Đề bài: Cảm nhận hai đoạn văn sau:"Phải nhiều thế kỉ qua đi...xuôi dần về thành phố Huế" và "Từ đây như tìm đúng đường về...tiếng vâng không nói ra của tình yêu". Từ đó chỉ ra sự thống nhất trong cách cảm nhận và cách nhìn của tác giả về sông Hương của Huế.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút nổi tiếng với lối hành văn trí tuệ và trữ tình, nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là áng văn nổi bật nhất của ông viết về con sông Hương xứ Huế mộng mơ. Sự thống nhất trong cách cảm nhận và cách nhìn của nhà văn được thể hiện qua đoạn văn “Phải nhiều thế kỉ qua đi....xuôi dần về Huế” và “Từ đây như tìm được đúng đường về....tiếng vâng không nói ra của tình yêu”.
Nhà thơ Nguyễn Bính từng có lời ca ngợi con sông:
BÀI VIẾT CẢM NHẬN VỀ HAI ĐOẠN VĂN: “PHẢI NHIỀU THẾ KỈ QUA ĐI...XUÔI DẦN VỀ HUẾ” VÀ “TỪ ĐÂY NHƯ TÌM ĐƯỢC ĐÚNG ĐƯỜNG VỀ...TIẾNG VÂNG KHÔNG NÓI RA CỦA TÌNH YÊU” ĐỂ CHỈ RA SỰ THỐNG NHẤT TRONG CÁCH NHÌN VÀ CÁCH CẢM NHẬN VỀ CON SÔNG CỦA TÁC GIẢ
Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi tiếng với những áng văn sang trọng mà gần gũi, lối hành văn hướng nội,súc tích, tài hoa và mê đắm. Ông đã in dấu ấn vào văn chương với bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong tình cảm ngọt ngào, say đắm với cảnh sắc và thiên nhiên của con sông. Dọc bài kí, tác giả đã thể hiện sự thống nhất trong cách nhìn và cách cảm nhận về con sông, đặc biệt là qua hai đoạn văn: “Phải nhiều thế kỉ qua đi....xuôi dần về Huế” và “Từ đây như tìm được đúng đường về....tiếng vâng không nói ra của tình yêu”.
Được hoàn thành vào năm 1981,thời điểm chiến tranh vẫn còn hiển hiện, văn học vẫn mang cảm hứng sử thi và ca ngợi anh hùng cách mạng, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” lại là sự thể hiện của tình yêu đất nước gắn với văn hóa cổ truyền mà ông đã cố công tìm tòi. Con sông Hương gắn bó với nhà văn trở nên đẹp hơn trong cái nhìn mang tính phát hiện của ông. Đoạn văn đầu tiên là cảm nhận của tác giả về dòng sông trước khi con sông chảy vào nội thành, con sông ấy mang một vẻ đẹp như kín đáo, như cổ thi khiến con người ngây ngất. "Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại.” Dáng sông được ví như “người gái đẹp ngủ mơ màng”, khiến sông Hương hiện lên như một giai nhân vừa tỉnh khỏi giấc mộng để bắt đầu cho hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực. Người gái đẹp ấy lại được tô điểm giữa một không gian nguyên sơ, thơ mộng và đầy khoáng đạt. Vẻ đẹp của cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại biến giai nhân trở nên yêu kiều và đầy duyên dáng. Con sông trôi về thành phos Huế như “đi tìm người tình mong đợi”- dường như người gái đẹp đã chờ đợi quá lâu, đã khát khao được ngắm nhìn thành phố tình yêu của nó, để trở về hòa hợp với không khí kinh thành và tìm về với tình yêu đích thực. Cách diễn đạt cực kì mới mẻ đã diễn tả cả một niềm khát khao mong chờ với Huế.
Hàn Mặc Tử trong nỗi nhớ xa xăm với quê đã thấy dòng nước “buồn hiu”, Thu Bồn khi viết về con sông xứ Huế cũng có lần tâm sự:
Bước chân vào kinh thành, người gái đẹp ấy dường như trở nên mạnh bạo hơn, tự tin hơn khi tìm được đúng đường về. “Từ đây như tìm được đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. Đó như nỗi lòng của người con gái đa tình được giáp mặt với tình nhân muôn thuở, tâm trạng yên tâm và vui tươi ấy xuất phát từ niềm tin tưởng và khát vọng tình yêu dành cho người tình nhân chưa quen biết. Nàng đã nhìn thấy “chiếc cầu trắng in ngấn lên nền trời nhỏ nhắn như những vầng trăng non” – tín hiệu đầu tiên của người tình nhân yêu dấu. Cho nên khác với điệu chảy lặng lờ ban đầu, con sông dường như chảy nhanh hơn, đi gấp hơn để mong tìm thấy tình yêu của mình nhanh nhất. Con sông như được khác lên một tấm áo đẹp của tâm hồn, có tâm trạng, có cảm xúc như một người con gái thực sự đang bước những bước đi trong hành trình tìm kiếm tình yêu. “Giáp thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến; đường cong ấy làm dòng sông như mềm hẳn đi như một tiếng “Vâng” không nói ra của tình yêu”. Vẻ duyên dáng và ý nhị của người con gái như được tái hiện trong cuộc hội ngộ ở cồn Giã Viên. Đường cong của con sông Hương toát lên một vẻ đẹp kín đáo, duyên dáng và cực ý nhị, nó như một “tiếng vâng không nói ra của tình yêu” – ngọc nữ Hương Giang như phô bày mọi vẻ đẹp nữ tính của mình trước mặt người tình nhân muôn thuở. Có lẽ tình yêu đã cảm hóa “cô gái Digan phóng khoáng và man dại”, để rồi biến thành nàng thơ xứ Huế với những nét đẹp yêu kiều, duyên dáng. Huế đẹp nhờ cảnh sắc, nhờ những gam màu dìu dịu tâm hồn và óng ánh nét duyên.
Hai đoạn văn đã góp phần thể hiện nét thống nhất trong phong cách của nhà văn Hoàng Phủ. Ông đã nhìn sông Hương như một người con gái, với hình ảnh sông Hương và Huế là một đôi tình nhân hàng thế kỉ với sự gắn bó thủy chung không thể tách rời. Văn của Hoàng Phủ súc tích, hướng nội, không thiếu đi sự mê đắm, tài hoa và trẻ trung trong việc khắc họa hành trình con sông Hương về với Huế. Những vẻ đẹp đó đã làm nên một áng văn hay về Hương Giang thơ mộng, về Huế đa tình, khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xao xuyến mỗi một lần được trở về với Huế thơ.
Leonit Leonot đã nói: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung.” Chọn cho mình thể loại kí như một cách bày tỏ cá tính riêng của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thành công trong việc tái hiện vẻ đẹp của con sông xứ Huế. Có lẽ Hoàng Phủ với sông Hương, với Huế có một mối lương duyên kì lạ, một mối duyên kì ngộ mà cả đời nhà văn đã gắn mình vào với dòng Hương Giang.
-Minh Anh-vfo.vn
Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút nổi tiếng với lối hành văn trí tuệ và trữ tình, nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là áng văn nổi bật nhất của ông viết về con sông Hương xứ Huế mộng mơ. Sự thống nhất trong cách cảm nhận và cách nhìn của nhà văn được thể hiện qua đoạn văn “Phải nhiều thế kỉ qua đi....xuôi dần về Huế” và “Từ đây như tìm được đúng đường về....tiếng vâng không nói ra của tình yêu”.
Nhà thơ Nguyễn Bính từng có lời ca ngợi con sông:
- “Cầu cong như chiếc lược ngà
- Sông dài mái tóc cung nga buông hờ”
Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi tiếng với những áng văn sang trọng mà gần gũi, lối hành văn hướng nội,súc tích, tài hoa và mê đắm. Ông đã in dấu ấn vào văn chương với bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong tình cảm ngọt ngào, say đắm với cảnh sắc và thiên nhiên của con sông. Dọc bài kí, tác giả đã thể hiện sự thống nhất trong cách nhìn và cách cảm nhận về con sông, đặc biệt là qua hai đoạn văn: “Phải nhiều thế kỉ qua đi....xuôi dần về Huế” và “Từ đây như tìm được đúng đường về....tiếng vâng không nói ra của tình yêu”.
Được hoàn thành vào năm 1981,thời điểm chiến tranh vẫn còn hiển hiện, văn học vẫn mang cảm hứng sử thi và ca ngợi anh hùng cách mạng, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” lại là sự thể hiện của tình yêu đất nước gắn với văn hóa cổ truyền mà ông đã cố công tìm tòi. Con sông Hương gắn bó với nhà văn trở nên đẹp hơn trong cái nhìn mang tính phát hiện của ông. Đoạn văn đầu tiên là cảm nhận của tác giả về dòng sông trước khi con sông chảy vào nội thành, con sông ấy mang một vẻ đẹp như kín đáo, như cổ thi khiến con người ngây ngất. "Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại.” Dáng sông được ví như “người gái đẹp ngủ mơ màng”, khiến sông Hương hiện lên như một giai nhân vừa tỉnh khỏi giấc mộng để bắt đầu cho hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực. Người gái đẹp ấy lại được tô điểm giữa một không gian nguyên sơ, thơ mộng và đầy khoáng đạt. Vẻ đẹp của cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại biến giai nhân trở nên yêu kiều và đầy duyên dáng. Con sông trôi về thành phos Huế như “đi tìm người tình mong đợi”- dường như người gái đẹp đã chờ đợi quá lâu, đã khát khao được ngắm nhìn thành phố tình yêu của nó, để trở về hòa hợp với không khí kinh thành và tìm về với tình yêu đích thực. Cách diễn đạt cực kì mới mẻ đã diễn tả cả một niềm khát khao mong chờ với Huế.
Hàn Mặc Tử trong nỗi nhớ xa xăm với quê đã thấy dòng nước “buồn hiu”, Thu Bồn khi viết về con sông xứ Huế cũng có lần tâm sự:
- “Con sông dùng dằng con sông không chảy
- Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Bước chân vào kinh thành, người gái đẹp ấy dường như trở nên mạnh bạo hơn, tự tin hơn khi tìm được đúng đường về. “Từ đây như tìm được đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. Đó như nỗi lòng của người con gái đa tình được giáp mặt với tình nhân muôn thuở, tâm trạng yên tâm và vui tươi ấy xuất phát từ niềm tin tưởng và khát vọng tình yêu dành cho người tình nhân chưa quen biết. Nàng đã nhìn thấy “chiếc cầu trắng in ngấn lên nền trời nhỏ nhắn như những vầng trăng non” – tín hiệu đầu tiên của người tình nhân yêu dấu. Cho nên khác với điệu chảy lặng lờ ban đầu, con sông dường như chảy nhanh hơn, đi gấp hơn để mong tìm thấy tình yêu của mình nhanh nhất. Con sông như được khác lên một tấm áo đẹp của tâm hồn, có tâm trạng, có cảm xúc như một người con gái thực sự đang bước những bước đi trong hành trình tìm kiếm tình yêu. “Giáp thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến; đường cong ấy làm dòng sông như mềm hẳn đi như một tiếng “Vâng” không nói ra của tình yêu”. Vẻ duyên dáng và ý nhị của người con gái như được tái hiện trong cuộc hội ngộ ở cồn Giã Viên. Đường cong của con sông Hương toát lên một vẻ đẹp kín đáo, duyên dáng và cực ý nhị, nó như một “tiếng vâng không nói ra của tình yêu” – ngọc nữ Hương Giang như phô bày mọi vẻ đẹp nữ tính của mình trước mặt người tình nhân muôn thuở. Có lẽ tình yêu đã cảm hóa “cô gái Digan phóng khoáng và man dại”, để rồi biến thành nàng thơ xứ Huế với những nét đẹp yêu kiều, duyên dáng. Huế đẹp nhờ cảnh sắc, nhờ những gam màu dìu dịu tâm hồn và óng ánh nét duyên.
Hai đoạn văn đã góp phần thể hiện nét thống nhất trong phong cách của nhà văn Hoàng Phủ. Ông đã nhìn sông Hương như một người con gái, với hình ảnh sông Hương và Huế là một đôi tình nhân hàng thế kỉ với sự gắn bó thủy chung không thể tách rời. Văn của Hoàng Phủ súc tích, hướng nội, không thiếu đi sự mê đắm, tài hoa và trẻ trung trong việc khắc họa hành trình con sông Hương về với Huế. Những vẻ đẹp đó đã làm nên một áng văn hay về Hương Giang thơ mộng, về Huế đa tình, khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xao xuyến mỗi một lần được trở về với Huế thơ.
Leonit Leonot đã nói: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung.” Chọn cho mình thể loại kí như một cách bày tỏ cá tính riêng của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thành công trong việc tái hiện vẻ đẹp của con sông xứ Huế. Có lẽ Hoàng Phủ với sông Hương, với Huế có một mối lương duyên kì lạ, một mối duyên kì ngộ mà cả đời nhà văn đã gắn mình vào với dòng Hương Giang.
-Minh Anh-vfo.vn