Phân tích ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong Hai đức trẻ

Hướng dẫn phân tích hình ảnh đoàn tàu trong hai đức trẻ có dàn ý và bài làm chi tiết

Trong nền văn học hiện đại Việt nam giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn phát triển đỉnh cao của rất nhiều thể loại: thơ, phóng sự, tiểu thuyết.... trong đó phải kể đến truyện ngắn. ở giai đoạn này truyện ngắn chia làm hai khuynh hướng: hiện thực và lãng man. Nếu bên hiện thực có Nam Cao, Ngô Tất Tố... thì lãng mạn không thể không kể đến Thạch Lam với truyện ngắn “hai đứa trẻ”. Toàn thiên truyện đã khắc họa lên bức tranh làng quê nơi phố huyện nghèo nàn cùng với những kiếp người nhỏ bé, lận đận với những cảnh sống nghèn nàn, chán chườn. Thế nhưng niềm tin vào những con người, niềm tin vào một cuộc sống tươi mới vẫn lóe lên trong toàn thiên truyện. Đó chính là hình ảnh đoàn tàu ở cuối bài, có lẽ là hình ảnh đặc sắc nhất. Trong chương trình ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp đề bài phân tích hình ảnh đoàn tàu trong “hai đứa trẻ”. Dưới đâu là bài làm mong có thể giúp các bạn định hướng làm bài một cách tốt nhất

BÀI LÀM: PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH ĐOÀN TÀU TRONG “HAI ĐỨA TRẺ”
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một trong những truyện ngắn trữ tình có nhiều chi tiế vụn vặt, vô nghĩa nhưng kì thực lại là tác phẩm đạt trình độ cao về diễn tả tâm trạng nhân vật. Nội dung truyện ngắn chủ yếu đi sâu và o miêu tả những cảnh đời thường, số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một cách kín đáo nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý.

Toàn thiên truyện tác giả tập trung vào những chi tiết nhỏ nhặt, vụn vỡ tưởng như rời rạc nhưng lại có một sức gợi cực tả. Khi tái hiện lên một bức tranh làng quê nơi phố huyện nghèo nàn với sự leo lét của những ánh đèn, sự tối tắm của không gian, sự quẩn quanh của cuộc sống. Nhưng có lẽ hình ảnh đoàn tàu ở cuối thiên truyện là hình ảnh nổi bật rõ nét nhất toàn bài. Hình ảnh đoàn tàu mang rất nhiều lớp nghĩa khác nhau, tưởng chừng nhỏ giản đơn nhưng chất chứa trong đó bao bàu học, tư tưởng cao cả của một nhà văn trữ tình lãng mạn tinh tế bậc nhất. Qua đó thể hiện được ước mơ, niềm tin và khát vọng của những kiếp người nghèo khổ.

Buổi chiều nơi phố huyện mở ra bằng những đường nét đầy ảm đạm, cô quạng bao hiệu một ngày sắp tàn theo đúng như nghĩa của nó. Với những âm thanh, hình ảnh : tiếng trống thu không trên cái chòi huyện nhỏ, những đám mây hồng như hòn than, dãy tre làng đen lại.... nhưng không kém phần nên thơ trữ tình. Hai nhân vật chính ở đây là hai chị em Liên và An.

Sau một ngày làm việc vất vả cực nhọc. Con người nơi đây mới bắt đầu cuộc sống với những gánh phở, những chén nước nguội lạnh, mảnh chiếu trải đất kéo đàn....tất cả thoáng hiện lơn đơn lẻ, lặng lẽ, nhần chìm trong bóng tối. Cảnh chiều đêm buông xuống được tác giả miêu tả làm cho nền hình ảnh đoàn tàu xuất hiện.

Trên nền trời tối tăm của khung cảnh đó tác giả miêu tả đoàn tàu và thói quen đón đoàn tàu của hai đứa trẻ thật cho tiết, tỉ mỉ. Lí do đợi tàu của hai đứa trẻ bao gồm cả việc chờ tàu đến để bán hàng cho các hành khách trên tàu xuống mua bán. Cái đó chính là cái thỏa mãn niềm khao khát, mong mỏi được ngắm nhìn tàu cảu hai chị em Liên. Hai chị em Liên đã sống một ngày vô cùng mệt mỏi và tẻ nhạt. Chúng chỉ bán được vài món hàng bao diêm, gói thuốc lá, xà phòng.... Đến tối thì kiếm hàng và đếm lại số tiền ít ỏi đó. Hai đứa trẻ trơ trọi trong bóng tối, trên chiếc chõng cũ sắp gãy giữa không khí oi bức và tiếng muỗi kêu ran. Chỉ có một người đến với các em, là bà cụ Thi, một bà già hơi điên tối tối thường ghé mua rượu hàng các em.

Các em chờ tàu đêm chạy ngang qua trong tâm trạng vô cùng háo hức. sự xuất hiện của hàng nước chị Tí, gánh phở bác Siêu...là cái mốc để các em đi đếm thời gian đang xích lại gần với chuyến tà. Cả hai chị em đều buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn cố gắng ngồi chờ chuyến tàu.

Hai chị em cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt đọng cuối cùng của đêm khuya. Với hai đứa trẻ của chị Tí và ánh lửa của bác siêu. Có lẽ chính vì thế mà hình ảnh chuyến tàu được Thạch lam tập trung miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của hai nhân vật Liên và An

Đoàn tàu chưa tới nhưng đã được báo trước từ xa với ánh đèn của người gác ghi và tiếng còi tàu theo gió vẳng lại. Tiếp thao là Liên tưởng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đát như ma trơi, rồi nghe thấy tiếng còi tàu xe lửa trong đem khuya

Kéo dài ra thao ngọn gió xa xôi. Sau đó, hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bừng sáng trắng đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Thế rồi, đồng và kèn lấp lánh. Cuối cùng là cảnh tàu đi xa dần mất hút trong đếm tối mênh mông, để lại những đốm than bay tung trên dường sắt, cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau răng tre...

Cánh quan sắt, miêu ta của Thanh Lam rất tinh tế và giàu tính nghệ thuât. Tác giả quan sát, miêu tả hình ảnh đoàn tàu đêm từ Hà Nội về theo trình tự lúc tàu từ xa, lúc tàu từ xa, lúc tàu đến rồi xe dần bằng nhiều giác quan cùng với rất nhiều sắc thái cảm giác; bằng sự đan xen giữa hồi ức và thực tại. Chuyến tàu đi qua phố huyện chỉ trong một khảng thời gian rất ngắn nhưng đã để lại cho hai đứa trẻ bao nhiêu cảm xúc và nuối tiếc. Phố huyện rầm rộ, ồn ảo lên trong chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh. Gần như đã thành nếp, những người dân phố huyện chỉ chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đã đi xa

Đối với chị em Liên, đoàn tàu đền từ Hà Nội gợi lại những kỉ niệm đẹp. Liên lăng lẽ mơ tưởng đến Hà Nội xe xăm..., nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm ấm và sung sướng khi thầy chưa mất việc. Đó là cuốc sống ở một thời xe, hoàn toàn khác với cuộc sống ở phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn này

Đoàn Tàu còn lại hình ảnh của tương lai, nó khiến người ta hình dung ra một thế giới giàu sang, đông đúc, nhộn nhịp, đầy am thanh và ánh sáng. Việc Liên và An đón đợi đoàn tàu xuất phát từ nhu cầu bức thiết vè tinh thần muốn thoát cuộc sông buồn chán hiện tại và được sống trong một thế giới mới tươi đẹp hơn.

Đối với người đọc, vẻ đẹp của đoàn tàu và thái độ háo hức, sung sướng đến lăng người của hai đứa trẻ khi ngắm đoàn tàu không chỉ đem đến một thoáng vui và gợi thật nhiều bâng khuâng thương cảm

Đúng là hai đứa trẻ vui vì niềm khát, đợi chờ vùa được thỏa mãn. Nhưng đoàn tàu ấy lại thuộc một giới quá xe xôi và nó càng sáng rực vui vẻ, huyện náo bao nhiêu thì càng làm cho cảnh sống nới phố huyện trở nên tăm tối, buồn tẻ và chìm lăng bây nhiêu. Chỉ có hình ảnh đoàn tàu lướt qua hằng đêm mà những người dân phố huyện ai cũng nôn nào chờ đợi. Nhưng qua đó ta cũng thấy trong đó sự len lỏi niềm tin vào một cuộc sống tẻ nhạt, tầm thường.

Truyện ngắn “hai đứa trẻ” của thạch lam đã vẽ nên một khung cảnh nghè nàn nơi phố huyện vào thời khắc sắp tàn. ở đó hiện lên những kiếp người nhỏ bé nghèo khổ nhưng trong tâm hồn họ ta thấy niềm tin mãnh liệt về một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai tươi sáng. Và trên hết ta còn thấy ở đó tấm lòng xót thương nhân đạo cao cả của nhà văn Thạch Lam.
 
  • Chủ đề
    hai đứa trẻ hình ảnh đoàn tàu
  • Top