Đề bài: Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương “là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Điều đó thể hiện thế nào qua hai đoạn văn sau: “Hình như trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy””
“Đây là bút ký dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế”, đó là tâm sự của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi được hỏi về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Trong tác phẩm, sông Hương có lúc được nhà văn gọi là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Dưới đây là bài văn mẫu cảm nhận hai đoạn trích: “Hình như trong…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy”” để hiểu vì sao nhà văn lại liên tưởng như vậy các bạn có thể tham khảo.
Trong đó, sẽ thật thiếu sót nếu như ta không kể đến sông Hương, dòng sông xứ Huế quê hương đong đầy tình yêu, cảm xúc của nhà văn. Nhà văn từng nói rằng chính con sông này đã nuôi mạch máu văn chương trong con người ông, giúp cho mạch máu ấy lan tỏa và sống mãi đến hôm nay: “Những kỷ niệm thời ấu thơ như những đêm nghe ca Huế dù đã cách nay hơn nửa thế kỷ nhưng tôi vẫn không quên. Ngày đó, những đêm ca Huế không sân khấu đèn màu, không micro, người nghe ngồi bệt dưới nền đất để thưởng thức âm nhạc…Những kỷ niệm dung dị đó đã ám ảnh suốt những năm tháng tôi xa sông Hương sau này, để bài ký đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của tôi là con sông quê hương”. Ông viết nhiều ký, viết nhiều về Huế, về sông Hương và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bút ký nổi tiếng nhất của nhà thơ viết về dòng sông này. Trong tác phẩm, nhà văn đã có cái nhìn độc đáo khi nói sông Hương “là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Trước đề bài yêu cầu phân tích hai đoạn trích “Hình như trong…tứ đại cảnh” và “Có một dòng…tác giả “Từ ấy”” để có thể lý giải vì sao nhà văn có liên tưởng ấn tượng đó, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây để bài viết của mình hoàn chỉnh hơn. Chúc các bạn thành công!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HAI ĐOẠN VĂN: “HÌNH NHƯ TRONG…TỨ ĐẠI CẢNH” VÀ “CÓ MỘT DÒNG THI CA…TÁC GIẢ “TỪ ẤY”” CHỨNG MINH SÔNG HƯƠNG LÀ “NGƯỜI MẸ PHÙ SA CỦA MỘT VÙNG VĂN HÓA XỨ SỞ”
“Sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho Huế”, có lẽ bởi suy nghĩ đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành trọn tình yêu, tâm huyết của một người con quê hương để tìm hiểu, khám phá và chắp bút viết bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” với những cách nhìn đầy thú vị. Trong tác phẩm, tác giả từng coi sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Cảm nhận hai đoạn trích: “Hình như trong…tứ đại cảnh” và “Có một dòng…tác giả “Từ ấy”” ta có thể hiểu rõ hơn suy nghĩ độc đáo này.
Khi được hỏi: “Trong gia tài sáng tác của mình, ông xếp bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ở vị trí nào?” thì nhà văn đã chia sẻ rằng: “Đây là bút ký dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâm huyết vẽ nên một dòng sông y như nó vốn có. (Dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại…với vẻ đẹp thật của thiên nhiên và có tính nhân văn). Đó là một thứ tài sản tôi muốn gửi lại cho thế hệ mai sau với lời nhắn gửi: sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế…”. Thực vậy, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được coi là bút ký nổi bật trong sự nghiệp văn chương của nhà văn, trong đó có đoạn nhà văn nhìn sông Hương với hình ảnh là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Cảm nhận hai đoạn trích: “Hình như trong…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy”” ta càng hiểu được lý do vì sao nhà văn lại có suy nghĩ, liên tưởng đó.
Hình ảnh sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” được thể hiện ở việc sông Hương là dòng sông gắn liền với những nét văn hóa Huế ta có thể cảm nhận được trong hai đoạn trích: “Hình như trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy””. Trước hết, dòng sông Hương hiền hòa, nên thơ gắn liền với nền âm nhạc cổ điển của miền Huế thơ. Với tâm hồn lãng mạn và một giọng văn đậm chất trữ tình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đắm say ngắm nhìn dòng sông Hương yêu dấu và nhận ra rằng dòng sông ấy giống như một “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Liên tưởng sáng tạo và độc đáo đó đã khơi gợi trong tâm trí người đọc một hình dung tưởng tượng đến hình ảnh sông Hương mang dáng dấp một người nghệ sĩ tài hoa, yêu kiều đang đắm say trong những bản đàn, điệu nhạc Huế. Người tài nữ ấy đã đánh thức tâm hồn nhà văn, đánh thức những tâm hồn Huế và những tâm hồn yêu Huế hết mực bằng những điệu nhạc êm dịu, mê đắm lòng người.
Qua đoạn trích, ta cảm nhận được với Hoàng Phủ Ngọc Tường, không gian sông nước êm đềm, thơ mộng ấy cơ hồ chính là nguồn cảm hứng bất tận để “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”. Sinh thành và đắp bồi, nuôi dưỡng văn hóa nghệ thuật, mà ở đây là âm nhạc Huế, đó phải chăng chính là vai trò của “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” theo cách nghĩ, cách cảm và cách nói của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Những câu văn tiếp theo là lời giãi bày chân thành của nhà văn với những tâm hồn đồng điệu, rằng ông thất vọng nhường nào khi nghĩ đến việc nghe ca Huế giữa ban ngày hay trên sân khấu nhà hát bởi lẽ điệu nhạc, lời ca đượm hồn Huế phải được hát, được nghe trên chính dòng sông ra sinh ra nó. Cùng với sự so sánh mang nặng nỗi lòng, tâm tư ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa người đọc đến với không gian màn đêm trên sông nước xứ Huế mà “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của một mái chèo khuya”. Phải chăng nhà văn đã dành rất nhiều tâm huyết, tình cảm để đi tìm hiểu về âm nhạc quê hương xứ sở, cùng với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế thì mới gửi vào trang văn của mình một liên tưởng gợi hình, gợi cảm đến vậy. Nhà văn dẫn đưa tâm hồn người đọc đến với “tiếng nước rơi bán âm”, một âm thanh trong trẻo gợi về một đêm khuya tĩnh mịch, thanh vắng trên dòng sông Hương. “Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” ấy đã đắp bồi nên một nền âm nhạc cổ điển đáng trân quý giữa cái không gian trầm mặc của kinh thành lăng tẩm.
Đâu chỉ với âm nhạc, dáng hình “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” còn được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện ở chỗ dòng sông đã khơi nguồn cảm hứng thi ca nghệ thuật ở biết bao tâm hồn nghệ sĩ. Liên tưởng đến “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu”, nhà văn nhắc đến “những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”. Bên cạnh hình ảnh là một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường có lúc giống như nàng Kiều trong kiệt tác văn học của Nguyễn Du. Trong đoạn trích viết về những hình ảnh này, nhà văn còn nhắc đến một nghệ nhân già sau nửa thế kỷ chơi đàn đã chợt nhận ra khúc nhạc Huế trong những trang Kiều của cụ Nguyễn Du: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Những âm thanh, nhạc điệu đong đầy xúc cảm ấy lại tiếp tục gợi nhắc về “Tứ đại cảnh” – bản nhạc cổ Huế, theo tương truyền là do vua Tự Đức sáng tác.
Mảnh đất Huế thơ ngày nay được nhiều người biết đến và lỡ yêu, lỡ thương bởi nhiều nét đẹp trong nó, nào là vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên, nét đẹp tâm hồn Huế và cả những nét đẹp văn hóa Huế. Đâu phải mấy ai cũng nhận ra rằng, những nét đẹp văn hóa ấy đã được ươm mầm, vun đắp từ “dòng phù sa mượt mà” của “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” – theo như cách nói của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
-Nem-vfo.vn
“Đây là bút ký dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế”, đó là tâm sự của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi được hỏi về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Trong tác phẩm, sông Hương có lúc được nhà văn gọi là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Dưới đây là bài văn mẫu cảm nhận hai đoạn trích: “Hình như trong…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy”” để hiểu vì sao nhà văn lại liên tưởng như vậy các bạn có thể tham khảo.
Trong đó, sẽ thật thiếu sót nếu như ta không kể đến sông Hương, dòng sông xứ Huế quê hương đong đầy tình yêu, cảm xúc của nhà văn. Nhà văn từng nói rằng chính con sông này đã nuôi mạch máu văn chương trong con người ông, giúp cho mạch máu ấy lan tỏa và sống mãi đến hôm nay: “Những kỷ niệm thời ấu thơ như những đêm nghe ca Huế dù đã cách nay hơn nửa thế kỷ nhưng tôi vẫn không quên. Ngày đó, những đêm ca Huế không sân khấu đèn màu, không micro, người nghe ngồi bệt dưới nền đất để thưởng thức âm nhạc…Những kỷ niệm dung dị đó đã ám ảnh suốt những năm tháng tôi xa sông Hương sau này, để bài ký đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của tôi là con sông quê hương”. Ông viết nhiều ký, viết nhiều về Huế, về sông Hương và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bút ký nổi tiếng nhất của nhà thơ viết về dòng sông này. Trong tác phẩm, nhà văn đã có cái nhìn độc đáo khi nói sông Hương “là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Trước đề bài yêu cầu phân tích hai đoạn trích “Hình như trong…tứ đại cảnh” và “Có một dòng…tác giả “Từ ấy”” để có thể lý giải vì sao nhà văn có liên tưởng ấn tượng đó, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây để bài viết của mình hoàn chỉnh hơn. Chúc các bạn thành công!
“Sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho Huế”, có lẽ bởi suy nghĩ đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành trọn tình yêu, tâm huyết của một người con quê hương để tìm hiểu, khám phá và chắp bút viết bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” với những cách nhìn đầy thú vị. Trong tác phẩm, tác giả từng coi sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Cảm nhận hai đoạn trích: “Hình như trong…tứ đại cảnh” và “Có một dòng…tác giả “Từ ấy”” ta có thể hiểu rõ hơn suy nghĩ độc đáo này.
Khi được hỏi: “Trong gia tài sáng tác của mình, ông xếp bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ở vị trí nào?” thì nhà văn đã chia sẻ rằng: “Đây là bút ký dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâm huyết vẽ nên một dòng sông y như nó vốn có. (Dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại…với vẻ đẹp thật của thiên nhiên và có tính nhân văn). Đó là một thứ tài sản tôi muốn gửi lại cho thế hệ mai sau với lời nhắn gửi: sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế…”. Thực vậy, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được coi là bút ký nổi bật trong sự nghiệp văn chương của nhà văn, trong đó có đoạn nhà văn nhìn sông Hương với hình ảnh là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Cảm nhận hai đoạn trích: “Hình như trong…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy”” ta càng hiểu được lý do vì sao nhà văn lại có suy nghĩ, liên tưởng đó.
Hình ảnh sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” được thể hiện ở việc sông Hương là dòng sông gắn liền với những nét văn hóa Huế ta có thể cảm nhận được trong hai đoạn trích: “Hình như trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy””. Trước hết, dòng sông Hương hiền hòa, nên thơ gắn liền với nền âm nhạc cổ điển của miền Huế thơ. Với tâm hồn lãng mạn và một giọng văn đậm chất trữ tình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đắm say ngắm nhìn dòng sông Hương yêu dấu và nhận ra rằng dòng sông ấy giống như một “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Liên tưởng sáng tạo và độc đáo đó đã khơi gợi trong tâm trí người đọc một hình dung tưởng tượng đến hình ảnh sông Hương mang dáng dấp một người nghệ sĩ tài hoa, yêu kiều đang đắm say trong những bản đàn, điệu nhạc Huế. Người tài nữ ấy đã đánh thức tâm hồn nhà văn, đánh thức những tâm hồn Huế và những tâm hồn yêu Huế hết mực bằng những điệu nhạc êm dịu, mê đắm lòng người.
Qua đoạn trích, ta cảm nhận được với Hoàng Phủ Ngọc Tường, không gian sông nước êm đềm, thơ mộng ấy cơ hồ chính là nguồn cảm hứng bất tận để “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”. Sinh thành và đắp bồi, nuôi dưỡng văn hóa nghệ thuật, mà ở đây là âm nhạc Huế, đó phải chăng chính là vai trò của “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” theo cách nghĩ, cách cảm và cách nói của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Những câu văn tiếp theo là lời giãi bày chân thành của nhà văn với những tâm hồn đồng điệu, rằng ông thất vọng nhường nào khi nghĩ đến việc nghe ca Huế giữa ban ngày hay trên sân khấu nhà hát bởi lẽ điệu nhạc, lời ca đượm hồn Huế phải được hát, được nghe trên chính dòng sông ra sinh ra nó. Cùng với sự so sánh mang nặng nỗi lòng, tâm tư ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa người đọc đến với không gian màn đêm trên sông nước xứ Huế mà “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của một mái chèo khuya”. Phải chăng nhà văn đã dành rất nhiều tâm huyết, tình cảm để đi tìm hiểu về âm nhạc quê hương xứ sở, cùng với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế thì mới gửi vào trang văn của mình một liên tưởng gợi hình, gợi cảm đến vậy. Nhà văn dẫn đưa tâm hồn người đọc đến với “tiếng nước rơi bán âm”, một âm thanh trong trẻo gợi về một đêm khuya tĩnh mịch, thanh vắng trên dòng sông Hương. “Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” ấy đã đắp bồi nên một nền âm nhạc cổ điển đáng trân quý giữa cái không gian trầm mặc của kinh thành lăng tẩm.
Đâu chỉ với âm nhạc, dáng hình “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” còn được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện ở chỗ dòng sông đã khơi nguồn cảm hứng thi ca nghệ thuật ở biết bao tâm hồn nghệ sĩ. Liên tưởng đến “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu”, nhà văn nhắc đến “những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”. Bên cạnh hình ảnh là một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường có lúc giống như nàng Kiều trong kiệt tác văn học của Nguyễn Du. Trong đoạn trích viết về những hình ảnh này, nhà văn còn nhắc đến một nghệ nhân già sau nửa thế kỷ chơi đàn đã chợt nhận ra khúc nhạc Huế trong những trang Kiều của cụ Nguyễn Du: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Những âm thanh, nhạc điệu đong đầy xúc cảm ấy lại tiếp tục gợi nhắc về “Tứ đại cảnh” – bản nhạc cổ Huế, theo tương truyền là do vua Tự Đức sáng tác.
Mảnh đất Huế thơ ngày nay được nhiều người biết đến và lỡ yêu, lỡ thương bởi nhiều nét đẹp trong nó, nào là vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên, nét đẹp tâm hồn Huế và cả những nét đẹp văn hóa Huế. Đâu phải mấy ai cũng nhận ra rằng, những nét đẹp văn hóa ấy đã được ươm mầm, vun đắp từ “dòng phù sa mượt mà” của “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” – theo như cách nói của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
-Nem-vfo.vn