“Chiều tối” là một bài thơ viết theo lối Đường thi, sử dụng những bút pháp của thơ cổ, vậy tinh thần thời đại sẽ ở đâu? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải phân tích và hiểu sâu nội dung tư tưởng mà tác gia Hồ Chí Minh gửi gắm trong những vần thơ của bài “Mộ” (Chiều tối). Thế nhưng phải học như thế nào mới đúng? Phương pháp học tập bằng sơ đồ tư duy từ xưa đến nay đã không còn xa lạ gì đối với các bạn. Nó là một phương pháp học tập rất hiệu quả bởi sự tóm tắt ý ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đủ ý, như vậy quá trình tiếp thu kiến thức và ghi nhớ của các bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với phương pháp ghi nhớ kiểu truyền thống. Hãy là một người học tập khôn ngoan, thay vì ngồi hàng giờ để nhồi nhét một trang kiến thức toàn chữ là chữ thì một trang giấy thưa được gạch ý cẩn thận nghe có vẻ khả quan hơn rất nhiều phải không nào? Hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một sơ đồ tư duy bài thơ “Chiều tối” với phương châm: ngắn gọn, dễ hiểu. Hi vọng với sơ đồ mà chúng tôi cung cấp dưới đây có thể giúp các bạn hiểu hơn về phong cách nghệ thuật cũng như quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh-nhà văn có phong cách sáng tác phong phú, đa dạng nhưng ở mỗi trang văn của Người, ta luôn thấy được sự thống nhất.
SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI THƠ “CHIỀU TỐI”
I, Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Hồ Chí Minh
1. Bức tranh thiên nhiên
a. Thiên nhiên
a. Con người
SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI THƠ “CHIỀU TỐI”
I, Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh (1890-1969) xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước.
- Quan điểm sáng tác
- Coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp Cách mạng.
- Luôn chú trọng tình chân thực và tính dân tộc của văn học.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích. (Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?)
- Di sản văn học: Hồ Chí Minh có nhiều tác phẩm lớn trên nhiều thể loại như văn chính luận; truyện và kí; thơ ca.
- Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh rất độc đáo, đa dạng.
- Là bài thơ số 31 trên tổng số 133 bài thơ của tập Nhật kí trong tù.
- Bài thơ được sáng tác trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
1. Bức tranh thiên nhiên
a. Thiên nhiên
- Cánh chim đang bay về tổ.
- Cảm giác gần gũi, thanh bình.
- Mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn.
- Chòm mây cô đơn, lẻ loi, lặng lẽ.
- Mệt mỏi sau quãng đường đày ải.
- Cảm giác cô đơn, lẻ loi.
- Sự khác biệt với thiên nhiên: Thiên nhiên tự do về tổ ấm
- Con người mất tự do.
- Thể thơ: Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.
- Đề tài: Chiều tối
- Thi liệu: Cánh chim, chòm mây.
- Cấu tứ: Sự chuyển biến từ tối đến sáng.
- Bút pháp tả cảnh:
- Chấm phá
- Tả cảnh ngụ tình
- Họa vân hiển nguyệt.
- Phong thái ung dung, tự tại.
a. Con người
- Con người lao động trẻ trung, tràn đầy sức sống.
- Xay ngô với niềm vui lao động.
- Con người là chủ thể bức tranh thiên nhiên.
- Hình ảnh chân thực, gần gũi, giản dị.
- Gợi cuộc sống yên bình, êm ả.
- Công việc lao động liên tục, nhịp nhàng.
- Sự kiên nhẫn, cần cù.
- Quên đi nỗi đau khổ, cảnh ngộ bị đầy ải.
- Gắn bó tha thiết với người lao động.
- Niềm tin, tinh thần lạc quan.
- Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đất Nước.
- Tinh thần tự do, ung dung tự tại.
- Mang tâm hồn thi ca.
- Bản lĩnh kiên cường chiến sĩ.
- Tinh thần lạc quan và niềm tin vào tương lai.
- Vẻ đẹp cuộc sống đời thường: cô gái, lò than.
- Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ.
- Chủ đề
- chiều tối sơ đồ tư duy