Sự thống nhất và vận động của cảm xúc trữ tình qua hai đoạn thơ: "Những người vợ nhớ chồng... đã hóa núi sông ta" và "Đất nước của Nhân dân... Đi trả thù không sợ dài lâu
Đất nước là đề tài quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ trong văn học Việt Nam xưa nay. Mỗi một thời kì, hình tượng đất nước lại mang sắc thái riêng, được đề cập theo một cách riêng. Đến với bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, ta sẽ thấy được sự mới mẻ trong cái nhìn về đất nước.
Giai đoạn văn học kháng chiến 1945-1975, thời kì “bùng nổ” các bài thơ, bài văn xuôi về chủ đề đất nước. Trong đó, bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại ấn tượng sâu đạm trong lòng bao thế hệ bạn đọc về một quan điểm mới mẻ, sâu sắc "Đất nước của nhân dân". Bằng sự cảm nhận hình tượng Đất Nước qua nhiều khía cạnh, nhiều góc độ, bề rộng địa lí, bề dày lịch sử và bề sâu văn hoá, Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cái nhìn toàn vẹn, đầy đủ nhất về đất nước. Nhưng điều đặc biệt là, nếu như trước đây, người ta nhắc đến đất nước là nhắc đến những anh hùng vĩ đại, nhưng nhân tài làm rạng danh sử sách, thì Nguyễn Khoa Điềm lại nhấn mạnh, đề cao vai trò của những con người nghèo khó, vô danh, bởi sự đóng góp của họ mới chính là yếu tố đã dựng xây, làm nên đất nước bốn nghìn năm văn hiến, giàu có đáng tự hào. Ta có thể thấy được tình thần đó cũng như sự thống nhất và vận động của quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua hai đoạn thơ "Những người vợ nhớ chồng...đã hóa núi sông ta" và "Đất nước của nhân dân...không sợ dài lâu". Dưới đây là bài văn mẫu phân tích sự thống nhất và vận động của cảm xúc trữ tình qua hai đoạn thơ trên để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt.
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH SỰ THỐNG NHẤT VÀ VẬN ĐỘNG CỦA CẢM XÚC TRỮ TÌNH QUA HAI ĐOẠN THƠ "NHỮNG NGƯỜI VỢ NHỚ CHỒNG...ĐÃ HOÁ NÚI SÔNG TA" VÀ "ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN...ĐI TRẢ THÙ MÀ KHÔNG SỢ DÀI LÂU
Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một trong số những bài thơ hay và tiêu biểu nhất trong thơ ca viết về đề tài đất nước. Yếu tố làm nên sự đặc sắc và sâu săc cho bài thơ chính là tư tưởng "Đất nước của nhân dân". Sự thống nhất và vận động của cảm xúc trữ tình qua hai đoạn thơ: "Những người vợ nhớ chồng... đã hóa núi sông ta" và "Đất nước của Nhân dân... Đi trả thù mà không sợ dài lâu" chính là một minh chứng rõ nét cho điểm đặc sắc của thi phẩm.
Trước hết, chính nhân dân đã làm nên dáng hình đất nước. Tám câu thơ đầu nói về tượng hình Đất Nước, một Đất Nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc. Khắp nơi trên mọi miền Đất Nước ta, ở đâu cũng có những danh lam thắng cảnh. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đã đi vào huyền thoại cổ tích. Nguyễn Khoa Điềm đã có một cái nhìn khám phá, nhân văn. Núi ấy, hòn ấy là do “những người vợ nhớ chồng”, hoặc “cặp vợ chồng yêu nhau” mà đã “góp cho", đã “góp nên”, làm đẹp thêm, tô điểm thêm Đất Nước.
Tám câu thơ với bao địa danh và cổ tích huyền thoại được nhà thơ nói đến thể hiện niềm tự hào và biết ơn Đất Nước cùng Nhân Dân. Các thi liệu – hình ảnh người vợ, cặp vợ chồng, gót ngựa, 99 con voi, con rồng, người học trò . con cóc con gà, những người dân nào... dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trung hậu, cho trí tuệ và tài năng đức tính cần cù và tinh thần dũng cảm., của nhân dân ta qua trường kì lịch sử. Chính nhân dân vĩ đại đã “góp cho”, “góp nên”, “để lại”, “góp mình”, “đã góp tên”... đã làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp. Nhà thơ đem đến cho những động từ - vị ngữ ấy (góp cho, góp nên...) nhiều ý thơ mới mẻ.
Bốn câu thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm ngọt ngào. Từ cụ thể thơ được nâng lên tầm khái quát,tính chính luận kết hợp một cách hài hòa với chất trữ tình đằm thắm:
Không chỉ tạo nên dáng hình đất nước, nhân dân cũng chính là người làm nên những giá trị văn hoá muôn đời. Tác giả khái quát lại toàn bộ luận điểm “Đất nước của Nhân dân” và đưa ra suy tưởng mới mẻ về đất nước trong hai câu thơ:
“Để đất nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Nhân dân là những người giản dị, vô danh nhưng cũng chính là những người sáng tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước. Một trong các giá trị văn hóa đặc sắc nhất kết tinh tâm hồn, tình cảm nhân dân chính là văn hóa dân gian, biểu hiện cụ thể từ các câu ca dao, câu chuyện truyền kì, thần thoại khai sinh loài người… Hai câu thơ với hai vế song song đã đưa ra định nghĩa về đất nước vừa giản dị, vừa độc đáo. Trong 4 câu thơ tiếp, Nguyễn Khoa Điềm đã cụ thể hóa tư tưởng đất nước của ca dao thần thoại bằng việc dựng lại những tác phẩm văn hóa dân gian. Qua đó, nhà thơ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
"Yêu em từ thuở nằm nôi
Mẹ em đi chợ ảnh ngồi anh ru"
Đó còn là “công cầm vàng” từ câu ca dao:
Con người Việt Nam vốn mạng trong mình đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, đức tính này đã đi sâu vào trong tiềm thức, trong nếp sống sinh hoạt của mọi người. Vàng tuy quý giá nhưng cũng không thể so bằng sự vất vả, công sức của người lao động. Bởi vậy ông cha ta vẫn thường hay nói "của một đồng, công một lạng". Đó còn là tinh thần chống giặc bất khuất, kiên cường của nhân dân qua hình ảnh cây tre. Nhân dân ta tuy nghèo khó, luôn phải đối mặt với những cuộc chiến vệ quốc, với kẻ thù hùng mạnh, với vũ khí tối tân, bằng "cây tre" một vũ khí thô sơ, mộc mạc. Điều đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc ta chính là sự kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, nồng nàn. Đó đều là những đức tính quý báu của dân tộc.
Ta có thể thấy được sự vận động trong cảm xúc trữ tình của tác giả qua hai đoạn thơ. Đó chính là tư tưởng Đất nước của nhân dân bao trùm - một tư tưởng mới mẻ khi nhìn về đất nước. Nhân dân - chẳng phải là những anh hùng, nhân tài được lưu danh trong sử sách, mà chỉ là những con người giản dị, vô danh - đã làm nên đất nước. Họ không chỉ tạo nên dáng hình của quê hương xứ sở - bề rộng, bề cao - kiến tạo những đặc điểm địa hình mà họ còn vun đắp cho bề dày, bề sâu văn hoá.
Nguyễn Khoa Điềm đã đa kết hợp các đặc sắc nghệ thuật như kho tàng tri thức, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, tư duy nghệ thuật đậm chất chính luận, giọng thơ trữ tình đằm thắm…. Hai khổ thơ cũng như toàn bộ bài thơ “Đất Nước” đã mang đến những cảm nhận không lẫn về đất nước cùng tư tưởng tiến bộ. Bài thơ không chỉ có giá trị thức tỉnh thời bấy giờ mà còn là lời nhắc cho hàng triệu lớp con cháu hôm nay và mai sau.
-M-vfo.vn
Đất nước là đề tài quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ trong văn học Việt Nam xưa nay. Mỗi một thời kì, hình tượng đất nước lại mang sắc thái riêng, được đề cập theo một cách riêng. Đến với bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, ta sẽ thấy được sự mới mẻ trong cái nhìn về đất nước.
Giai đoạn văn học kháng chiến 1945-1975, thời kì “bùng nổ” các bài thơ, bài văn xuôi về chủ đề đất nước. Trong đó, bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại ấn tượng sâu đạm trong lòng bao thế hệ bạn đọc về một quan điểm mới mẻ, sâu sắc "Đất nước của nhân dân". Bằng sự cảm nhận hình tượng Đất Nước qua nhiều khía cạnh, nhiều góc độ, bề rộng địa lí, bề dày lịch sử và bề sâu văn hoá, Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cái nhìn toàn vẹn, đầy đủ nhất về đất nước. Nhưng điều đặc biệt là, nếu như trước đây, người ta nhắc đến đất nước là nhắc đến những anh hùng vĩ đại, nhưng nhân tài làm rạng danh sử sách, thì Nguyễn Khoa Điềm lại nhấn mạnh, đề cao vai trò của những con người nghèo khó, vô danh, bởi sự đóng góp của họ mới chính là yếu tố đã dựng xây, làm nên đất nước bốn nghìn năm văn hiến, giàu có đáng tự hào. Ta có thể thấy được tình thần đó cũng như sự thống nhất và vận động của quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua hai đoạn thơ "Những người vợ nhớ chồng...đã hóa núi sông ta" và "Đất nước của nhân dân...không sợ dài lâu". Dưới đây là bài văn mẫu phân tích sự thống nhất và vận động của cảm xúc trữ tình qua hai đoạn thơ trên để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt.
Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một trong số những bài thơ hay và tiêu biểu nhất trong thơ ca viết về đề tài đất nước. Yếu tố làm nên sự đặc sắc và sâu săc cho bài thơ chính là tư tưởng "Đất nước của nhân dân". Sự thống nhất và vận động của cảm xúc trữ tình qua hai đoạn thơ: "Những người vợ nhớ chồng... đã hóa núi sông ta" và "Đất nước của Nhân dân... Đi trả thù mà không sợ dài lâu" chính là một minh chứng rõ nét cho điểm đặc sắc của thi phẩm.
Trước hết, chính nhân dân đã làm nên dáng hình đất nước. Tám câu thơ đầu nói về tượng hình Đất Nước, một Đất Nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc. Khắp nơi trên mọi miền Đất Nước ta, ở đâu cũng có những danh lam thắng cảnh. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đã đi vào huyền thoại cổ tích. Nguyễn Khoa Điềm đã có một cái nhìn khám phá, nhân văn. Núi ấy, hòn ấy là do “những người vợ nhớ chồng”, hoặc “cặp vợ chồng yêu nhau” mà đã “góp cho", đã “góp nên”, làm đẹp thêm, tô điểm thêm Đất Nước.
- Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
- Cặp vợ chồng yêu nhau góp thêm hòn Trống Mái
- Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
- Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương.
- Những con rống nằm im góp dòng sông xanh thẳm.
- Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
- Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Ba Đen, Bà Điểm.
Tám câu thơ với bao địa danh và cổ tích huyền thoại được nhà thơ nói đến thể hiện niềm tự hào và biết ơn Đất Nước cùng Nhân Dân. Các thi liệu – hình ảnh người vợ, cặp vợ chồng, gót ngựa, 99 con voi, con rồng, người học trò . con cóc con gà, những người dân nào... dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trung hậu, cho trí tuệ và tài năng đức tính cần cù và tinh thần dũng cảm., của nhân dân ta qua trường kì lịch sử. Chính nhân dân vĩ đại đã “góp cho”, “góp nên”, “để lại”, “góp mình”, “đã góp tên”... đã làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp. Nhà thơ đem đến cho những động từ - vị ngữ ấy (góp cho, góp nên...) nhiều ý thơ mới mẻ.
Bốn câu thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm ngọt ngào. Từ cụ thể thơ được nâng lên tầm khái quát,tính chính luận kết hợp một cách hài hòa với chất trữ tình đằm thắm:
- Và ở đâu trên khắp ruộng đông gò bãi
- Chẳng mang một dáng hình, một ao nước, một lối sống ông cha
- Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
- Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
Không chỉ tạo nên dáng hình đất nước, nhân dân cũng chính là người làm nên những giá trị văn hoá muôn đời. Tác giả khái quát lại toàn bộ luận điểm “Đất nước của Nhân dân” và đưa ra suy tưởng mới mẻ về đất nước trong hai câu thơ:
“Để đất nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Nhân dân là những người giản dị, vô danh nhưng cũng chính là những người sáng tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước. Một trong các giá trị văn hóa đặc sắc nhất kết tinh tâm hồn, tình cảm nhân dân chính là văn hóa dân gian, biểu hiện cụ thể từ các câu ca dao, câu chuyện truyền kì, thần thoại khai sinh loài người… Hai câu thơ với hai vế song song đã đưa ra định nghĩa về đất nước vừa giản dị, vừa độc đáo. Trong 4 câu thơ tiếp, Nguyễn Khoa Điềm đã cụ thể hóa tư tưởng đất nước của ca dao thần thoại bằng việc dựng lại những tác phẩm văn hóa dân gian. Qua đó, nhà thơ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
- Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
- Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
- Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
"Yêu em từ thuở nằm nôi
Mẹ em đi chợ ảnh ngồi anh ru"
Đó còn là “công cầm vàng” từ câu ca dao:
- “Cầm vàng mà lội qua sông
- Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
Con người Việt Nam vốn mạng trong mình đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, đức tính này đã đi sâu vào trong tiềm thức, trong nếp sống sinh hoạt của mọi người. Vàng tuy quý giá nhưng cũng không thể so bằng sự vất vả, công sức của người lao động. Bởi vậy ông cha ta vẫn thường hay nói "của một đồng, công một lạng". Đó còn là tinh thần chống giặc bất khuất, kiên cường của nhân dân qua hình ảnh cây tre. Nhân dân ta tuy nghèo khó, luôn phải đối mặt với những cuộc chiến vệ quốc, với kẻ thù hùng mạnh, với vũ khí tối tân, bằng "cây tre" một vũ khí thô sơ, mộc mạc. Điều đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc ta chính là sự kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, nồng nàn. Đó đều là những đức tính quý báu của dân tộc.
Ta có thể thấy được sự vận động trong cảm xúc trữ tình của tác giả qua hai đoạn thơ. Đó chính là tư tưởng Đất nước của nhân dân bao trùm - một tư tưởng mới mẻ khi nhìn về đất nước. Nhân dân - chẳng phải là những anh hùng, nhân tài được lưu danh trong sử sách, mà chỉ là những con người giản dị, vô danh - đã làm nên đất nước. Họ không chỉ tạo nên dáng hình của quê hương xứ sở - bề rộng, bề cao - kiến tạo những đặc điểm địa hình mà họ còn vun đắp cho bề dày, bề sâu văn hoá.
Nguyễn Khoa Điềm đã đa kết hợp các đặc sắc nghệ thuật như kho tàng tri thức, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, tư duy nghệ thuật đậm chất chính luận, giọng thơ trữ tình đằm thắm…. Hai khổ thơ cũng như toàn bộ bài thơ “Đất Nước” đã mang đến những cảm nhận không lẫn về đất nước cùng tư tưởng tiến bộ. Bài thơ không chỉ có giá trị thức tỉnh thời bấy giờ mà còn là lời nhắc cho hàng triệu lớp con cháu hôm nay và mai sau.
-M-vfo.vn