Hướng dẫn làm bài văn chứng minh nghị luận xã hội Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình hay nhất
Có lẽ đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất quen thuộc của các cây bút hiện thực. Nhưng, một nhà thám hiểm thực sự là người không cần đến những mảnh đất mới mà chỉ cần có đôi mắt mới. Và ở đây, ta bắt gặp muôn vàn những cảnh đời, những nỗi khổ, số phận khác biệt của người nông dân. Ta từng thấy những người nông dân phải chịu cảnh sống chết mặc bay trong những trang văn của Phạm Duy Tốn, một chị Dậu bị thúc sưu thuế đến nỗi phải chó, bán con mà vẫn không hết khổ. Và nay, đến với trang văn của Nam Cao, ta lại thấy xuất hiện hình ảnh người nông dân lương thiện, một người cha giàu lòng yêu thương con và có lòng tự trọng rất cao, đó chính là lão Hạc. Một người nông dân bần cùng, bần hàn nhưng không bần tình, bần nghĩa. Với tác phẩm kể trên, Nam Cao và Ngô Tất Tố đã cho thấy một nét đẹp ổn định đã làm nên những giá trị nhân đạo trong những trang viết của mình: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Vậy thì nay mình sẽ giúp các bạn bài văn: Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.
BÀI VĂN 1: QUA TỨC NƯỚC VỠ BỜ VÀ LÃO HẠC, CHỨNG MINH RẰNG: MẶC DÙ GẶP NHIỀU ĐAU KHỔ, BẤT HẠNH, NGƯỜI NÔNG DÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 VẪN GIỮ TRỌN NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA MÌNH
Có nhà văn nào đó từng nói rằng: văn chương chân chính dù nói về cái xấu, cái ác vẫn phải hướng về cái đẹp, cái thiện, đó là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ. Vâng, phải chăng cái xấu cái ác hay cũng chính là cái khổ đau, bất hạnh và cái đẹp cái thiện chính là niềm tin tưởng của nhà văn hướng nguời đọc tin vào vẻ đẹp của nhân vật, để giúp người đọc một bải học về nhân cách. Và, Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người. bởi vậy nên, vấn đề chung về con người đã là mẫu số chung, là mảnh đất muôn thuở của thi nhân muôn đời. Nhưng, qua mỗi trang văn nhà văn chân chính phải mang đến một phát minh về hình thức, một khám phá mới về nội dung. Đó là đòi hỏi của nghệ thuật, không chấp nhận sự lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Đó là cách duy nhất để anh tồn tại trong sân chơi nghệ thuật. cũng chính vì hiểu được điều ấy mà đến với đề tài người nông dân, một đề tài quen thuộc mà thi nhân muôn đời đã đi mòn đứt cỏ thì cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều có những khám phá riêng của mình, chính vì vậy số phận người nông dân đã được khắc họa sinh động, đa chiều và sâu sắc. Nếu như trong trang văn của Ngô Tất Tố, người nông dân phải chịu nỗi khổ về sưu cao, thuế nặng, hà hiếp áp bức, ngay cả người chết rồi mà vẫn phải nộp sưu thuế. Thật là vô lí. Thì trong trang văn của Nam Cao người nông dân được nhìn trong bi kịch bị tha hóa về nhân cách, phải chịu đựng sự giằng xé giữ dội về cái đói và miếng ăn. Hoặc là chấp nhận sống nhưng bị tha hóa vì miếng ăn, hoặc là chết để bảo toàn nhân phẩm, lão Hạc là một ví dụ điển hình. Song chính việc soi chiếu và nhìn nhận riêng của mỗi nhà văn như thế đã giúp người đọc nhìn nhận được bản chất và vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam.
Nhưng dù là Lão Hạc hay chị Dậu thì ở cả hai nhân vật ấy, nhà văn đều cho chúng ta thấy được rằng dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn nhân phẩm của mình. Chị Dậu của Ngô Tất Tố, một người phụ nữ mộc mạc, lương thiện, hết mực yêu thương chồng và con, hi sinh không quản vì sự sống của chồng mình. Có lúc vì túng quẫn quá mà chị phải bán chó, bán con nhưng tuyệt đối đó không phải là hành động vô nhân tính mà là hành động của một người phụ nữ sắc sảo, bản lĩnh và mạnh mẽ đến kiệt cùng, dù đớn đau đến cắt từng khúc ruột khi phải bán con vẫn một mực chịu đựng vì nghĩ về sự sống của chồng. ngay cả khi bán chó, gia đình cái con sinh vật Nghị Quế chồng, Nghị Quế vợ có ăn bớt, làm điêu thì cũng chỉ hạ một câu: lão Nghĩ giàu đến thế mà còn...Không một chút phản kháng, cũng không văng bất kì một lời lẽ tục tĩu nào. Ngay cả khi lên huyện. Sống trong môi trường khác chị vẫn một mực nghĩ về chồng, về con, không bị lây nhiễm thói xấu. Khi thấy cai lệ hành hạ chồng, chị đã vùng lên mạnh mẽ, chị đã bước ra khỏi nỗi sợ của bản thân để chiến đấu, đánh bật hai tên cai lệ lực lưỡng. Chị không chịu khuất phục, Và chính với điều này, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Đó chính là phẩm chất cao đẹp mà Ngô Tất Tố đã luôn tin tưởng vào người nông dân trước cách mạng.
Với Nam Cao, ông luôn nhìn đời bằng con mắt tình thương. Chính vì quan niệm ấy mà những trang văn của Nam Cao luôn đặt nhân vật của mình trong tình thế cheo leo giữa nhân tính và thú tính, giữa say và tỉnh, giữa sự sống và cái chết. Nhưng đến cuối cùng Nam Cao vẫn cho thấy sự tin tưởng của mình vào phẩm chất lương thiện của người nông dân. Với lão Hạc, một người cha giàu lòng yêu thương con, có lòng tự trọng cao và đặc biệt là một người ân nghĩa, lão nghĩa tình với cả con vật của mình. Khi đã tuổi già sức yếu, không làm gì để kiếm ăn được, lão chẳng dám đụng vào số tiền bòn vườn của con, chỉ dám ăn sung luộc. Để rồi lão có thể chọn sống bằng cách bán mảnh vườn đi, nhưng không lão đã tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn, tức tưởi thậm chí nhục nhã bằng bả chó. Nhưng chính cái chết ấy khẳng định được nhâ cách tahnh cao của lão, khẳng định được tính người trong con người của lão Hạc-một người nông dân bần cùng nhưng không bần nghĩa bần tình. Cái chết của Lão đã cho thấy niềm tin của Nam Cao vào vẻ đẹp của người nông dân lương thiện, dù đau đớn, bất hạnh nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình.
Vậy là chỉ qua hai tác phẩm ngắn, nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố đã cho thấy vẻ đẹp của người nông dân trong những trang viết của mình. Đó chính là tinh thần nhân đạo của các nhà văn hiện thực, song ở thời điểm bấy giờ, vì chưa có ánh sáng của cách mạng vậy nên họ vẫn rơi vào bi kịch,bế tắc, đó cũng là một hạn chế mà ta cần xem xét.
BÀI VĂN 2: QUA TỨC NƯỚC VỠ BỜ VÀ LÃO HẠC, CHỨNG MINH RẰNG: MẶC DÙ GẶP NHIỀU ĐAU KHỔ, BẤT HẠNH, NGƯỜI NÔNG DÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 VẪN GIỮ TRỌN NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA MÌNH
Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.
Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.
Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.
Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.
Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.
Có lẽ đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất quen thuộc của các cây bút hiện thực. Nhưng, một nhà thám hiểm thực sự là người không cần đến những mảnh đất mới mà chỉ cần có đôi mắt mới. Và ở đây, ta bắt gặp muôn vàn những cảnh đời, những nỗi khổ, số phận khác biệt của người nông dân. Ta từng thấy những người nông dân phải chịu cảnh sống chết mặc bay trong những trang văn của Phạm Duy Tốn, một chị Dậu bị thúc sưu thuế đến nỗi phải chó, bán con mà vẫn không hết khổ. Và nay, đến với trang văn của Nam Cao, ta lại thấy xuất hiện hình ảnh người nông dân lương thiện, một người cha giàu lòng yêu thương con và có lòng tự trọng rất cao, đó chính là lão Hạc. Một người nông dân bần cùng, bần hàn nhưng không bần tình, bần nghĩa. Với tác phẩm kể trên, Nam Cao và Ngô Tất Tố đã cho thấy một nét đẹp ổn định đã làm nên những giá trị nhân đạo trong những trang viết của mình: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Vậy thì nay mình sẽ giúp các bạn bài văn: Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.
BÀI VĂN 1: QUA TỨC NƯỚC VỠ BỜ VÀ LÃO HẠC, CHỨNG MINH RẰNG: MẶC DÙ GẶP NHIỀU ĐAU KHỔ, BẤT HẠNH, NGƯỜI NÔNG DÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 VẪN GIỮ TRỌN NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA MÌNH
Có nhà văn nào đó từng nói rằng: văn chương chân chính dù nói về cái xấu, cái ác vẫn phải hướng về cái đẹp, cái thiện, đó là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ. Vâng, phải chăng cái xấu cái ác hay cũng chính là cái khổ đau, bất hạnh và cái đẹp cái thiện chính là niềm tin tưởng của nhà văn hướng nguời đọc tin vào vẻ đẹp của nhân vật, để giúp người đọc một bải học về nhân cách. Và, Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người. bởi vậy nên, vấn đề chung về con người đã là mẫu số chung, là mảnh đất muôn thuở của thi nhân muôn đời. Nhưng, qua mỗi trang văn nhà văn chân chính phải mang đến một phát minh về hình thức, một khám phá mới về nội dung. Đó là đòi hỏi của nghệ thuật, không chấp nhận sự lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Đó là cách duy nhất để anh tồn tại trong sân chơi nghệ thuật. cũng chính vì hiểu được điều ấy mà đến với đề tài người nông dân, một đề tài quen thuộc mà thi nhân muôn đời đã đi mòn đứt cỏ thì cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều có những khám phá riêng của mình, chính vì vậy số phận người nông dân đã được khắc họa sinh động, đa chiều và sâu sắc. Nếu như trong trang văn của Ngô Tất Tố, người nông dân phải chịu nỗi khổ về sưu cao, thuế nặng, hà hiếp áp bức, ngay cả người chết rồi mà vẫn phải nộp sưu thuế. Thật là vô lí. Thì trong trang văn của Nam Cao người nông dân được nhìn trong bi kịch bị tha hóa về nhân cách, phải chịu đựng sự giằng xé giữ dội về cái đói và miếng ăn. Hoặc là chấp nhận sống nhưng bị tha hóa vì miếng ăn, hoặc là chết để bảo toàn nhân phẩm, lão Hạc là một ví dụ điển hình. Song chính việc soi chiếu và nhìn nhận riêng của mỗi nhà văn như thế đã giúp người đọc nhìn nhận được bản chất và vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam.
Nhưng dù là Lão Hạc hay chị Dậu thì ở cả hai nhân vật ấy, nhà văn đều cho chúng ta thấy được rằng dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn nhân phẩm của mình. Chị Dậu của Ngô Tất Tố, một người phụ nữ mộc mạc, lương thiện, hết mực yêu thương chồng và con, hi sinh không quản vì sự sống của chồng mình. Có lúc vì túng quẫn quá mà chị phải bán chó, bán con nhưng tuyệt đối đó không phải là hành động vô nhân tính mà là hành động của một người phụ nữ sắc sảo, bản lĩnh và mạnh mẽ đến kiệt cùng, dù đớn đau đến cắt từng khúc ruột khi phải bán con vẫn một mực chịu đựng vì nghĩ về sự sống của chồng. ngay cả khi bán chó, gia đình cái con sinh vật Nghị Quế chồng, Nghị Quế vợ có ăn bớt, làm điêu thì cũng chỉ hạ một câu: lão Nghĩ giàu đến thế mà còn...Không một chút phản kháng, cũng không văng bất kì một lời lẽ tục tĩu nào. Ngay cả khi lên huyện. Sống trong môi trường khác chị vẫn một mực nghĩ về chồng, về con, không bị lây nhiễm thói xấu. Khi thấy cai lệ hành hạ chồng, chị đã vùng lên mạnh mẽ, chị đã bước ra khỏi nỗi sợ của bản thân để chiến đấu, đánh bật hai tên cai lệ lực lưỡng. Chị không chịu khuất phục, Và chính với điều này, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Đó chính là phẩm chất cao đẹp mà Ngô Tất Tố đã luôn tin tưởng vào người nông dân trước cách mạng.
Với Nam Cao, ông luôn nhìn đời bằng con mắt tình thương. Chính vì quan niệm ấy mà những trang văn của Nam Cao luôn đặt nhân vật của mình trong tình thế cheo leo giữa nhân tính và thú tính, giữa say và tỉnh, giữa sự sống và cái chết. Nhưng đến cuối cùng Nam Cao vẫn cho thấy sự tin tưởng của mình vào phẩm chất lương thiện của người nông dân. Với lão Hạc, một người cha giàu lòng yêu thương con, có lòng tự trọng cao và đặc biệt là một người ân nghĩa, lão nghĩa tình với cả con vật của mình. Khi đã tuổi già sức yếu, không làm gì để kiếm ăn được, lão chẳng dám đụng vào số tiền bòn vườn của con, chỉ dám ăn sung luộc. Để rồi lão có thể chọn sống bằng cách bán mảnh vườn đi, nhưng không lão đã tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn, tức tưởi thậm chí nhục nhã bằng bả chó. Nhưng chính cái chết ấy khẳng định được nhâ cách tahnh cao của lão, khẳng định được tính người trong con người của lão Hạc-một người nông dân bần cùng nhưng không bần nghĩa bần tình. Cái chết của Lão đã cho thấy niềm tin của Nam Cao vào vẻ đẹp của người nông dân lương thiện, dù đau đớn, bất hạnh nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình.
Vậy là chỉ qua hai tác phẩm ngắn, nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố đã cho thấy vẻ đẹp của người nông dân trong những trang viết của mình. Đó chính là tinh thần nhân đạo của các nhà văn hiện thực, song ở thời điểm bấy giờ, vì chưa có ánh sáng của cách mạng vậy nên họ vẫn rơi vào bi kịch,bế tắc, đó cũng là một hạn chế mà ta cần xem xét.
BÀI VĂN 2: QUA TỨC NƯỚC VỠ BỜ VÀ LÃO HẠC, CHỨNG MINH RẰNG: MẶC DÙ GẶP NHIỀU ĐAU KHỔ, BẤT HẠNH, NGƯỜI NÔNG DÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 VẪN GIỮ TRỌN NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA MÌNH
Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.
Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.
Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.
Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.
Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.
- Chủ đề
- lão hạc tuc nuoc vo bo