Đoạn trích “Trao duyên” được viết trong bối cảnh vô cùng xót thương. Khi tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều vừa chớm và đang bước vào giai đoạn nồng nàn thì Kim Trọng phải về chịu tang chú. Trong khi đó gia đình Kiều gặp biến cố lớn là cha và em bị bắt. Để có tiền để đút lót cứu cha và em, Kiều đã phải bán mình. Và để trọn chữ tình và chữ hiếu nàng đã nhờ em gái của mình là Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Đoạn trích “Trao duyên” này là một trong những đoạn trích cảm động nhất trong tác phẩm Truyện Kiều. Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng bậc thầy trong cách sử dụng và biến hóa ngôn ngữ của mình. Ta thấy ở đây những đức tính vô cùng tốt đẹp của nàng Kiều và không khỏi xót thương cho hoàn cảnh trớ trêu của người con gái chịu cảnh hồng nhan bạc mệnh. Đây cũng là bài thơ được khai thác rất nhiều trong những đề thi cuối kì cũng như các đề thi học sinh giỏi các cấp. Hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một sơ đồ tư duy khái quát những ý chính của trích đoạn “Trao duyên” nhằm hỗ trợ việc học tập của các bạn.
SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐOẠN TRÍCH TRAO DUYÊN
I, Tìm hiểu chung
1, Nhan đề
- Lạ, gợi cho người đọc nhiều băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ
- Nội dung: Thúy Kiều trao đi một tình yêu đẹp cho Thúy Vân
=> Nhan đề gợi ra bi kịch đầy nước mắt của Thúy Kiều. Gọi là trao duyên nhưng thật chất lại không phải khung cảnh tình tứ mà người con trai trao gửi tiếng tình và người con gái đáp lại tâm ý đầy e thẹn. Trao duyên ở đây và gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác nối lại mối duyên dang dở của mình.
- Nghệ thuật: Tài miêu tả nội tâm bậc thầy của Nguyễn Du
2, Vị trí
-Từ câu 723 đến câu 756 của “Truyện Kiều”.
- Gia đình Kiều gặp biến cố, cha và em trai bị đổ oan nhưng không có tiền hối lộ cho quan trên, vì để trọn chữ hiếu mà Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Gạt tình cảm và hạnh phúc của mình qua một bên. Nhưng tình sâu đậm, khó tránh khỏi trăn trở nên Thúy Kiều đã tìm đến em gái của mình là Thúy Vân để nhờ cô thay mình ở bên quan tâm và chăm sóc cho Kim Trọng.
II, Nội dung tác phẩm
1, Thúy Kiều trao duyên cho em
a, 12 câu đầu: Thúy Kiều đặt vấn đề thuyết phục Thúy Vân
- Từ ngữ:
+ “Cậy”: nhờ nhưng gửi gắm sự tin tưởng lớn => Khác với từ nhờ, từ “cậy” mang âm điệu nặng nề, đau đớn, ẩn chứa nhiều lời khó nói.
+ “Chịu”: nhận nhưng với thái độ gượng ép, thương cảm mà chấp nhận.
+ Hành động “lạy – thưa”: tạo ra không khí trang trọng, tự nhiên, hé mở việc nhờ cậy rất hệ trọng, hàm ẩn sự biết ơn của Kiều với Vân đến khắc cốt ghi tâm.
=> Từ ngữ chọn lọc chính xác, tinh tế, sự việc bất ngờ, phi lí mà lại hợp lí.
=> Sự khôn khéo của Kiều và lòng biết ơn sâu sắc của Kiều với Vân, qua đó cũng thể hiện được sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của bậc thầy Nguyễn Du.
- Bộc bạch hoàn cảnh:
+ Hiện tại: Đứt gánh tương tư khi gia đình gặp khó khăn, Thúy Kiều bị kẹt giữa hai chữ “hiếu - tình”.
+ Quá khứ khi gặp Kim => Quá khứ hạnh phúc với bao lời thề hẹn, chuyện tình Kim Kiều sâu sắc thiêng liêng. => Hiện tại rơi vào hoàn cảnh đau khổ, sự dở dang khi không thể giữ trọn lời hứa ở bên người mình yêu. Nàng đau khổ, tuyệt vọng và xót thương cho mối tình vừa chớm nở đã vội úa tàn của mình.
+ Kiều thấu hiểu hoàn cảnh éo le của mình. Khi nàng biết mối tình của mình và chàng Kim vốn sẽ không có kết thúc đẹp như viễn tưởng hai người đã thề hẹn.
- Cụm từ “Hiếu tình không lẽ hai bề vẹn hai” => Kiều khó xử, bế tắc, đau khổ giữa hiếu - tình. Khi xã hội lúc bấy giờ đã đủ nhột ngạt để đẩy con người ta xuống, bởi những bộn bề, những đau khổ, những éo le, và hơn hết là những lựa chọn tưởng như cả một đời.
=> Khi kẹt giữa “tình” và “hiếu”, giữa người mình yêu nhất và người đã nuôi dạy mình, Kiều đau khổ khi phải lựa chọn, và cuối cùng nàng chọn chữ “hiếu”, chọn bán mình để cứu cha và em.
- Kiều thuyết phục Vân:
+ “Ngày xuân em hãy còn dài” : Vân còn trẻ, còn rất xinh đẹp và còn cả một tương lai phía trước.
+ Bằng tình: “Xót tình máu mủ, thay lời nước non”: Kiều dùng tình cảm ruột thịt máu mủ để thuyết phục Vân thay mình trả tình trả nghĩa cho chàng Kim.
+ “Chị dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: Đưa ra cái chết để tỏ lòng biết ơn Thúy Vân. Mặt khác Kiều cũng thể hiện sự mãn nguyện của mình khi Vân đã chấp thuận.
=> Kiều đã thuyết phục em bằng lí trí, bằng tình cảm. Lời lẽ của nàng điềm tĩnh, rạch ròi song dường như có sự kìm nén tình cảm và nỗi đau. Ngôn ngữ chọn lọc, cách nói khéo léo, có lí có tình, chặt chẽ cho thấy Kiều là một người tinh tế, sắc sảo, thông minh, thấu tình đạt lí.
b, 6 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật cho Vân
- Kiều trao kỉ vật: bức tờ mây, mảnh hương, phím đàn => Hình ảnh ước lệ biểu tượng cho một hình ảnh lãng mạn, trong sáng mà giờ đây đã là một mối tình không trọn vẹn.
=> Nhắc đến kỉ vật tình yêu, lời của Kiều chất chứa bao đau đớn, giằng xé.
- Cách trao:
+ Của tin: vật làm tin giữa Kim và Kiều
+ Duyên giữ, vật chung: trao duyên >< tình không trao
=> Rơi vào mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm
=> Sự luyến tiếc, nỗi đau đớn dẫn đến bi kịch. Kiều chỉ trao kỉ vật cho Vân với mong ước Vân có thể thay mình ở bên chăm sóc cho chàng Kim. Thế nhưng, có một thứ Kiều không trao cho cô em gái mình, đó là tình cảm mặn nồng của mình dành cho Kim Trọng.
- Tâm trạng: Xót người mệnh bạc - Mất người => Kiều tưởng chừng như bị chết. Nàng có những dự cảm không lành trong tương lai, cảm thấy sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều còn tưởng tượng ra cảnh mình bị chết oan, chết đầy căm hận.
=> Ta thấy được sự tuyệt vọng trong sâu thẳm trong tâm hồn của Kiều và một tấm lòng son sắt thủy chung mà nàng dành cho Kim Trọng.
c, Kiều dặn dò Vân
- Tác giả sử dụng hàng loạt điển tích, ước lệ.
- Kiều nói với Vân nhưng thực chất là nói với chính mình.
- Kiều nhận ra bi kịch đau đơn, tuyệt vọng, bế tắc nên nàng nghĩ đến cái chết
* Tổng kết các đoạn trên:
- Sử dụng thủ pháp miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế xoay quanh lí trí và tình cảm của nhân vật. => Thúy Kiều độc thoại nội tâm.
- Kiều là một người phụ nữ thông minh, khôn khéo, đồng thời còn là một nhân cách cao đẹp: có hiếu, bày tỏ được sự biết ơn sâu sắc đối với Thúy Vân, Thúy Kiều phải chịu một thân phận bất hạnh, nàng rơi vào bi kịch tình yêu.
2, Kiều tâm sự với Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng
- Từ ngữ “bây giờ”: Kiều ý thức được hoàn cảnh hiện tại, nhận thức được sự éo le của bản thân mình.
- Thành ngữ: “Trâm gãy bình tan” – “Phận bạc như vôi” – “Nước chảy hoa trôi”
=> Hoàn cảnh của Kiều: số phận bạc bẽo, tình duyên éo le, dang dở, tan vỡ.
- Cách gọi: “Kim lang, tình quân, chàng” => Thể hiện sự gắn bó, thân thiết và tình cảm sâu nặng mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
- Hình ảnh “lạy”: Tạ lỗi vì đã phụ tình Kim. Kiều rất đau khổ vì đã không giữ trọn thề ước với người nàng yêu. => Nâng cao phẩm chất của Thúy Kiều: Nàng là một người trọng tình nghĩa.
- Sử dụng nhiều câu cảm thán và thán từ nhằm nhấn mạnh nỗi đau khổ và tuyệt vọng của Thúy Kiều.
- Sức chịu đựng của tinh thần Kiều đạt đến đỉnh điểm, vỡ òa trong tiếng khóc.
III, Tổng kết
- Cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trữ tình bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du.
- Xót thương trước bi kịch tinh thần đau đớn đồng thời cũng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của Thúy Kiều.
SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐOẠN TRÍCH TRAO DUYÊN
I, Tìm hiểu chung
1, Nhan đề
- Lạ, gợi cho người đọc nhiều băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ
- Nội dung: Thúy Kiều trao đi một tình yêu đẹp cho Thúy Vân
=> Nhan đề gợi ra bi kịch đầy nước mắt của Thúy Kiều. Gọi là trao duyên nhưng thật chất lại không phải khung cảnh tình tứ mà người con trai trao gửi tiếng tình và người con gái đáp lại tâm ý đầy e thẹn. Trao duyên ở đây và gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác nối lại mối duyên dang dở của mình.
- Nghệ thuật: Tài miêu tả nội tâm bậc thầy của Nguyễn Du
2, Vị trí
-Từ câu 723 đến câu 756 của “Truyện Kiều”.
- Gia đình Kiều gặp biến cố, cha và em trai bị đổ oan nhưng không có tiền hối lộ cho quan trên, vì để trọn chữ hiếu mà Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Gạt tình cảm và hạnh phúc của mình qua một bên. Nhưng tình sâu đậm, khó tránh khỏi trăn trở nên Thúy Kiều đã tìm đến em gái của mình là Thúy Vân để nhờ cô thay mình ở bên quan tâm và chăm sóc cho Kim Trọng.
II, Nội dung tác phẩm
1, Thúy Kiều trao duyên cho em
a, 12 câu đầu: Thúy Kiều đặt vấn đề thuyết phục Thúy Vân
- Từ ngữ:
+ “Cậy”: nhờ nhưng gửi gắm sự tin tưởng lớn => Khác với từ nhờ, từ “cậy” mang âm điệu nặng nề, đau đớn, ẩn chứa nhiều lời khó nói.
+ “Chịu”: nhận nhưng với thái độ gượng ép, thương cảm mà chấp nhận.
+ Hành động “lạy – thưa”: tạo ra không khí trang trọng, tự nhiên, hé mở việc nhờ cậy rất hệ trọng, hàm ẩn sự biết ơn của Kiều với Vân đến khắc cốt ghi tâm.
=> Từ ngữ chọn lọc chính xác, tinh tế, sự việc bất ngờ, phi lí mà lại hợp lí.
=> Sự khôn khéo của Kiều và lòng biết ơn sâu sắc của Kiều với Vân, qua đó cũng thể hiện được sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của bậc thầy Nguyễn Du.
- Bộc bạch hoàn cảnh:
+ Hiện tại: Đứt gánh tương tư khi gia đình gặp khó khăn, Thúy Kiều bị kẹt giữa hai chữ “hiếu - tình”.
+ Quá khứ khi gặp Kim => Quá khứ hạnh phúc với bao lời thề hẹn, chuyện tình Kim Kiều sâu sắc thiêng liêng. => Hiện tại rơi vào hoàn cảnh đau khổ, sự dở dang khi không thể giữ trọn lời hứa ở bên người mình yêu. Nàng đau khổ, tuyệt vọng và xót thương cho mối tình vừa chớm nở đã vội úa tàn của mình.
+ Kiều thấu hiểu hoàn cảnh éo le của mình. Khi nàng biết mối tình của mình và chàng Kim vốn sẽ không có kết thúc đẹp như viễn tưởng hai người đã thề hẹn.
- Cụm từ “Hiếu tình không lẽ hai bề vẹn hai” => Kiều khó xử, bế tắc, đau khổ giữa hiếu - tình. Khi xã hội lúc bấy giờ đã đủ nhột ngạt để đẩy con người ta xuống, bởi những bộn bề, những đau khổ, những éo le, và hơn hết là những lựa chọn tưởng như cả một đời.
=> Khi kẹt giữa “tình” và “hiếu”, giữa người mình yêu nhất và người đã nuôi dạy mình, Kiều đau khổ khi phải lựa chọn, và cuối cùng nàng chọn chữ “hiếu”, chọn bán mình để cứu cha và em.
- Kiều thuyết phục Vân:
+ “Ngày xuân em hãy còn dài” : Vân còn trẻ, còn rất xinh đẹp và còn cả một tương lai phía trước.
+ Bằng tình: “Xót tình máu mủ, thay lời nước non”: Kiều dùng tình cảm ruột thịt máu mủ để thuyết phục Vân thay mình trả tình trả nghĩa cho chàng Kim.
+ “Chị dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: Đưa ra cái chết để tỏ lòng biết ơn Thúy Vân. Mặt khác Kiều cũng thể hiện sự mãn nguyện của mình khi Vân đã chấp thuận.
=> Kiều đã thuyết phục em bằng lí trí, bằng tình cảm. Lời lẽ của nàng điềm tĩnh, rạch ròi song dường như có sự kìm nén tình cảm và nỗi đau. Ngôn ngữ chọn lọc, cách nói khéo léo, có lí có tình, chặt chẽ cho thấy Kiều là một người tinh tế, sắc sảo, thông minh, thấu tình đạt lí.
b, 6 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật cho Vân
- Kiều trao kỉ vật: bức tờ mây, mảnh hương, phím đàn => Hình ảnh ước lệ biểu tượng cho một hình ảnh lãng mạn, trong sáng mà giờ đây đã là một mối tình không trọn vẹn.
=> Nhắc đến kỉ vật tình yêu, lời của Kiều chất chứa bao đau đớn, giằng xé.
- Cách trao:
+ Của tin: vật làm tin giữa Kim và Kiều
+ Duyên giữ, vật chung: trao duyên >< tình không trao
=> Rơi vào mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm
=> Sự luyến tiếc, nỗi đau đớn dẫn đến bi kịch. Kiều chỉ trao kỉ vật cho Vân với mong ước Vân có thể thay mình ở bên chăm sóc cho chàng Kim. Thế nhưng, có một thứ Kiều không trao cho cô em gái mình, đó là tình cảm mặn nồng của mình dành cho Kim Trọng.
- Tâm trạng: Xót người mệnh bạc - Mất người => Kiều tưởng chừng như bị chết. Nàng có những dự cảm không lành trong tương lai, cảm thấy sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều còn tưởng tượng ra cảnh mình bị chết oan, chết đầy căm hận.
=> Ta thấy được sự tuyệt vọng trong sâu thẳm trong tâm hồn của Kiều và một tấm lòng son sắt thủy chung mà nàng dành cho Kim Trọng.
c, Kiều dặn dò Vân
- Tác giả sử dụng hàng loạt điển tích, ước lệ.
- Kiều nói với Vân nhưng thực chất là nói với chính mình.
- Kiều nhận ra bi kịch đau đơn, tuyệt vọng, bế tắc nên nàng nghĩ đến cái chết
* Tổng kết các đoạn trên:
- Sử dụng thủ pháp miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế xoay quanh lí trí và tình cảm của nhân vật. => Thúy Kiều độc thoại nội tâm.
- Kiều là một người phụ nữ thông minh, khôn khéo, đồng thời còn là một nhân cách cao đẹp: có hiếu, bày tỏ được sự biết ơn sâu sắc đối với Thúy Vân, Thúy Kiều phải chịu một thân phận bất hạnh, nàng rơi vào bi kịch tình yêu.
2, Kiều tâm sự với Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng
- Từ ngữ “bây giờ”: Kiều ý thức được hoàn cảnh hiện tại, nhận thức được sự éo le của bản thân mình.
- Thành ngữ: “Trâm gãy bình tan” – “Phận bạc như vôi” – “Nước chảy hoa trôi”
=> Hoàn cảnh của Kiều: số phận bạc bẽo, tình duyên éo le, dang dở, tan vỡ.
- Cách gọi: “Kim lang, tình quân, chàng” => Thể hiện sự gắn bó, thân thiết và tình cảm sâu nặng mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
- Hình ảnh “lạy”: Tạ lỗi vì đã phụ tình Kim. Kiều rất đau khổ vì đã không giữ trọn thề ước với người nàng yêu. => Nâng cao phẩm chất của Thúy Kiều: Nàng là một người trọng tình nghĩa.
- Sử dụng nhiều câu cảm thán và thán từ nhằm nhấn mạnh nỗi đau khổ và tuyệt vọng của Thúy Kiều.
- Sức chịu đựng của tinh thần Kiều đạt đến đỉnh điểm, vỡ òa trong tiếng khóc.
III, Tổng kết
- Cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trữ tình bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du.
- Xót thương trước bi kịch tinh thần đau đớn đồng thời cũng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của Thúy Kiều.
- Chủ đề
- sơ đồ tư duy trao duyên truyen kieu