà khi nhận xét về nhân vật Tnu trong “Rừng xà nu”, có ý kiến cho rằng: "Vẻ đẹp nổi bật của Tnu là vẻ đẹp của con người sử thi với tính cách anh hùng" nhưng ở một mặt khác, ta lại thấy: "Nét tiêu biểu của Tnu là hình ảnh con người bình thường với tính cách đời thường".
"Rừng xà nu" được viết vào giữa năm 1965, trong những ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở miền Nam nước ta. "Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất, còn trực tiếp với đế quốc Mỹ". Truyện ngắn đã được tiếp nhận hơi thở hào hùng của thời đại hào hùng của thời đại và hiện thực được mô tả mang đậm ý nghĩa phổ quát. Chuyện làng Xô Man trở thành chuyện của cả "đất nước đứng lên" trong cuộc đối đầu lịch sử. Những suy nghĩ của nhân vật thành chân lý của lịch sử.
Văn học khi đất nước gọi, sẵn sàng trở thành “vũ khí” để phục vụ cách mạng, phục vụ chiến đấu. Không khí hào hùng và cảm hứng ngợi ca của thời đại phả vào trang văn khiến các nhân vật thời kì này đều là nhân vật “sử thi”. Đó là nhân vật được xây dựng để đại diện cho cộng đồng, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng và là tiếng nói đại diện của cả thời đại. Nhân vật sử thi được khắc họa bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn với cái nhìn phóng đại, giọng điệu ngợi ca, tự hào, tự tin. Và Tnu chính hiện nên với nét là “con người sử thi với tính cách anh hùng” – đây là vẻ đẹp “tiêu biểu”, là nét chính trong đặc điểm nhân vật dễ nhận thấy nhất.
Tnu trước hết là con người sử thi với tính cách gan dạ, mưu trí và dũng cảm. Lúc còn nhỏ, Tnu đã tham gia nuôi giấu cán bộ, không hề sợ hãi khi giặc lấy cái chết của bà Nhan, anh Xút để uy hiếp. Khi học chữ thua Mai, Tnu đã không chịu khuất phục, đầu hàng trước khó khăn mà quyết tâm học bằng được. Rồi khi đi liên lạc, Tnu xé rừng mà đi, vượt thác thì chọn chỗ nước mạnh mà bơi ngang để tránh địch. Đó là một chú bé gan dạ từ nhỏ. Hơn nữa, Tnu còn trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào cách mạng. Ghi tạc trong tâm lời dặn của cụ Mết: “Đảng còn, núi nước này còn”, Tnu luôn đặt sự nghiệp cách mạng lên trên sự sống của bản thân: khi bị giặc phục kích, họng súng kẻ thù đã chĩa vào tai nhưng Tnu đã nhanh trí nuốt nước thư vào bụng. Tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “Người cộng sản không thèm kêu van”, người anh hùng ấy đã biến lòng tin thành khí tiết: không hề hé môi cất tiếng kêu rên khi bị tra tấn dã man. Đó chính là phẩm chất, khí phách của một người anh hùng.
Đặc biệt, Tnu trở thành hình ảnh đại diện của số phận, vẻ đẹp của con người Tây Nguyên qua hình ảnh cuộc đời, đôi bàn tay của nhân vật. Tnu sinh ra không có cha mẹ, nhưng là đứa con của cả dân làng Xô Man. Nhân dân chính là cội nguồn sinh dưỡng và bồi đắp tâm hồn cho người anh hùng để rồi tất cả những vẻ đẹp của con người có thể thấy qua một người ấy. Đôi tay của Tnu, khi lành lặn,là bàn tay của lao động. Đôi bàn tay đã đem cơm nuôi giấu cán bộ, đôi tay lấy đá trên núi Ngọc Linh về làm phấn viết, đôi tay lấy đá tự đập vào đầu khi học chữ không tốt. Đó chính là đôi bàn tay của tín nghĩa, dù trung thực và mạnh mẽ nhưng vẫn bất lực trước kẻ thù. Khi bị thương, đó là bàn tay của cuộc dời nhiều hi sinh mất mát, ngọn lửa Xô man cháy lên 10 đầu ngón tay là biểu tượng cho nỗi đau dồn đẩy đển cực điểm: “Anh nghe thấy lửa cháy trong lồng ngực, bụng. Môi anh đã cắn chặt rồi”. Nhưng khi cầm vũ khí rồi, bàn tay của Tnu chính là bàn tay quả báo. Tu dùng chính đôi tay để giết kẻ thù và giành lại hạnh phúc cho dân làng và cho cả chính mình. Nhhw vậy, cuộc đời Tnu chính là cuộc đời của mọi người dân Tây Nguyên, có khổ đau, bất hạnh nhưng nổi bật là vẻ đẹp dũng cảm, kiên trung. Đặc biệt, nhân chính cuộc đời vật anh hùng ấy đã khẳng chân lí giản dị mà sâu sắc: “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Với kết cấu truyện lồng truyện, đợc kể tỏng không gian đặc trưng bên bếp lửa nhà Ưng càng gợi liên tưởng đến lối kể truyền thống của những câu chuyện sử thi, thần thoại, nhân vật cũng phảng phất bóng dáng người anh hùng trong huyền thoại. Nhân vật được khắc họa qua bút pháp phóng đại, sử thi cũng với sự tráng lệ và hào hùng cảu giọng điệu và ngôn ngữ càng thêm phần cao đẹp hơn.
Nhưng mặt khác, ta cũng thấy ở Tnu là một “con người bình thường với tính cách đời thường”. Vẻ đẹp hào hùng, sử thi là mẫu số chung cho các nhân vật của văn học kháng chiến. Chính vì thế, nhân vật sẽ rất dễ rơi vào quy mẫu, giống nhau. Nhưng Nguyễn Trung Thành đã nhận ra: nhân vật dù là gì đi nữa cũng phải từ cuộc đời bước ra, nó cần “thật hơn cả người thật”. Chỉ có như thế mới tạo được sự thân thuộc với người đọc và nhân vật mới có thể hòa vào mà sống trong đời sống được. Như cách Tnu đã sống vậy. Cùng với tính cách gan dạ, trung thành với Đảng và cách mạng, ở người anh hùng ấy còn là một trái tim giàu yêu thương, gắn bó sâu sắc với quê hương và gia đình. Biết mình chỉ có hai bàn tay, không đủ sức chống lại kẻ thù nhưng không thể đành lòng, Tnu vẫn chọn nghe theo tiếng gọi con tim, nhảy xổ vào bọn lính, dang cánh tay rắn chắc để che chở cho mẹ con Mai. Khi đi lực lượng, dù được nghỉ phép một ngày nhưng Tnu vẫn băng rừng về làng Xô Man để được dòng nước mát dội lên da thịt, để ăn bữa cơm tàu môn bạc hà trong nhà cụ Mết, để dược ngồi trong bếp lửa nhà Ưng lắng nghe tiếng gió đại ngàn. Như thế, chảy trong huyết quản của Tnu vẫn là dòng máu anh hùng của những Đăm Săn, Xinh Nhã nhưng trong trái tim anh lại là dòng máu của chàng trai giàu lòng yêu thương và căn thù của chàng trai làng Xô Man. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị, hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống kháng chiến, Tây Nguyên.
Ở trong Tnu, tính cách anh hùng và con người đời thường không tách biệt mà chúng hòa quyện vào nhau. Tính cách anh hùng là bức tượng đài vững chãi về vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Nguyên, hình ảnh của cả cộng đồng. Nhưng đó cũng là một con người rất “Tnu”, không lẫn với bất kì người lính lái xe, những anh Núp hay người lính dân quân nào trong kháng chiến. Bởi nghệ thuật không được “Sinle hóa mà quên mất Shekespear, nghĩ là không được biến nhân vật thành người phát ngôn lộ liễu”. Đó phải là “người lạ mặt quen biết”. Biết “xóa mình” đi để hòa cùng thời đại nhưng không biến mất, ngược lại càng làm “rõ mình” hơn trong dòng chảy văn học, đó mới chính là tài năng của cây bút Nguyên Ngọc.
Cuộc đời một nhân vật chỉ nằm trong vài trang giấy nhưng sự sống của nó thì đến muôn đời; cũng như tuổi thọ của nhà văn chỉ gói gọn trong chục năm nhưng tên tuổi của họ lại có thể sống mãi mãi. Như Nguyễn Trung Thành và Tnu vậy…
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
P. Povienko từng chia sẻ: “Tôi thu thập hình tượng như con ong hút mật vậy. Một con người phải bay một đoạn bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu trên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật”. Việc xây dựng hình tượng – linh hồn của câu chuyện chưa bao giờ là dễ dàng cả. Vì nhân vật điển hình đôi khi phải “thật hơn người thật”, là một “người lạ quen biết” của mỗi người đọc. Hình tượng Thúy Kiều, Chí Phèo, chị Dậu đã sống trong lòng người đọc bao thế hệ bằng cách ấy. Khi thời đại bước sang trang sử mới, muôn dân chung một lí tưởng, muôn người chung một mong ước hướng về độc lập tự do, những hình tượng vừa là người anh hùng của cả một dân tộc nhưng cũng là con người bình thường trong cuộc sống giản dị này. Đó chính là hình ảnh hình tượng Tnu trong “Rừng xà nu”. Nhận xét về nhân vật của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: "Vẻ đẹp nổi bật của Tnu là vẻ đẹp của con người sử thi với tính cách anh hùng" nhưng ý kiến khác lại cảm nhận: "Nét tiêu biểu của Tnu là hình ảnh con người bình thường với tính cách đời thường". Ý kiến nào mới hợp lí, mới chính xác nhất? Hãy cũng nhau làm sáng tỏ qua việc phân tích Tnu trong tác phẩm qua bài viết dưới đây. Chúc mọi người học tập tốt!
Đề bài chi tiết: Về nhân vật Tnu trong "Rừng xà nu", có ý kiến cho rằng: "Vẻ đẹp nổi bật của Tnu là vẻ đẹp của con người sử thi với tính cách anh hùng". Ý kiến khác lại cảm nhận: "Nét tiêu biểu của Tnu là hình ảnh con người bình thường với tính cách đời thường". Ý kiến của anh/ chị?
BÀI VIẾT BÀN VỀ Ý KIẾN: “VẺ ĐẸP TNU LÀ VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI SỬ THI VỚI TÍNH CÁCH ANH HÙNG”, MỘT Ý KIẾN KHÁC “NÉT TIÊU BIỂU CỦA TNU LÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VỚI TÍNH CÁCH ĐỜI THƯỜNG”
Nếu nói mỗi nhà văn đều thuộc về một vùng miền riêng thì Nguyễn Trung Thành chính là người con của Tây Nguyên. Ông là người đã có công mở ra cánh cửa đại ngàn Tây Nguyên cho văn học Việt Nam hiện đại. Văn của ông là văn của cái hùng, cái cao cả từ thiên nhiên đến con người. Vì thế mà khi nhận xét về nhân vật Tnu trong “Rừng xà nu”, có ý kiến cho rằng: "Vẻ đẹp nổi bật của Tnu là vẻ đẹp của con người sử thi với tính cách anh hùng" nhưng ở một mặt khác, ta lại thấy: "Nét tiêu biểu của Tnu là hình ảnh con người bình thường với tính cách đời thường".
"Rừng xà nu" được viết vào giữa năm 1965, trong những ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở miền Nam nước ta. "Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất, còn trực tiếp với đế quốc Mỹ". Truyện ngắn đã được tiếp nhận hơi thở hào hùng của thời đại hào hùng của thời đại và hiện thực được mô tả mang đậm ý nghĩa phổ quát. Chuyện làng Xô Man trở thành chuyện của cả "đất nước đứng lên" trong cuộc đối đầu lịch sử. Những suy nghĩ của nhân vật thành chân lý của lịch sử.
Văn học khi đất nước gọi, sẵn sàng trở thành “vũ khí” để phục vụ cách mạng, phục vụ chiến đấu. Không khí hào hùng và cảm hứng ngợi ca của thời đại phả vào trang văn khiến các nhân vật thời kì này đều là nhân vật “sử thi”. Đó là nhân vật được xây dựng để đại diện cho cộng đồng, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng và là tiếng nói đại diện của cả thời đại. Nhân vật sử thi được khắc họa bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn với cái nhìn phóng đại, giọng điệu ngợi ca, tự hào, tự tin. Và Tnu chính hiện nên với nét là “con người sử thi với tính cách anh hùng” – đây là vẻ đẹp “tiêu biểu”, là nét chính trong đặc điểm nhân vật dễ nhận thấy nhất.
Tnu trước hết là con người sử thi với tính cách gan dạ, mưu trí và dũng cảm. Lúc còn nhỏ, Tnu đã tham gia nuôi giấu cán bộ, không hề sợ hãi khi giặc lấy cái chết của bà Nhan, anh Xút để uy hiếp. Khi học chữ thua Mai, Tnu đã không chịu khuất phục, đầu hàng trước khó khăn mà quyết tâm học bằng được. Rồi khi đi liên lạc, Tnu xé rừng mà đi, vượt thác thì chọn chỗ nước mạnh mà bơi ngang để tránh địch. Đó là một chú bé gan dạ từ nhỏ. Hơn nữa, Tnu còn trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào cách mạng. Ghi tạc trong tâm lời dặn của cụ Mết: “Đảng còn, núi nước này còn”, Tnu luôn đặt sự nghiệp cách mạng lên trên sự sống của bản thân: khi bị giặc phục kích, họng súng kẻ thù đã chĩa vào tai nhưng Tnu đã nhanh trí nuốt nước thư vào bụng. Tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “Người cộng sản không thèm kêu van”, người anh hùng ấy đã biến lòng tin thành khí tiết: không hề hé môi cất tiếng kêu rên khi bị tra tấn dã man. Đó chính là phẩm chất, khí phách của một người anh hùng.
Đặc biệt, Tnu trở thành hình ảnh đại diện của số phận, vẻ đẹp của con người Tây Nguyên qua hình ảnh cuộc đời, đôi bàn tay của nhân vật. Tnu sinh ra không có cha mẹ, nhưng là đứa con của cả dân làng Xô Man. Nhân dân chính là cội nguồn sinh dưỡng và bồi đắp tâm hồn cho người anh hùng để rồi tất cả những vẻ đẹp của con người có thể thấy qua một người ấy. Đôi tay của Tnu, khi lành lặn,là bàn tay của lao động. Đôi bàn tay đã đem cơm nuôi giấu cán bộ, đôi tay lấy đá trên núi Ngọc Linh về làm phấn viết, đôi tay lấy đá tự đập vào đầu khi học chữ không tốt. Đó chính là đôi bàn tay của tín nghĩa, dù trung thực và mạnh mẽ nhưng vẫn bất lực trước kẻ thù. Khi bị thương, đó là bàn tay của cuộc dời nhiều hi sinh mất mát, ngọn lửa Xô man cháy lên 10 đầu ngón tay là biểu tượng cho nỗi đau dồn đẩy đển cực điểm: “Anh nghe thấy lửa cháy trong lồng ngực, bụng. Môi anh đã cắn chặt rồi”. Nhưng khi cầm vũ khí rồi, bàn tay của Tnu chính là bàn tay quả báo. Tu dùng chính đôi tay để giết kẻ thù và giành lại hạnh phúc cho dân làng và cho cả chính mình. Nhhw vậy, cuộc đời Tnu chính là cuộc đời của mọi người dân Tây Nguyên, có khổ đau, bất hạnh nhưng nổi bật là vẻ đẹp dũng cảm, kiên trung. Đặc biệt, nhân chính cuộc đời vật anh hùng ấy đã khẳng chân lí giản dị mà sâu sắc: “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Với kết cấu truyện lồng truyện, đợc kể tỏng không gian đặc trưng bên bếp lửa nhà Ưng càng gợi liên tưởng đến lối kể truyền thống của những câu chuyện sử thi, thần thoại, nhân vật cũng phảng phất bóng dáng người anh hùng trong huyền thoại. Nhân vật được khắc họa qua bút pháp phóng đại, sử thi cũng với sự tráng lệ và hào hùng cảu giọng điệu và ngôn ngữ càng thêm phần cao đẹp hơn.
Nhưng mặt khác, ta cũng thấy ở Tnu là một “con người bình thường với tính cách đời thường”. Vẻ đẹp hào hùng, sử thi là mẫu số chung cho các nhân vật của văn học kháng chiến. Chính vì thế, nhân vật sẽ rất dễ rơi vào quy mẫu, giống nhau. Nhưng Nguyễn Trung Thành đã nhận ra: nhân vật dù là gì đi nữa cũng phải từ cuộc đời bước ra, nó cần “thật hơn cả người thật”. Chỉ có như thế mới tạo được sự thân thuộc với người đọc và nhân vật mới có thể hòa vào mà sống trong đời sống được. Như cách Tnu đã sống vậy. Cùng với tính cách gan dạ, trung thành với Đảng và cách mạng, ở người anh hùng ấy còn là một trái tim giàu yêu thương, gắn bó sâu sắc với quê hương và gia đình. Biết mình chỉ có hai bàn tay, không đủ sức chống lại kẻ thù nhưng không thể đành lòng, Tnu vẫn chọn nghe theo tiếng gọi con tim, nhảy xổ vào bọn lính, dang cánh tay rắn chắc để che chở cho mẹ con Mai. Khi đi lực lượng, dù được nghỉ phép một ngày nhưng Tnu vẫn băng rừng về làng Xô Man để được dòng nước mát dội lên da thịt, để ăn bữa cơm tàu môn bạc hà trong nhà cụ Mết, để dược ngồi trong bếp lửa nhà Ưng lắng nghe tiếng gió đại ngàn. Như thế, chảy trong huyết quản của Tnu vẫn là dòng máu anh hùng của những Đăm Săn, Xinh Nhã nhưng trong trái tim anh lại là dòng máu của chàng trai giàu lòng yêu thương và căn thù của chàng trai làng Xô Man. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị, hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống kháng chiến, Tây Nguyên.
Ở trong Tnu, tính cách anh hùng và con người đời thường không tách biệt mà chúng hòa quyện vào nhau. Tính cách anh hùng là bức tượng đài vững chãi về vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Nguyên, hình ảnh của cả cộng đồng. Nhưng đó cũng là một con người rất “Tnu”, không lẫn với bất kì người lính lái xe, những anh Núp hay người lính dân quân nào trong kháng chiến. Bởi nghệ thuật không được “Sinle hóa mà quên mất Shekespear, nghĩ là không được biến nhân vật thành người phát ngôn lộ liễu”. Đó phải là “người lạ mặt quen biết”. Biết “xóa mình” đi để hòa cùng thời đại nhưng không biến mất, ngược lại càng làm “rõ mình” hơn trong dòng chảy văn học, đó mới chính là tài năng của cây bút Nguyên Ngọc.
Cuộc đời một nhân vật chỉ nằm trong vài trang giấy nhưng sự sống của nó thì đến muôn đời; cũng như tuổi thọ của nhà văn chỉ gói gọn trong chục năm nhưng tên tuổi của họ lại có thể sống mãi mãi. Như Nguyễn Trung Thành và Tnu vậy…
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
- Chủ đề
- nhân vật tnu rừng xà nu