Săn “gà đồng” .

Đêm càng khuya, ánh đèn soi ếch tan dần trên cánh đồng, còn lại là các cao thủ chuyên… rình ếch bắt cặp. Với ếch, khi xuất hiện quá nhiều ánh đèn soi, chúng hoảng sợ, thu mình vào đâu đó để đến lúc khuya khoắt, khi chịu hết nổi nữa thì phải tìm đường ra… bắt cặp. Vậy là ta sấn tới, thộp đầu, bỏ vào giỏ trong lúc “hai đứa” vẫn còn đê mê.

“Cao thủ… bắt cặp”

Lúc trời chập choạng tối. Cơn mưa đầu mùa giữa tháng 4 âm lịch trói chân tôi ở lại nhà anh Tư Ri. Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt, mưa phủ trắng xóa khắp ruộng đồng An Hiệp (Châu Thành) trước nhà anh Tư Ri. Tư Ri háo hức: “Đêm nay tụi mình đi soi ếch, thế nào cũng có mồi bén”.

Nói vậy, nhưng coi bộ vó anh chẳng gấp gáp gì, anh nói: “Để đám trẻ tụi nó “ra quân” càn lướt trước, còn mình, hãy chờ cho đến khi nước ngập đồng thì mới xuất chiêu…”. “Chờ tới khi nước ngập đồng, người ta bắt ráo trọi hết ếch, nhái còn gì!?”- tôi thúc anh. Anh cười: “Cái chính là mình đi bắt… ếch bắt cặp, mà ếch bắt cặp là chỉ khi nước đã ngập lênh láng trên đồng. Lúc đó, chúng mới… “chịu đèn”.


unledra.png


Ếch đồng về chợ.

9 giờ đêm, tôi cùng Tư Ri ra đồng. Ngoài đồng, rất nhiều ánh đèn bình soi rọi từ tứ phía rồi có khi căng thành hàng ngang, hàng dọc. Cánh đồng đêm đen thủi đen thui, mưa rơi, gió lạnh, vậy mà bỗng dưng thấy ấm áp vô cùng. Đi ngược lại phía chúng tôi là một thanh niên cao to, đi soi ếch, nhưng trên vai vác theo lỉnh kỉnh nhiều thứ như nào là miệng chài (lưới), cây chĩa, chiếc nôm… Tư Ri giải thích: “Nôm để chụp ếch ở gần (sẵn tiện bắt luôn cá), cây chĩa để chĩa ếch ở hơi cách xa tầm tay, còn lưới là để dùng khi ếch phóng xuống mương, xuống vũng hoặc phóng ra những vị trí nước ngập cao mà ta không thể dùng nôm được. Lưới quăng ra một cái, chúng khó bề thoát khỏi. Tóm lại, hồi xưa người ta đi soi ếch chỉ với chiếc đèn khí đá và cây chĩa; còn bây giờ, biến hóa đủ thứ, dù chỉ đi soi ếch nhưng người ta vẫn thủ đủ… đồ nghề. Bắt triệt để mà…”.

Khi mưa vừa ngập trắng đồng, tiếng ếch, nhái cùng lúc cất lên nghe thật rạo rực. Có điều, “tay mơ” như tôi thì không thể nào phân biệt được đâu là tiếng kêu của nhái nhớt (bù tọt), nhái cơm và ếch. Hòa trong dàn hợp xướng giữa đồng, nhái kiếm “người tình” kêu khác, ếch kiếm “người tình” kêu khác; ếch đực tiếng kêu nghe thanh, ếch cái tiếng kêu trầm ấm. Để tóm được chúng, người đi soi phải có kinh nghiệm và cao “tay nghề”. Ví như trong đêm, đôi mắt có màu đỏ thì thường là mắt của ếch. Vậy nên, khi ánh đèn của người đi soi vừa quét qua, phát hiện phía có đôi mắt đỏ, ánh đèn sẽ dừng lại ngay nơi hai chấm đỏ đó rồi họ mới lần bước tới. Con nào “chịu đèn”, nó sẽ nằm mọp người xuống để chờ người soi… thộp đầu bỏ vào giỏ. Còn ngược lại, con nào không “chịu đèn”, khi ánh đèn vừa quét đến, tức thì nó sẽ phóng nhanh, mất dạng.

Trong lúc ngồi rình ếch bắt cặp bên một đám lác giáp mí vườn, Tư Ri nói vui: “Ếch là ếch, nhái là nhái chớ không phải khi ếch còn nhỏ là nhái, còn nhái khi lớn xồ là trở thành ếch, nghe bạn. Nhái cơm dù khi lớn nó rất giống ếch, tuy nhiên, làn da giữa nhái cơm và ếch vẫn khác nhau. Nhái cơm da bóng lưỡng, màu nhợt. Ếch da xù xì, màu đen hoặc vàng đậm hơn nhiều so với nhái. Tiếng tỏ tình để bắt cặp của ếch và nhái cũng khác nhau. Tiếng của ếch khi cất lên nghe khản đục, háo hức. Tiếng của nhái kêu tuy thúc giục nhưng nghe… nhão nhoẹt, kéo dài hơn”.

Tư Ri khều tôi: “Có nghe gì hôn?”. “Có: hai tiếng cục, cục…”- tôi nói nhỏ. Tư Ri đưa nhanh ánh đèn về hướng có tiếng kêu cục, cục. Hai đôi mắt màu đỏ, một cặp ở trên, một cặp ở dưới hiện ra rồi rất nhanh sau đó, chỉ còn lại một đôi mắt. Kế đến, đôi mắt ấy cũng mất luôn trong đêm đen. Tư Ri nhanh chân, sấn tới. Thì ra, hai con ếch to “chà bá” đang bắt cặp, đeo dính nhau. Tư Ri tóm gọn, và ngộ nghĩnh thay, khi anh bỏ cặp ếch vào giỏ rồi vậy mà hai chú ếch kia vẫn không hề chịu rời nhau… Tư Ri mô tả: “Khi trời đổ mưa, nước ngập nhiều trên đồng, lúc bây giờ ếch đực với ếch cái mới tìm nhau qua “tiếng rao dạo”, “chào hàng” để rồi bắt cặp. Có điều, trời mưa lớn, mưa ngập đồng cho đến mấy nhưng mưa vào ban ngày thì ếch vẫn không bắt cặp để sinh sản. Khi bắt cặp để sinh sản, khác với loài cóc, ếch không bao giờ bắt cặp ở dưới mương hay ở vũng, mà phải lên đồng và kỳ lạ thay, có lẽ là để lo xa cho đàn con (nòng nọc), chỉ khi nước mưa đã ngập đồng, ếch cái mới chịu cho buông trứng thành một lớp màng màng trên mặt nước(?)… Tôi nói vui: “Ông trời biểu vậy mà. Nếu ếch đẻ dưới sông, rạch, vũng, chắc chắn trứng ếch sẽ bị cá xơi sạch sẽ”.

Ếch đồng vào chợ

Sáng lại, dưới bầu trời thấp, mặt đất ướt sũng nước mưa, các bà vợ của những người đi bắt ếch hồi hôm, lần lượt đem ếch, nhái ra bán tại các chợ nông thôn. Tại các chợ xã tôi vừa đi qua, để “đón đầu”, rất nhiều trẻ nhà nghèo đã vội hái lá cách lúc trời chưa sáng để bán kèm theo với món thịt ếch. Những bó lá cách đầu mùa mưa lá to, xanh rờn. Một “đón đầu” khác không kém phần nhanh nhạy đó là các mối lái liền phóng xe máy đến các chợ xã, thu gom ếch đem về các chợ huyện, hoặc từ các chợ huyện chở lên chợ thành phố với “mác” ếch đồng hẳn hoi. Tại chợ thành phố Bến Tre, ếch xấp xô, đầy chợ. Lúc sáng sớm, những xâu ếch mập ú nu bán chỉ 60.000 đồng/kg. Trưa trưa chút, ếch về chợ càng nhiều, giá tụt xuống chỉ còn 47.000-50.000 đồng/kg, tức còn rẻ hơn thịt heo, thịt bò và nhiều loại cá, tép khác.

Một chị nội trợ than: “Bây giờ đi chợ đụng thứ gì giá cũng lên, cũng… ngán. Rau xanh làm sao tránh khỏi thuốc trừ sâu. Cá biển thì sợ người ta… ướp phân urê. Còn thịt heo, màu thịt đỏ lòm đó là do người ta nuôi bằng thức ăn tăng trọng! Với các loại cá, ếch nuôi ở ao hồ bằng thức ăn công nghiệp cũng vậy: thịt ăn lạt, nhão nhoẹt; có những con cá rô đồng nuôi, to như… “biết nói”. Vậy nên, với ếch chính hiệu là ếch đồng thì bà chị không còn chi do dự. Một bạn hàng bán ếch, xách một xâu ếch đưa lên, rao vang: “Ếch đồng, ếch đồng 100 phần 100. Mới bắt hồi hôm…”. Tôi sinh nghi: “Rao hàng kiểu vậy chắc là có… “trộn với ếch nuôi rồi. Trời biết…”.

Ở miền Tây Nam bộ, thịt ếch được sánh như “gà đồng”. “Ếch tháng ba, gà tháng bảy”- người xưa nói rồi - ngon đáo để. Ếch đầu mùa mập, con nào cũng có “mồng tơi” (lớp mỡ màu cam bám ngoài bộ đồ lòng), còn ếch cái thì có trứng non nên thịt ếch ăn ngon ngọt, dẽ dặt. Ếch làm được nhiều món ăn, món nào xem ra cũng hấp dẫn như ếch nướng, xé thịt trộn với rau răm, ếch chiên bơ, ếch nấu cà-ri…; còn món truyền thống và đúng bài bản nhất vẫn là ếch xào với lá cách, nước cốt dừa, ếch kho sả để ăn cơm. Đặc biệt, để thịt ếch ăn giòn, khi làm ếch, người ta chỉ… “làm lông” (chế nước sôi vào làn da ếch rồi cạo sạch). Còn với nhái cơm, thịt, xương nhái cơm đầu mùa ăn… giòn rụm. Nhái cơm bằm, xào lá cách, xúc bánh tráng, càng ăn càng bắt ghiền… Đó là thứ đặc sản chứa đựng cả bầu trời thiên nhiên hiền hòa, thanh khiết mà con người được ban tặng từ những đám mưa đầu mùa.
 
  • Chủ đề
    bầu cách của dài hay hóa làm sao lịch lớp màu miền tây nhất phá phần 1 phát phố thành thể theo thiên nhiên thường tre trong với vui
  • Ðề: Săn “gà đồng” .

    Sợ nuốt hỏng trôi đó thôi! :D

    bà ngồi bà gỡ từng múi ra bà ăn..
    còn kái vỏ
    bỏ vào nồi
    đun thật sôi
    cho hết hôi
    rồi xơi típ
    :))..zị là chả bỏ kái j của quả mít nhé ^^
     
    Ðề: Săn “gà đồng” .

    bà ngồi bà gỡ từng múi ra bà ăn..
    còn kái vỏ
    bỏ vào nồi
    đun thật sôi
    cho hết hôi
    rồi xơi típ
    :))..zị là chả bỏ kái j của quả mít nhé ^^
    Sau đó quả mít trở thành một phần (Dzô pụng) ST :cll:. Tiêu đời mít. ^:)^
    Mách nhỏ là ăn mít kiểu ni coi chừng đó!
     

    Thống kê

    Chủ đề
    100,715
    Bài viết
    467,522
    Thành viên
    339,841
    Thành viên mới nhất
    hczghsgemwwin
    Top