“Tràng giang” là một tác phẩm đặc trưng cho phong cách thơ Huy Cận trước Cách mạng, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Bài thơ nằm trong các phần kiến thức quan trọng trong các kì thi của lớp 11, cũng như của lớp 12 ở phần so sánh, liên hệ. Bởi vậy, việc học tốt, nắm chắc kiến thức tác phẩm không chỉ đơn giản giúp các bạn học sinh 11 đạt kết quả cao các bài kiểm tra, bài thi mà còn giúp cả học sinh 12 viết sâu sắc hơn nữa. Và, cách tốt nhất để nắm bắt nội dung tác phẩm, chính là làm sơ đồ tư duy. Vậy làm sơ đồ tư duy bài thơ “Tràng giang” thế nào cho đúng, cho phù hợp và dễ đọc, dễ hiểu, dễ học? Để giúp các bạn phần này, dưới đây đã được dẫn ra một sơ đồ tư duy bài “Tràng giang” được viết cụ thể, chi tiết và vô cùng rõ ràng. Hi vọng rằng sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình học tập của mình.
SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI THƠ TRÀNG GIANG LỚP 11
A, KHÁI QUÁT
I, Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
- Xuất xứ: Bài thơ trích trong tập thơ “Lửa thiêng”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Huy Cận trước Cách mạng.
- Hoàn cảnh sáng tác: Theo tác giả, bài thơ được viết vào một buổi chiều thu 1939, trên đường trở về Hà Nội từ trường Cao đẳng Canh nông, ngang qua bến Chèn, bốn bề vắng lặng, sông nước mênh mông, tất cả đã gợi cho nhà thơ suy nghĩ viết tác phẩm này.
II, Nhan đề bài thơ
- “Tràng giang” - từ Hán Việt gợi không khí trang trọng, cổ điển => Dấu ấn cổ điển của bài thơ.
- “Tràng giang” chứ không phải là trường giang dù cả hai từ đều có chung một ngữ nghĩa. Từ “tràng” khiến dư âm vang xa, trầm lắng cho nhan đề, cho câu thơ, đồng thời gợi ra hình ảnh về một dòng sông dài rộng.
III, Lời đề từ
- Trong một tác phẩm nói chung, lời đề từ là điểm tựa cho ý tưởng của tác giả triển khai tác phẩm, lời cụ thể cho nhan đề. Đồng thời vừa là sự định hướng cho cảm xúc, mạch cảm xúc và thế giới nghệ thuật của tác giả.
- “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” - Lời đề từ này có 2 cách hiểu:
+ Cách 1: Hình ảnh con người bâng khuâng nhung nhớ trước cảnh trời rộng sông dài mênh mông.
+ Cách 2: Chủ thể là tạo vật, hiện lên hình ảnh mênh mông của bầu trời đang nhung nhớ sông dài.
=> Cái độc đáo ở đây chính là tạo nên sự giao thoa giữa 2 nét nghĩa đó của lời đề từ: Không chỉ con người mà trời đất cũng tràn ngập bâng khuâng. “Cảnh trong tình ấy, tình trong cảnh này”.
B, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I, Khổ thơ thứ nhất
* Nội dung: Vẻ đẹp sông nước mênh mông và nỗi buồn sầu lòng người.
* Phân tích:
- Câu 1 và 2: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song”
+ Câu thơ với nhịp 4/3 được chia làm hai vế. Vế thứ nhất là tràng giang mênh mông sóng nước, với những gợn sóng lăn tăn rất nhẹ, rất nhỏ, gợi ra không gian miên man vô hạn. Chữ “gợn” còn gợi tiếng rất nhỏ và khẽ. Còn vế thứ hai “buồn điệp điệp” thiên về gợi tâm trạng trong tương quan so sánh với vế đầu. Từ láy “điệp điệp” như gợi ra nỗi buồn lặp đi lặp lại không bao giờ mất.
=> Những con sóng cứ miên man chẳng dứt, dư ba của dòng sông gợi những xao xuyến trong lòng người. Sóng sông cũng chính là sóng lòng. Nỗi buồn cứ tỏa ra từ lòng người và thấm vào vạn vật.
+ Hình ảnh con thuyền ở câu thứ hai gợi nên tứ thơ quen thuộc, cổ điển. Con thuyền chia dòng nước thành đôi ngả, tạo sự đăng đối, hài hòa. Đó là quan niệm thẩm mĩ đậm chất Á Đông.
=> Câu thơ không có cái ung dung tự tại của người xưa mà vẫn lan tỏa cái buồn ảm đạm của thi nhân. Chiếc thuyền cứ mặc sức trôi chảy giữa mênh mông không ai chèo lái. Giữa thuyền và nước không có sự giao hòa.
- Câu 3: “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả”. Cặp từ “về - lại” gợi ra sự vận động ngược, như có gì đó tách bạch, đơn độc. Hình như thuyền buồn vì rẽ dòng mà nước buồn thì không biết trôi về đâu. => Câu thơ gợi nỗi sầu trăm mối ngổn ngang, là nỗi buồn của sông nước hay là trong tâm hồn của nhân vật trữ tình?
- Câu 4: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Xuất hiện một cành củi khô, hình ảnh nhấn mạnh vào sự ít ỏi, nhỏ bé, đơn côi. Đảo ngữ “củi một cành khô” làm tăng thêm ấn tượng về sự tàn tạ, khô héo, đơn chiếc. => Trên dòng tràng giang, một cành củi khô trôi nổi dập dềnh mênh mông nơi sóng nước. Câu thơ gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định. 3 chữ “lạc mấy dòng” dường như càng tiến sâu hơn vào nỗi bơ vơ mất phương hướng. Nếu dòng nước là dòng đời, cành củi khô thể hiện cho nỗi lạc loài của con người.
=> Không phải là nỗi niềm riêng của Huy Cận mà là của vô số người sinh ra trong thời buổi mất nước.
=> Tinh thần hiện đại: Bơ vơ, bế tắc của những con người thiết tha với quê hương đất nước nhưng không tìm được phương hướng.
II, Khổ thơ thứ hai
- Bức tranh tràng giang tiếp tục được hoàn chỉnh với những chi tiết mới, nỗi buồn, nỗi cô liêu như thấm vào cảnh vật. Cảnh vật đã mở ra 2 bên bờ:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”
+ “Lơ thơ”: Thưa thớt, ít ỏi, vắng vẻ của không gian, cảnh vật.
+ “Đìu hiu”: Gợi buồn, ấn tượng về sự hiu hắt thê lương của cảnh vật.
=> Tuy có thêm dấu hiệu của cảnh vật nhưng lại gợi thêm sự buồn bã, cô đơn, tựa như cảnh vật nơi đây đã bị cuộc sống bỏ quên từ lâu rồi.
- Câu 2: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
+ “Đâu”: Có thể là ở đâu đó, cũng có thể là lời phủ định rằng đâu có.
+ “Chợ chiều”: Không phải là khu chợ vui tươi được lắng nghe trong tâm trạng náo nức đầy nhiệt huyết mà là phiên chợ chiều đã vãn vọng lại từ xa, có cũng như không.
=> Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, ta đều nhận ra được không gian yên tĩnh trong câu thơ.
- Hai câu tiếp: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
+ Sử dụng nghệ thuật đối (đối câu trong câu và đối 2 câu với nhau) khiến nhịp cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển, gợi hình ảnh sông tràng giang trang trọng, cổ kính, mở ra một không gian đa chiều, đa diện.
+ “Sâu chót vót” - độc đáo, mới mẻ. “Sâu” gợi đến độ sâu thăm thẳm; “chót vót” nói đến độ cao không cùng. Ấy vậy nhưng lại rất hợp lí bởi tác giả nhìn sâu vào lòng sông và bắt gặp hình ảnh bầu trời phản chiếu dưới ánh sông sâu. => Không gian mở rộng đến 2 lần: chiều sâu và chiều cao. Không gian ấy càng sâu, càng cao, càng vắng lặng. Chỉ có sông dài, trời rộng và bến lẻ loi.
+ “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” => Con người trở nên bé nhỏ trước bầu trời rộng lớn.
=> Đó là bức chân dung tinh thần của cái tôi thơ Mới: nỗi buồn, nỗi sầu, nỗi cô đơn - nét tâm trạng phổ biến của cả thế hệ thanh niên thời thơ Mới.
III, Khổ thơ thứ ba
- Bức tranh sông nước mênh mông vẫn được mở ra nhưng thiên về gợi ấn tượng vắng lặng.
- Sử dụng thi liệu cổ quen thuộc (cánh bèo, cây cầu, con bò) nhưng cách viết đem đến một dấu ấn mới lạ.
+ Trong văn chương truyền thống, hình ảnh cánh bèo gợi sự trôi nổi vô định, nhắc ta về một thân phận nhỏ bé, phù sinh. Còn trong thơ Huy Cận, không phải là đơn lẻ mà cả cả đám, không tấp nập tươi vui vì chúng cứ lặng lẽ từng hàng từng hàng, không biết trôi dạt về đâu.
+ Thơ xưa mượn hình ảnh cây cầu, con đò để nối liền những không gian xa cách, xóa đi khoảng cách của sự li biệt. Huy Cận cũng gợi đò, gợi một cây cầu, gợi sự kết nối vào trong thơ mình nhưng đáp lời thi sĩ chỉ là một con số không tròn trĩnh: không một cây cầu, không một con đò. => Hoang vắng, cô đơn khía sâu vào nỗi niềm chia lìa cách trở, chỉ có thiên nhiên ngàn năm vẫn thế.
- Sự cô quạnh của cảnh vật được đặc tả bằng những cái không tồn tại. Điệp từ “không” 2 lần gợi thái độ phủ nhận thực tại của thi sĩ, làm hiện lên chân dung của một trong những nhà thơ mới.
=> Huy Cận đang ôm trọn vẹn nỗi cô đơn đến mức tuyệt đối.
=> Cái bế tắc của một thanh niên đang tràn đầy bi kịch.
IV, Khổ thơ thứ tư
- Bức tranh vẫn mở ra với những chi tiết mới nhưng lại để ấn tượng về cảnh sắc tráng lệ.
- Câu 1: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Phía chân trời, những đám mây trắng chống xếp lên nhau, lấp lánh dưới ánh sáng, mang dáng dấp như những ngọn núi bạc. Ở đây, Huy Cận đã học ý thơ của Đỗ Phủ thông qua bản dịch của Nguyễn Công Trứ (bài thơ “Thu hứng”)
=> Bức tranh không chỉ đẹp, hùng vĩ mà còn tráng lệ, lung linh.
- Cảnh chim cùng cảnh chiều trong thơ xưa thường gợi buồn, Huy Cận cũng vẽ lên không gian rộng lớn cánh chim nhưng lại là cánh chim chao nghiêng mà cả bóng chiều như sa xuống. Gợi nỗi buồn da diết về sự bé nhỏ của con người giữa cuộc đời.
- Hai câu kết, lần đầu tiên trong thơ Huy Cận bộc lộ trực tiếp tâm trạng nhớ quê hương gợi lên qua ngàn con sóng dợn.
+ “Dợn dợn”: Gợi cảm giác nào đó đang xáo trộn trong tâm trí con người, gợi liên tưởng về những con sóng nhấp nhô => Sóng nước và sóng lòng như hòa quyện vào nhau, mênh mang trên dòng sông. Tấm lòng thương nhớ quê hương không chỉ ở trong ý thức mà đã xâm lấn vào trong từng cảm giác của con người.
+ “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” - Câu thơ có tính đối thoại với một tình cảm, một quan niệm nào đó. Không cần có khói sóng, không cần ngoại cảnh mà lòng người cứ thương nhớ quê hương, nghĩa là niềm thương nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng => Kín đáo nhưng không kém phần da diết, sâu sắc.
SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI THƠ TRÀNG GIANG LỚP 11
A, KHÁI QUÁT
I, Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
- Xuất xứ: Bài thơ trích trong tập thơ “Lửa thiêng”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Huy Cận trước Cách mạng.
- Hoàn cảnh sáng tác: Theo tác giả, bài thơ được viết vào một buổi chiều thu 1939, trên đường trở về Hà Nội từ trường Cao đẳng Canh nông, ngang qua bến Chèn, bốn bề vắng lặng, sông nước mênh mông, tất cả đã gợi cho nhà thơ suy nghĩ viết tác phẩm này.
II, Nhan đề bài thơ
- “Tràng giang” - từ Hán Việt gợi không khí trang trọng, cổ điển => Dấu ấn cổ điển của bài thơ.
- “Tràng giang” chứ không phải là trường giang dù cả hai từ đều có chung một ngữ nghĩa. Từ “tràng” khiến dư âm vang xa, trầm lắng cho nhan đề, cho câu thơ, đồng thời gợi ra hình ảnh về một dòng sông dài rộng.
III, Lời đề từ
- Trong một tác phẩm nói chung, lời đề từ là điểm tựa cho ý tưởng của tác giả triển khai tác phẩm, lời cụ thể cho nhan đề. Đồng thời vừa là sự định hướng cho cảm xúc, mạch cảm xúc và thế giới nghệ thuật của tác giả.
- “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” - Lời đề từ này có 2 cách hiểu:
+ Cách 1: Hình ảnh con người bâng khuâng nhung nhớ trước cảnh trời rộng sông dài mênh mông.
+ Cách 2: Chủ thể là tạo vật, hiện lên hình ảnh mênh mông của bầu trời đang nhung nhớ sông dài.
=> Cái độc đáo ở đây chính là tạo nên sự giao thoa giữa 2 nét nghĩa đó của lời đề từ: Không chỉ con người mà trời đất cũng tràn ngập bâng khuâng. “Cảnh trong tình ấy, tình trong cảnh này”.
B, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I, Khổ thơ thứ nhất
* Nội dung: Vẻ đẹp sông nước mênh mông và nỗi buồn sầu lòng người.
* Phân tích:
- Câu 1 và 2: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song”
+ Câu thơ với nhịp 4/3 được chia làm hai vế. Vế thứ nhất là tràng giang mênh mông sóng nước, với những gợn sóng lăn tăn rất nhẹ, rất nhỏ, gợi ra không gian miên man vô hạn. Chữ “gợn” còn gợi tiếng rất nhỏ và khẽ. Còn vế thứ hai “buồn điệp điệp” thiên về gợi tâm trạng trong tương quan so sánh với vế đầu. Từ láy “điệp điệp” như gợi ra nỗi buồn lặp đi lặp lại không bao giờ mất.
=> Những con sóng cứ miên man chẳng dứt, dư ba của dòng sông gợi những xao xuyến trong lòng người. Sóng sông cũng chính là sóng lòng. Nỗi buồn cứ tỏa ra từ lòng người và thấm vào vạn vật.
+ Hình ảnh con thuyền ở câu thứ hai gợi nên tứ thơ quen thuộc, cổ điển. Con thuyền chia dòng nước thành đôi ngả, tạo sự đăng đối, hài hòa. Đó là quan niệm thẩm mĩ đậm chất Á Đông.
=> Câu thơ không có cái ung dung tự tại của người xưa mà vẫn lan tỏa cái buồn ảm đạm của thi nhân. Chiếc thuyền cứ mặc sức trôi chảy giữa mênh mông không ai chèo lái. Giữa thuyền và nước không có sự giao hòa.
- Câu 3: “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả”. Cặp từ “về - lại” gợi ra sự vận động ngược, như có gì đó tách bạch, đơn độc. Hình như thuyền buồn vì rẽ dòng mà nước buồn thì không biết trôi về đâu. => Câu thơ gợi nỗi sầu trăm mối ngổn ngang, là nỗi buồn của sông nước hay là trong tâm hồn của nhân vật trữ tình?
- Câu 4: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Xuất hiện một cành củi khô, hình ảnh nhấn mạnh vào sự ít ỏi, nhỏ bé, đơn côi. Đảo ngữ “củi một cành khô” làm tăng thêm ấn tượng về sự tàn tạ, khô héo, đơn chiếc. => Trên dòng tràng giang, một cành củi khô trôi nổi dập dềnh mênh mông nơi sóng nước. Câu thơ gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định. 3 chữ “lạc mấy dòng” dường như càng tiến sâu hơn vào nỗi bơ vơ mất phương hướng. Nếu dòng nước là dòng đời, cành củi khô thể hiện cho nỗi lạc loài của con người.
=> Không phải là nỗi niềm riêng của Huy Cận mà là của vô số người sinh ra trong thời buổi mất nước.
=> Tinh thần hiện đại: Bơ vơ, bế tắc của những con người thiết tha với quê hương đất nước nhưng không tìm được phương hướng.
II, Khổ thơ thứ hai
- Bức tranh tràng giang tiếp tục được hoàn chỉnh với những chi tiết mới, nỗi buồn, nỗi cô liêu như thấm vào cảnh vật. Cảnh vật đã mở ra 2 bên bờ:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”
+ “Lơ thơ”: Thưa thớt, ít ỏi, vắng vẻ của không gian, cảnh vật.
+ “Đìu hiu”: Gợi buồn, ấn tượng về sự hiu hắt thê lương của cảnh vật.
=> Tuy có thêm dấu hiệu của cảnh vật nhưng lại gợi thêm sự buồn bã, cô đơn, tựa như cảnh vật nơi đây đã bị cuộc sống bỏ quên từ lâu rồi.
- Câu 2: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
+ “Đâu”: Có thể là ở đâu đó, cũng có thể là lời phủ định rằng đâu có.
+ “Chợ chiều”: Không phải là khu chợ vui tươi được lắng nghe trong tâm trạng náo nức đầy nhiệt huyết mà là phiên chợ chiều đã vãn vọng lại từ xa, có cũng như không.
=> Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, ta đều nhận ra được không gian yên tĩnh trong câu thơ.
- Hai câu tiếp: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
+ Sử dụng nghệ thuật đối (đối câu trong câu và đối 2 câu với nhau) khiến nhịp cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển, gợi hình ảnh sông tràng giang trang trọng, cổ kính, mở ra một không gian đa chiều, đa diện.
+ “Sâu chót vót” - độc đáo, mới mẻ. “Sâu” gợi đến độ sâu thăm thẳm; “chót vót” nói đến độ cao không cùng. Ấy vậy nhưng lại rất hợp lí bởi tác giả nhìn sâu vào lòng sông và bắt gặp hình ảnh bầu trời phản chiếu dưới ánh sông sâu. => Không gian mở rộng đến 2 lần: chiều sâu và chiều cao. Không gian ấy càng sâu, càng cao, càng vắng lặng. Chỉ có sông dài, trời rộng và bến lẻ loi.
+ “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” => Con người trở nên bé nhỏ trước bầu trời rộng lớn.
=> Đó là bức chân dung tinh thần của cái tôi thơ Mới: nỗi buồn, nỗi sầu, nỗi cô đơn - nét tâm trạng phổ biến của cả thế hệ thanh niên thời thơ Mới.
III, Khổ thơ thứ ba
- Bức tranh sông nước mênh mông vẫn được mở ra nhưng thiên về gợi ấn tượng vắng lặng.
- Sử dụng thi liệu cổ quen thuộc (cánh bèo, cây cầu, con bò) nhưng cách viết đem đến một dấu ấn mới lạ.
+ Trong văn chương truyền thống, hình ảnh cánh bèo gợi sự trôi nổi vô định, nhắc ta về một thân phận nhỏ bé, phù sinh. Còn trong thơ Huy Cận, không phải là đơn lẻ mà cả cả đám, không tấp nập tươi vui vì chúng cứ lặng lẽ từng hàng từng hàng, không biết trôi dạt về đâu.
+ Thơ xưa mượn hình ảnh cây cầu, con đò để nối liền những không gian xa cách, xóa đi khoảng cách của sự li biệt. Huy Cận cũng gợi đò, gợi một cây cầu, gợi sự kết nối vào trong thơ mình nhưng đáp lời thi sĩ chỉ là một con số không tròn trĩnh: không một cây cầu, không một con đò. => Hoang vắng, cô đơn khía sâu vào nỗi niềm chia lìa cách trở, chỉ có thiên nhiên ngàn năm vẫn thế.
- Sự cô quạnh của cảnh vật được đặc tả bằng những cái không tồn tại. Điệp từ “không” 2 lần gợi thái độ phủ nhận thực tại của thi sĩ, làm hiện lên chân dung của một trong những nhà thơ mới.
=> Huy Cận đang ôm trọn vẹn nỗi cô đơn đến mức tuyệt đối.
=> Cái bế tắc của một thanh niên đang tràn đầy bi kịch.
IV, Khổ thơ thứ tư
- Bức tranh vẫn mở ra với những chi tiết mới nhưng lại để ấn tượng về cảnh sắc tráng lệ.
- Câu 1: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Phía chân trời, những đám mây trắng chống xếp lên nhau, lấp lánh dưới ánh sáng, mang dáng dấp như những ngọn núi bạc. Ở đây, Huy Cận đã học ý thơ của Đỗ Phủ thông qua bản dịch của Nguyễn Công Trứ (bài thơ “Thu hứng”)
=> Bức tranh không chỉ đẹp, hùng vĩ mà còn tráng lệ, lung linh.
- Cảnh chim cùng cảnh chiều trong thơ xưa thường gợi buồn, Huy Cận cũng vẽ lên không gian rộng lớn cánh chim nhưng lại là cánh chim chao nghiêng mà cả bóng chiều như sa xuống. Gợi nỗi buồn da diết về sự bé nhỏ của con người giữa cuộc đời.
- Hai câu kết, lần đầu tiên trong thơ Huy Cận bộc lộ trực tiếp tâm trạng nhớ quê hương gợi lên qua ngàn con sóng dợn.
+ “Dợn dợn”: Gợi cảm giác nào đó đang xáo trộn trong tâm trí con người, gợi liên tưởng về những con sóng nhấp nhô => Sóng nước và sóng lòng như hòa quyện vào nhau, mênh mang trên dòng sông. Tấm lòng thương nhớ quê hương không chỉ ở trong ý thức mà đã xâm lấn vào trong từng cảm giác của con người.
+ “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” - Câu thơ có tính đối thoại với một tình cảm, một quan niệm nào đó. Không cần có khói sóng, không cần ngoại cảnh mà lòng người cứ thương nhớ quê hương, nghĩa là niềm thương nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng => Kín đáo nhưng không kém phần da diết, sâu sắc.
- Chủ đề
- sơ đồ tư duy tràng giang