Sơ đồ tư duy bài thơ Vội vàng - Xuân Diệu chi tiết lớp 11

Sơ đồ tư duy là một cách nhanh nhất và tốt nhất để chúng ta nắm chắc được bài học. Bởi sơ đồ tư duy sẽ thống kê các phần kiến thức trọng tâm một cách rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu nhất. Đặc biệt là với các tác phẩm văn học dài, nhiều nội dung thì sơ đồ tư duy lại càng cần thiết. “Vội vàng” của Xuân Diệu là một văn bản rất cần có sơ đồ tư duy thống kê kiến thức trọng tâm nếu chúng ta quyết định ôn tập tác phẩm này. Vậy, phải viết sao và làm thế nào mới có một sơ đồ tư duy ổn nhất? Dưới đây là một sơ đồ tư duy cụ thể và khá chi tiết tác phẩm “Vội vàng”, hi vọng rằng đây có thể là một trong số những tài liệu tham khảo có ích với các bạn trong quá trình học tập của mình và từ đó, giúp các bạn biết cách làm sơ đồ tư duy cho các tác phẩm phía sau.

voi-vang-xuan-dieu.jpg

SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI THƠ VỘI VÀNG
A, KHÁT VỌNG NÍU GIỮ CÁI ĐẸP (4 câu đầu)
- Thể thơ 5 chữ khiến câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh.
- Điệp từ “tôi muốn” cùng điệp cấu trúc câu.
- Ngôn từ, cách diễn đạt độc đáo: “tắt nắng, buộc gió” => Nhà thơ đã đặt những cái vô hình cạnh cái hữu hình. Đây là nét tân kỳ mà ta chưa từng thấy trong thơ cũ.
=> Khái quát:
+ Cả 4 câu thơ thể hiện một khao khát mãnh liệt, táo bạo, muốn đoạt cả quyền năng tối thượng của tạo hóa. Nếu như cổ nhân khao khát giúp vua cứu nước, cứu đời, giấc mộng anh hùng, trượng phu, quân tử thì Xuân Diệu là khát vọng nghệ sĩ, khát khoa lưu giữ thanh sắc của thời tươi, vẻ đẹp của trần giới. => Có thể xem đó như là cái xua tay với cuộc đời nhạt nhẽo tựa như những ao đời phẳng lặng mà ở đó con người chỉ tồn tại không hơn.
+ Khát vọng níu giữ, muốn buộc lại thời gian => Một tâm hồn yêu đời, yêu sống.
=> Từ đây ta có thể nhận ra được quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh của nhà thơ, rằng: Cái đẹp ở đời là cái đẹp thắm hương đượm sắc.

B, NHỮNG SUNG SƯỚNG SAY MÊ TRƯỚC VẺ ĐẸP (Câu 05 đến câu 13)
- Thể thơ 8 chữ, câu thơ dài nhưng nhịp vẫn nhanh, vẫn gấp gáp, hơi thơ liền mạch.
- Điệp từ “này đây” cùng nghệ thuật liệt kê khiến giọng thơ sôi nổi, thiết tha, tràn đầy niềm say mê hào hứng.
- Ngôn ngữ + hình ảnh: “Ong bướm tuần tháng mật; lá của cành tơ; ánh sáng chớp hàng mi; hoa của đồng nội xanh rì; yến anh ca khúc tình si; thần vui gõ cửa” => Bức tranh vườn xuân sáng trong, thanh tân, trẻ trung, ngập tràn ánh sáng, niềm vui, sắc màu, âm thanh rộn ràng vui tươi, ngọt ngào trong vị trong hương được nhìn bằng cặp mắt xanh non và rờn biếc chàng trai trẻ như lần đầu phát hiện ra thế giới này.
- “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là kết quả của phép tương giao màu nhiệm các giác quan. “Một cặp môi gần” gợi ra một đôi môi ngọt ngào, căng mọng, tươi trẻ và gợi nên đắm say, quyến eux của người thiếu nữ khi yêu. => Bằng tình yêu tha thiết si mê của một tình nhân dành cho tình nhân trong tình ái, cái đẹp của cuộc đời được đạt ngang với cái đẹp của người con gái trong tình yêu. Vì thế Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường không ở đâu xa, mà ở ngay trên mặt đất.
=> Một tâm hồn nồng nàn yêu đời, yêu sống 1 cách đắm say. Từ đó, thể hiện quan niệm thẩm mĩ nhân sinh: Cuộc đời đẹp rất gần gũi, không ở nơi xa chốn lạ mà là ở cuộc đời này, đời sống này.

C, NHỮNG TIẾC NUỐI, NGẬM NGÙI TRƯỚC SỰ TRÔI CHẢY CỦA THỜI GIAN, ĐỜI NGƯỜI, TUỔI TRẺ (Câu 14 đến câu 30)
* “Xuân đương tới nghĩa là xuân đang qua….Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời” - Tiếc xuân
- Nhịp thơ trở nên chậm lại, giọng thơ chậm rãi, lắng xuống trong một niềm suy tư, tiếc nuối.
- Đoạn thơ đã giải thích, định nghĩa rất mới, rất Tây mà Xuân Diệu tiếp thu từ thơ ca Pháp => Thể hiện niềm khát vọng muốn cắt nghĩa, muốn lí giải, muốn truy nguyên về sự vật hiện tượng, về sự trôi chảy của thời gian.
- Những cặp từ tương phản: “xuân tới - xuân qua”; “non - già”; “hết - mất”; “còn - thắm, không còn mãi” => Sự kết dệt những từ ngữ tương phản, dẫn đến sự đối lập giữa xuân đời người và xuân đất trời, một cái hữu hạn, còn một cái thì vô hạn mãi tuần hoàn.
=> Nỗi tiếc xuân, tiếc tuổi trẻ. Người tiếc cuộc sống, tuổi trẻ vốn là người ham sống, yêu cuộc đời.
* “Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi….Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa” - Tiếc cả cuộc đời, vũ trụ
- Hình ảnh: tháng năm - sông núi - cơn gió - lá biếc - chim chóc lần lượt tượng trưng cho thời gian - không gian - sự sống.
- Ngôn từ: “chia phôi - tiễn biệt - thì thào” khiến ta cảm nhận rằng, nhân vật trữ tình như nhìn thấy trong hội ngộ có chia ly, trong tương phùng có tiễn biệt.
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Trao cho vạn vật vô tri một tâm hồn
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Mùi tháng năm rớm vị chia phôi”. Từ “rớm” thường được dùng để chỉ nước mắt rơi, ấy vậy lại được tác giả sử dụng một cách sáng tạo ở đây, khiến câu thơ, hình ảnh trở nên hữu hình, chân thực hơn.
=> Xuân Diệu đã căng mở giác quan để sống toàn tâm, toàn ý, toàn hồn.

D, KHÁT VỌNG CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN ĐỂ TẬN HƯỞNG VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG (Những câu thơ còn lại)
- Tôi lúc này đã trở thành ta, đó là khát vọng muốn hòa nhập.
- Nhịp thơ từ chậm trở nên nhanh, dồn dập, gấp gáp.
- Điệp từ “ta muốn”, “và” cùng nghệ thuật liệt kê được sử dụng khiến giọng thơ trở lại sôi nổi say mê đúng như chàng trai xanh tuổi, trẻ lòng.
- Ngôn ngữ: “riết, say, thâu, cắn” cùng từ láy “mơn mởn, chếch choáng..” vừa là hoạt động mà cũng gợi cảm giác, cảm xúc mang tính nhục thể.
- Hình ảnh thơ: sự sống - mây - gió - cánh bướm - tình yêu - cái hôn - non nước - cây - cỏ rạng - mùi thơm - ánh sáng - thanh sắc - thời tươi. Tất cả đều sống động, xôn xao một tâm hồn, một sự sống, trẻ trung, tươi mới, rạo rực xuân sắc, xuân tình. Lại một lần nữa ta gặp một vườn xuân mà cũng là một vườn đời, vườn tình.
- “Xuân hồng”: Trước đó có một xuân xanh trong thơ Nguyễn Bính, một mùa xuân chín trong thơ Hàn Mặc Tử, giờ đây có xuân hồng trong thơ Xuân Diệu. Hồng, có thể là màu của tình yêu, tuổi trẻ, sự sống; cũng có thể khiến ta liên tưởng đến má hồng của người thiếu nữ => Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu cũng là nàng xuân mắt trong, răng trắng, má hồng.
=> Đoạn thơ đã thể hiện một khát vọng được sống, được yêu, yêu cuộc đời, yêu cái mùa xuân nồng nàn thắm say như tình yêu của tình nhân với tình nhân.
 
  • Chủ đề
    sơ đồ tư duy voi vang xuân diệu
  • Top