Đề bài cụ thể: Phân tích sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Liên hệ với sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng đầu tiên sau khi tỉnh rượu trong tác phẩm "Chí Phèo" (Nam Cao)
Cũng như sự vận động của đời sống, văn học cũng vận động và ghi dấu sự vận động đó trong tác phẩm của mình. Có thể là sự lớn lên, sự phát triển, cũng có thể là sự hồi sinh của một sự sống. Sau đây, tôi xin giới thiệu bài viết cho đề bài yêu cầu phân tích sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Liên hệ với sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng đầu tiên sau khi tỉnh rượu trong tác phẩm "Chí Phèo" (Nam Cao).
Bài làm
Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống. Hiện thực ấy không chỉ là mô phỏng lại những gì đang diễn ra, không chỉ là vẽ lại ngọn cỏ dáng núi hay người nông dân đang cấy lúa dưới nắng hè gay gắt, văn học còn cam được những bước đi của tâm hồn con người. Sự chuyển giao cảm xúc thể hiện qua từng dấu chấm dấu phẩy, thể hiện trong không khí mà ngôn từ tạo ra và trong sự vận động của những hình tượng văn học. Với nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài cũng cảm được bước đi của tâm hồn con người. Điều đó thể hiện rất rõ qua sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Đó vừa là sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ đau khổ lặng câm sang tin yêu khát vọng, vừa là sự khám phá bản chất vình hằng của con người khi lâm vào cảnh cùng đường mạt lộ. Dưới đây là bài viết chi tiết cho đề bài: phân tích sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Liên hệ với sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng đầu tiên sau khi tỉnh rượu trong tác phẩm "Chí Phèo" (Nam Cao). Những ai còn gặp khó khăn với đề bài này thì đây sẽ là tư liệu hữu ích cho bài làm của các bạn. Chúc các bạn thành công!
Hiện thực trong tác phẩm nghệ thuật, không phải phân cảnh nào cũng rực rỡ ánh sáng. Văn học có cái tươi vui thuần khiết cũng có cái u tối mịt mù. Nhưng tư cách nhà văn luôn tồn tại như những “kẻ nâng giấc mơ” (Nguyễn Minh Châu). Xây dựng hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã nâng đỡ cho đôi cánh khát vọng sống của người con người bị cùng đường mạt lộ bay cao. Sự hồi sinh trong đêm tình mùa xuân của Mị là một đoạn văn thể hiện rõ sứ mệnh ấy. Đó cũng là điều mà Nam Cao gửi gắm thông qua sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng đầu tiên sau khi tỉnh rượu.
Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những sáng tác để lại dấu ấn đậm nhất trong sự nghiệp của nhà văn. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc trong tám tháng. Cuộc sống và con người nơi đây là chất men say cho tâm hồn Tô Hoài viết lên “Vợ chồng A Phủ”. Đoạn văn tái hiện lại sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân là đoạn văn tập trung nhất bút lực của nhà văn.
Trước đêm tình mùa xuân ấy, Mị vẫn sống lặng câm, lùi lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”. Sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân là sự tác động của một loạt các tác nhân. Đó là một đêm xuân-mùa của chồi non lộc biếc, làng mở lễ, trai gái mở hội lòng. Xuân là là sắc “xuân” của vũ trụ, của trần gian. Nhà văn dùng thanh xuân của đất trời để khơi gợi thanh xuân của con người. Trong sắc xuân ấy, cảnh vật, không gian hiện lên cũng nồng đượm vị xuân. Có màu xuân: màu vàng của hoa bí đỏ, “vàng ửng” của cỏ gianh, màu “sặc sỡ” như con bướm của những chiếc váy dân tộc. Có âm thanh quen thuộc , yên bình của bản làng: tiếng chó sủa xa xa, tiếng “cười ầm” của trẻ em chơi quay trước sân nhà, và Mị còn nghe thấy “tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”. Tiếng sáo, khi thì “lấp ló” nơi đầu núi, khi “văng vẳng” đầu làng, lúc lại “thiết tha bổi hổi” trong lòng Mị, khi thì “lửng lơ” gọi mời. Không khí ngày tết yên bình, vui tươi và ấm áp ẩn trong những sắc vàng đón nắng mới, trong ngọn lửa “đốt lều canh nương”, trong men rượu ngô song sánh cúng trình ma ngày tết. Đoạn văn đã kết tinh bút lực của Tô Hoài, đó là sự hiểu biết về phong tục vùng cao, khả năng miêu tả thiên nhiên và phong tục bằng vốn ngôn ngữ phong phú, giàu có, đậm đà màu sắc dân tộc.
Dưới sắc xuân rực màu sắc và thanh âm ấy, sức sống của Mị quay trở lại bằng sự hồi sinh mạnh mẽ. Sự hồi sinh bắt đầu với những giác quan cơ bản nhất. Đó là đôi mắt, không còn “lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” nữa mà đã nhìn thấy những sắc màu rực rỡ: đỏ, vàng, thậm chí Mị còn cảm nhận được sắc “vàng ửng”của cỏ gianh. Đó không chỉ là những sắc màu đơn thuần mà nó là sắc màu của cuộc sống tươi vui ngoài kia, là vệt màu của tự do ẩn hiện trong từng ngọn cỏ dáng núi. Nếu trước đôi tai Mị chỉ nghe thấy tiếng chân ngựa đạp vách thi nay lại nghe được những âm thanh vui tươi, gọi mời. Tiếng cười con trẻ khiến lòng Mị nóng lên những xúc cảm hồn nhiên của cuộc sống tự do. Thân xác Mị không còn héo hon ủ rũ mà bắt đầu rạo rực bởi men say của bát rượu ngô, bởi hơi lửa nóng ấm chạm vào da thịt. Tiềm thức Mị trỗi dậy, Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi:
Lòng dập dìu như men rượu sóng sánh, tâm hồn lại phơi phới cũng là lúc nhận thức về điều đã đánh mất thức dậy trong lòng Mị. Mị thấy Mị còn “trẻ lắm”, nên “Mị cũng muốn đi chơi”. Tuổi trẻ đúng nghĩa quay trở lại khiến lòng Mị rạo rực những khát vọng. Mị bắt đầu sửa soạn đi chơi: “đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Không gian tối tăm được ánh lửa chiếu rọi, Mị không muốn sống trong bóng tối nữa. Điệp từ “Mị”, các động từ được sử dụng liên tiếp kết hợp với câu ngắn, nhịp nhanh diễn tả những hành động hối hả, tốc độ mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt của một con chim muốn tháo cũi sổ lồng. Khi bị A Sử trói đứng vào cột nhà, Mị “vùng bước đi”. Sợi dây đay nghiệt ngã của số phận chỉ có thể trói được đôi chân nhưng không buộc được đôi cánh tâm hồn Mị. Con chim dù không thoát khỏi lòng chật nhưng nhưng tiếng ca khát vọng vẫn bay bổng đến tận trời xanh. Thoát khỏi hỏi quá khứ, đến sáng hôm sau, Mị lại trở về với thực tại. Tuy nhiên nhận thức về sức sống đã trở về khiến cho Mị có những nghĩ suy về số phận của người đàn bà lấy chồng giàu, Mị nhớ lại người đàn bà đồng phận, Mị “sợ”, “cựa mình”. Một lần nữa Tô Hoài nói đến khát vọng sống của con người: khi con người bị dồn vào đường cùng mạc lộ, phải đối diện với cái chết thì người ta càng ham sống, càng sợ chết. Mị bắt đầu sợ cái chết, đối lập hẳn với trạng thái buông xuôi mặc số phận trước đêm tình mùa xuân. Hành động “cựa mình” chính là sự xoay chuyển của ý thức sống, là sự thứ dậy rất khẽ nhưng vô cùng rõ ràng của khát vọng tự do.
Sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân dường như gợi nhắc lại cho ta về sự thức dậy của Chí Phèo trong buổi sáng đầu tiên sau khi tỉnh rượu trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Sự xuất hiện của Thị Nở - người đàn bà xấu xỉ, dở hơi nhưng lại có trái tim giàu yêu thương và sự tự thức tỉnh sau những cơ say triền miên là những yếu tố làm hồi sinh lại sức sống của Chí. Chí thức dậy vào sáng hôm sau, những giác quan thoát khỏi men rượu dần dần cảm nhận được cuộc sống. Hắn nghe thấy âm thanh bình dị của tiếng người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót. Đó là những âm thanh của tự nhiên, của cuộc sống sinh hoạt và của lao động miệt mài. Sự bình dị ấy kéo tâm trí hắn trôi về quá khứ, cái thời mà hắn từng mơ về cuộc sống tương lại êm dịu và giản dị như thế: một gia đình nho nhỏ, cùng nhau trông cấy chăn nuôi, yên bình vượt qua những vất vả mưu sinh. Rồi hắn lại nghĩ về chính cái thân mình bây giờ, tàn tạ, già nua, bệnh tật, và cô độc. Hắn biết, biết rất rõ chỉ có mình mình sống một thế giới. Những cơn say triền miên của Chí thực ra là con đường duy nhất mà Chí có thể tìm đến để quên đi hiện thực bị bỏ rơi như vậy. Khi hắn còn ngẩn ngơ bởi những thức nhận thì bát cháo hành của Thị Nở đến, mang cho hắn đủ những cung bậc cảm xúc dồn dập trong tâm trí hắn, buồn bã, tiếc nuối, ngạc nhiên, xúc động,…Sự trỗi dậy lên cao nhất là khi khát vọng được sống cho ra sống, sống hòa nhập và gắn bó với mọi người, khát khao thèm lương thiện lại quay trở lại với Chí tựa như cái ngày hắn còn trẻ, còn thuần nông như xưa ấy. Không còn là con quỷ dữ làng Vũ Đại nữa, Chí bây giờ là một con người có tính người, nói ra khát vọng nhỏ nhoi với thị: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”, “Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.”. Lời nói hiền lành, mang theo ý vị trân trọng, thậm chí là đầy khát khao và mong chờ hồi đáp của Thị Nở. Cả Mị và Chí Phèo đều có sự thức nhận, từ những điều nhỏ nhất cho đến những suy nghĩ, hành động lớn lao để rồi chuyển hóa thành khát vọng. Những tác động bên ngoài đều bình dị, vẫn diễn ra, chỉ là Mị và Chí đều tự khóa chặt đôi tai, làm mờ đôi mắt để tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, để quên đi hiện thực và phó mặc cho số phận định đoạt. Nhưng mọi điều có thể qua đi, chỉ có bản chất là ở lại. Bản chất của Mị là tự do, là cô gái tràn sức sống. Bản chất của Chí là hiền lành, chất phác, thuần hậu hệt như đất. Nên, sự thức tỉnh luôn trực chờ trong họ, chỉ cần một tác động nhỏ thôi, ví như sắc màu và thanh âm bình dị của cuộc sống, ví như hương thơm của thứ cháo hành loãng và nhạt toẹt cũng khiến họ trở mình, tìm đến quá khứ, “sống” lại quá khứ ấy và mơ, và khát vọng cho tương lai. Sự hồi sinh trong hai nhân vật, dưới ngòi bút hai nhà văn đều là sự tự giải thoát khỏi đau khổ, là bản chất vĩnh hằng của con người khi lâm vào đường cùng mạt lộ.
Sự hồi sinh của Mị và Chí Phèo góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Tô Hoài và Nam Cao, những nhà văn chân chính, thực sự đã trở thành những “kẻ nâng giấc mơ”, nâng đôi cánh của bản chất thuần lương, đôi cánh của khát vọng bay cao. Và hai nhà văn, hai tác phẩm không chỉ nâng cánh cho Mị, cho Chí Phèo mà còn nâng bước cho những đôi chân đang mệt mỏi, tuyệt vọng ngoài kia, truyền cho người đọc sức mạnh tinh thần để tiếp tục sống, tiếp tục ngắm nhìn và cảm nhận cuộc đời dù là trong gian khó.
-QP-vfo.vn
Đang cập nhật...
Cũng như sự vận động của đời sống, văn học cũng vận động và ghi dấu sự vận động đó trong tác phẩm của mình. Có thể là sự lớn lên, sự phát triển, cũng có thể là sự hồi sinh của một sự sống. Sau đây, tôi xin giới thiệu bài viết cho đề bài yêu cầu phân tích sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Liên hệ với sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng đầu tiên sau khi tỉnh rượu trong tác phẩm "Chí Phèo" (Nam Cao).
Bài làm
Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống. Hiện thực ấy không chỉ là mô phỏng lại những gì đang diễn ra, không chỉ là vẽ lại ngọn cỏ dáng núi hay người nông dân đang cấy lúa dưới nắng hè gay gắt, văn học còn cam được những bước đi của tâm hồn con người. Sự chuyển giao cảm xúc thể hiện qua từng dấu chấm dấu phẩy, thể hiện trong không khí mà ngôn từ tạo ra và trong sự vận động của những hình tượng văn học. Với nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài cũng cảm được bước đi của tâm hồn con người. Điều đó thể hiện rất rõ qua sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Đó vừa là sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ đau khổ lặng câm sang tin yêu khát vọng, vừa là sự khám phá bản chất vình hằng của con người khi lâm vào cảnh cùng đường mạt lộ. Dưới đây là bài viết chi tiết cho đề bài: phân tích sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Liên hệ với sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng đầu tiên sau khi tỉnh rượu trong tác phẩm "Chí Phèo" (Nam Cao). Những ai còn gặp khó khăn với đề bài này thì đây sẽ là tư liệu hữu ích cho bài làm của các bạn. Chúc các bạn thành công!
Hiện thực trong tác phẩm nghệ thuật, không phải phân cảnh nào cũng rực rỡ ánh sáng. Văn học có cái tươi vui thuần khiết cũng có cái u tối mịt mù. Nhưng tư cách nhà văn luôn tồn tại như những “kẻ nâng giấc mơ” (Nguyễn Minh Châu). Xây dựng hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã nâng đỡ cho đôi cánh khát vọng sống của người con người bị cùng đường mạt lộ bay cao. Sự hồi sinh trong đêm tình mùa xuân của Mị là một đoạn văn thể hiện rõ sứ mệnh ấy. Đó cũng là điều mà Nam Cao gửi gắm thông qua sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng đầu tiên sau khi tỉnh rượu.
Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những sáng tác để lại dấu ấn đậm nhất trong sự nghiệp của nhà văn. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc trong tám tháng. Cuộc sống và con người nơi đây là chất men say cho tâm hồn Tô Hoài viết lên “Vợ chồng A Phủ”. Đoạn văn tái hiện lại sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân là đoạn văn tập trung nhất bút lực của nhà văn.
Trước đêm tình mùa xuân ấy, Mị vẫn sống lặng câm, lùi lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”. Sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân là sự tác động của một loạt các tác nhân. Đó là một đêm xuân-mùa của chồi non lộc biếc, làng mở lễ, trai gái mở hội lòng. Xuân là là sắc “xuân” của vũ trụ, của trần gian. Nhà văn dùng thanh xuân của đất trời để khơi gợi thanh xuân của con người. Trong sắc xuân ấy, cảnh vật, không gian hiện lên cũng nồng đượm vị xuân. Có màu xuân: màu vàng của hoa bí đỏ, “vàng ửng” của cỏ gianh, màu “sặc sỡ” như con bướm của những chiếc váy dân tộc. Có âm thanh quen thuộc , yên bình của bản làng: tiếng chó sủa xa xa, tiếng “cười ầm” của trẻ em chơi quay trước sân nhà, và Mị còn nghe thấy “tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”. Tiếng sáo, khi thì “lấp ló” nơi đầu núi, khi “văng vẳng” đầu làng, lúc lại “thiết tha bổi hổi” trong lòng Mị, khi thì “lửng lơ” gọi mời. Không khí ngày tết yên bình, vui tươi và ấm áp ẩn trong những sắc vàng đón nắng mới, trong ngọn lửa “đốt lều canh nương”, trong men rượu ngô song sánh cúng trình ma ngày tết. Đoạn văn đã kết tinh bút lực của Tô Hoài, đó là sự hiểu biết về phong tục vùng cao, khả năng miêu tả thiên nhiên và phong tục bằng vốn ngôn ngữ phong phú, giàu có, đậm đà màu sắc dân tộc.
Dưới sắc xuân rực màu sắc và thanh âm ấy, sức sống của Mị quay trở lại bằng sự hồi sinh mạnh mẽ. Sự hồi sinh bắt đầu với những giác quan cơ bản nhất. Đó là đôi mắt, không còn “lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” nữa mà đã nhìn thấy những sắc màu rực rỡ: đỏ, vàng, thậm chí Mị còn cảm nhận được sắc “vàng ửng”của cỏ gianh. Đó không chỉ là những sắc màu đơn thuần mà nó là sắc màu của cuộc sống tươi vui ngoài kia, là vệt màu của tự do ẩn hiện trong từng ngọn cỏ dáng núi. Nếu trước đôi tai Mị chỉ nghe thấy tiếng chân ngựa đạp vách thi nay lại nghe được những âm thanh vui tươi, gọi mời. Tiếng cười con trẻ khiến lòng Mị nóng lên những xúc cảm hồn nhiên của cuộc sống tự do. Thân xác Mị không còn héo hon ủ rũ mà bắt đầu rạo rực bởi men say của bát rượu ngô, bởi hơi lửa nóng ấm chạm vào da thịt. Tiềm thức Mị trỗi dậy, Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi:
- “Mày có con trai có gái rồi
- Mày đi làm nương
- Ta không có con trai con gái
- Ta đi tìm người yêu.”
Lòng dập dìu như men rượu sóng sánh, tâm hồn lại phơi phới cũng là lúc nhận thức về điều đã đánh mất thức dậy trong lòng Mị. Mị thấy Mị còn “trẻ lắm”, nên “Mị cũng muốn đi chơi”. Tuổi trẻ đúng nghĩa quay trở lại khiến lòng Mị rạo rực những khát vọng. Mị bắt đầu sửa soạn đi chơi: “đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Không gian tối tăm được ánh lửa chiếu rọi, Mị không muốn sống trong bóng tối nữa. Điệp từ “Mị”, các động từ được sử dụng liên tiếp kết hợp với câu ngắn, nhịp nhanh diễn tả những hành động hối hả, tốc độ mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt của một con chim muốn tháo cũi sổ lồng. Khi bị A Sử trói đứng vào cột nhà, Mị “vùng bước đi”. Sợi dây đay nghiệt ngã của số phận chỉ có thể trói được đôi chân nhưng không buộc được đôi cánh tâm hồn Mị. Con chim dù không thoát khỏi lòng chật nhưng nhưng tiếng ca khát vọng vẫn bay bổng đến tận trời xanh. Thoát khỏi hỏi quá khứ, đến sáng hôm sau, Mị lại trở về với thực tại. Tuy nhiên nhận thức về sức sống đã trở về khiến cho Mị có những nghĩ suy về số phận của người đàn bà lấy chồng giàu, Mị nhớ lại người đàn bà đồng phận, Mị “sợ”, “cựa mình”. Một lần nữa Tô Hoài nói đến khát vọng sống của con người: khi con người bị dồn vào đường cùng mạc lộ, phải đối diện với cái chết thì người ta càng ham sống, càng sợ chết. Mị bắt đầu sợ cái chết, đối lập hẳn với trạng thái buông xuôi mặc số phận trước đêm tình mùa xuân. Hành động “cựa mình” chính là sự xoay chuyển của ý thức sống, là sự thứ dậy rất khẽ nhưng vô cùng rõ ràng của khát vọng tự do.
Sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân dường như gợi nhắc lại cho ta về sự thức dậy của Chí Phèo trong buổi sáng đầu tiên sau khi tỉnh rượu trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Sự xuất hiện của Thị Nở - người đàn bà xấu xỉ, dở hơi nhưng lại có trái tim giàu yêu thương và sự tự thức tỉnh sau những cơ say triền miên là những yếu tố làm hồi sinh lại sức sống của Chí. Chí thức dậy vào sáng hôm sau, những giác quan thoát khỏi men rượu dần dần cảm nhận được cuộc sống. Hắn nghe thấy âm thanh bình dị của tiếng người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót. Đó là những âm thanh của tự nhiên, của cuộc sống sinh hoạt và của lao động miệt mài. Sự bình dị ấy kéo tâm trí hắn trôi về quá khứ, cái thời mà hắn từng mơ về cuộc sống tương lại êm dịu và giản dị như thế: một gia đình nho nhỏ, cùng nhau trông cấy chăn nuôi, yên bình vượt qua những vất vả mưu sinh. Rồi hắn lại nghĩ về chính cái thân mình bây giờ, tàn tạ, già nua, bệnh tật, và cô độc. Hắn biết, biết rất rõ chỉ có mình mình sống một thế giới. Những cơn say triền miên của Chí thực ra là con đường duy nhất mà Chí có thể tìm đến để quên đi hiện thực bị bỏ rơi như vậy. Khi hắn còn ngẩn ngơ bởi những thức nhận thì bát cháo hành của Thị Nở đến, mang cho hắn đủ những cung bậc cảm xúc dồn dập trong tâm trí hắn, buồn bã, tiếc nuối, ngạc nhiên, xúc động,…Sự trỗi dậy lên cao nhất là khi khát vọng được sống cho ra sống, sống hòa nhập và gắn bó với mọi người, khát khao thèm lương thiện lại quay trở lại với Chí tựa như cái ngày hắn còn trẻ, còn thuần nông như xưa ấy. Không còn là con quỷ dữ làng Vũ Đại nữa, Chí bây giờ là một con người có tính người, nói ra khát vọng nhỏ nhoi với thị: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”, “Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.”. Lời nói hiền lành, mang theo ý vị trân trọng, thậm chí là đầy khát khao và mong chờ hồi đáp của Thị Nở. Cả Mị và Chí Phèo đều có sự thức nhận, từ những điều nhỏ nhất cho đến những suy nghĩ, hành động lớn lao để rồi chuyển hóa thành khát vọng. Những tác động bên ngoài đều bình dị, vẫn diễn ra, chỉ là Mị và Chí đều tự khóa chặt đôi tai, làm mờ đôi mắt để tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, để quên đi hiện thực và phó mặc cho số phận định đoạt. Nhưng mọi điều có thể qua đi, chỉ có bản chất là ở lại. Bản chất của Mị là tự do, là cô gái tràn sức sống. Bản chất của Chí là hiền lành, chất phác, thuần hậu hệt như đất. Nên, sự thức tỉnh luôn trực chờ trong họ, chỉ cần một tác động nhỏ thôi, ví như sắc màu và thanh âm bình dị của cuộc sống, ví như hương thơm của thứ cháo hành loãng và nhạt toẹt cũng khiến họ trở mình, tìm đến quá khứ, “sống” lại quá khứ ấy và mơ, và khát vọng cho tương lai. Sự hồi sinh trong hai nhân vật, dưới ngòi bút hai nhà văn đều là sự tự giải thoát khỏi đau khổ, là bản chất vĩnh hằng của con người khi lâm vào đường cùng mạt lộ.
Sự hồi sinh của Mị và Chí Phèo góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Tô Hoài và Nam Cao, những nhà văn chân chính, thực sự đã trở thành những “kẻ nâng giấc mơ”, nâng đôi cánh của bản chất thuần lương, đôi cánh của khát vọng bay cao. Và hai nhà văn, hai tác phẩm không chỉ nâng cánh cho Mị, cho Chí Phèo mà còn nâng bước cho những đôi chân đang mệt mỏi, tuyệt vọng ngoài kia, truyền cho người đọc sức mạnh tinh thần để tiếp tục sống, tiếp tục ngắm nhìn và cảm nhận cuộc đời dù là trong gian khó.
-QP-vfo.vn
Đang cập nhật...
- Chủ đề
- chí phèo liên hệ nhân vật mị vợ chồng a phủ