So sánh bài thơ “Tây Tiến” và “Từ ấy”: Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến (Quang Dũng) trong đoạn thơ: "Tây Tiến đoàn binh... khúc độc hành". Từ đó so sánh với người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu.
“Tây Tiến” và “Từ ấy” là hai tác phẩm thơ tiêu biểu cho phong cách của Quang Dũng và Tố Hữu. Thông qua đoạn thơ "Tây Tiến đoàn binh... khúc độc hành" trong “Tây Tiến”, ta nhận thấy hai tác phẩm vừa có nét chung lại vừa có nét riêng. Dưới đây là bài viết liên hệ hai tác phẩm thơ trên.
Nhà thơ nhìn mây thấy gió, nhìn đôi mắt mà thấy tâm hồn. Đôi mắt quan sát cuộc sống của họ là một tấm kính lọc diệu kì hơn bất cứ một loại máy móc hiện đại nào hết. Người nghệ sĩ là người khám phá ra sự mới mẻ, khai phá tầng sâu của tâm hồn, len vào từng kẽ lá để cho ánh nắng lọt xuống trang giấy tâm hồn thơ. Mỗi nhà thơ là một sự khác biệt, mỗi tác phẩm lại là một nét tâm hồn của nhà thơ ấy. “Tây Tiến” chính là sự phản ánh hồn thơ Quang Dũng, hồn hậu, phóng khoáng, tài hoa và lãng mạn. Cảm xúc chủ đạo của tác phẩm là nỗi nhớ, nên thiên nhiên và con người trong ý thơ luôn đậm đà cảm xúc hoài niệm của người chẳng lỡ rời xa. Khắc họa hiện thực gian khổ nhưng những người lính hiện lên trong bài thơ lại chẳng bi lụy mà chỉ thấy ý chí quyết tâm, tinh thần lạc quan lãng mạn của những chàng trai trẻ đất thủ đô và một tâm hồn biết vượt lên tất cả để giữ vững lời khẳng định lý tưởng. Vẻ đẹp của họ được thể hiện đặc biệt rõ qua đoạn thơ "Tây Tiến đoàn binh... khúc độc hành". Nét đẹp của họ còn khiến ta liên tưởng đến bóng dáng của những người chiến sĩ cộng sản lần đầu giác ngộ cách mạng trong “Từ ấy” của Tố Hữu. Dưới đây là bài làm chi tiết cho đề bài cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến (Quang Dũng) trong đoạn thơ: "Tây Tiến đoàn binh... khúc độc hành". Từ đó so sánh với người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu. Chúc các bạn thành công!
Hai bài thơ Tây Tiên và Từ ấy có rất nhiều điểm tương đồng để các bạn có thể so sánh sự giống và khác nhau
BÀI VIẾT SỐ 1 SO SÁNH HAI BÀI THƠ “TÂY TIẾN” VÀ “TỪ ẤY” NGẮN GỌN LỚP 12
Văn chương không bao dung với lối mòn mà thay vào đó, nó tôn trọng sự phá cách độc đáo. Sáng tạo làm nên phóng cách nhà văn, và cũng làm cho anh có vị thế nhất định trong dòng chảy văn học rộng lớn. Quang Dũng, đặc biệt với tác phẩm “Tây Tiến”, chính là một nét khác biệt như thế. Sự khác biệt ấy chính là trong ngòi bút khám phá vẻ đẹp của người lính, đặc biệt qua đoạn thơ:
Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947. Họ đặc biệt ở chỗ phần đông đoàn quân Tây Tiến là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân, gắn bó với đoàn quân từ những ngày đầu. Tác phẩm “Tây Tiến” được viết năm 1948 ở ngôi làng Phù Lưu Chanh, sau khi nhà thơ chuyển công tác sng đơn vị khác và rời xa đoàn quân của mình. Đoạn thơ trích ở trên là đoạn thứ ba của tác phẩm, thể hiện trực tiếp hình ảnh của những người lính Tây Tiến qua nỗi nhớ của một người đã xa.
Chiến đấu nơi chiến trường gian khó, nên dáng vẻ của người lính Tây Tiến cũng tiều tụy nhưng lại không đánh mất đi tư thế oai phong:
Đi chiến đấu, mang theo niềm tin và hy vọng nên ở họ sáng lên vẻ đẹp của những giấc mộng:
Chiến tranh là đau thương, cái chết dường như là một điều không thể tránh khỏi. Cảm hứng lãng mạn như vẫn đạm chất hiện thực, Quang Dũng cũng không trốn tránh khi viết về những mất mát ấy:
Trong “Từ ấy”, người chiến sĩ cộng sản hiện lên với niềm say mê lý tưởng mãnh liệt. Đảng là lý tưởng của họ, là ánh sáng soi đường chỉ lối cho bước đi của họ, để họ biết công bằng, chân lý và lẽ phải. Người chiến sĩ ấy, từ khi giác ngộ ánh sáng của Đảng, anh đã ý thức được rằng cuộc sống và thơ ca gắn bó với nhau. Anh nguyện đem cái “tôi” của mình để gắn bó, đoàn kết với mọi người, để mọi người thành anh em, thành gia đình máu thịt. Anh ý thức được rằng mình không phải cá thể tách biệt mà là một phần của cộng đồng lao khổ, bị áp bức nhưng lại mạnh mẽ chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Người lính Tây Tiến và người chiến sĩ cộng sản trong “Từ ấy” đều hiện lên với nét đẹp của lí tưởng cách mạng sáng ngời thông qua bút pháp lãng mạn. Tuy nhiên mỗi nhà thơ một khác, và hình tượng mà họ khắc họa có nét chung nhưng lại rất riêng. Người chiến sĩ cộng sản trong “Từ ấy” say mê với lí tưởng, cất lên tiếng ca của một tâm hồn mới được giác ngộ cách mạng, gắn bó mình với quần chúng nhân dân. Còn người lính Tây Tiến mang nét hùng mạnh của khúc tráng ca, có tài hoa lãng mạn nhưng cũng có bi thương. Sự khác biệt xuất phát từ phong cách nghệ thuật riêng của mỗi nhà thơ. Với Tố Hữu, đó là trữ tình chính trị. Với Quang Dũng, đó là hồn thơ trữ tình hồn hậu, phóng khoáng và tài hoa lãng mạn.
Đoạn thơ thứ ba đã cho ta có một cái nhìn trực tiếp về những người lính nơi chiến trường. Có bi thương mất mát nhưng có hề gì bởi họ sống và chiến đấu vì lý tưởng, họ được nâng đỡ bằng tâm hồn lãng mạn và giàu quyết tâm. Người lính ấy, và người chiến sĩ cộng sản trong “Từ ấy”, có lẽ chẳng ai “nhớ mặt đặt tên” nhưng học thực sự đã làm nên đất nước Việt Nam muôn đời.
- QP -
BÀI VIẾT SỐ 2 SO SÁNH HAI BÀI THƠ “TÂY TIẾN” VÀ “TỪ ẤY” ĐẦY ĐỦ HAY NHẤT
Cho đến nay Tây tiến vẫn là một đài thơ(Thi Sơn)đầy kỳ bí. Cái ma lực,cái âm hưởng của bài thơ Tây tiến…chưa ai lý giải hết được.Phải chăng cái hay là bởi lời thơ,ý thơ,hình tượng thơ giàu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc ? Con người nồng hậu,nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm nên kiệt tác thơ Tây tiến. Với Tây tiến,Quang Dũng đưa ta đi vào một thế giới đầy mùi hương hoài niệm,của sự vọng tưởng diệu huyền.Với Tây tiến,Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Cùng nằm trong dòng chảy văn học Cách Mạng, bài thơ Từ ấy có nét tương đồng và mang những dấu ấn riêng của Tố Hữu.
Quang Dũng vốn là một chiến sĩ của binh đoàn hành quân đến vùng cực tây của Tổ quốc, thấu hiểu sâu sắc cái gian khổ mà hào hùng của cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Trong giây phút chia xa giữa đồng bào và chiến sĩ tại làng Phù Lưu Chanh, áng thơ Tây Tiến đã ra đời, thấm đượm cái tình, cái bịn rịn của lòng người. Bao khó khăn gian khổ cùng phút giây ấm nồng tình đồng đội đều hiện về đậm nét trong tâm trí nhà thơ, gợi những xúc cảm sâu sắc.
Mở đầu đoạn thơ, thi sĩ đã khắc họa trước mắt bạn đọc chặng đừơng hành quân đầy gian nan, thử thách của binh đoàn Tây Tiến trên những chặng đường nơi cực Tây của Tổ Quốc:
Tâm hồn những người lính trẻ luôn dội ngược những âm vang của đêm hội liên hoan tưng bừng nơi mảnh đất Tây Bắc.
Để rồi, sau những giây phút vui tươi, họ lại chìm sâu vào suy tư sâu lắng khi đứng trước cái mênh mang của sông nước Tây Bắc.
Bước sang những đoạn thơ tiếp theo, cái khốc liệt, dữ dội cùng vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến được Quang Dũng khắc họa rõ nét.
Những khó khăn, mất mát tiếp tục được mở ra trước mắt bạn đọc. Cái bi một lần nữa tạo dư ba.
Và đặt Tây Tiến bên cạnh Từ ấy của Tố Hữu- tác phẩm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ đứng vào hàng ngũ những người Cách Mạng chiến đấu vì lí tưởng chung, cả hai bài thơ đều thể hiện cái tôi tràn đầy cảm xúc hướng tới những điều tốt đẹp cao cả của thời đại. Bên cạnh đó ở Tây Tiến ta thấy cái lãng mạn của một cái tôi tài hoa hòa quyện cùng tinh thần bi tráng hào hùng của người chiến binh trong binh đoàn Tây Tiến. Quang Dũng đã trải qua biết bao đèo cao núi dốc với những khó khăn gian khổ cùng những kỉ niệm lãng mạn ấm tình quân dân từ đó thổi vào những câu thơ những kí ức của miền nhớ nhung vô tận . Còn Từ ấy ta lại thấy hình ảnh người thanh niên hân hoan vui sướng khi tìm được “mặt trời chân lí” với niềm tin và hi vọng vào tương lai vào Đảng vào Bác và tâm hồn nhiệt huyết muốn gắn kết mình vào cộng đồng trong những câu thơ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người…Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.” Hai bài thơ có nhiều nét riêng bên cạnh điểm chung là bởi hoàn cảnh ra đời khác nhau và phong cách hai nhà thơ khác nhau với những cảm xúc suy tư khác nhau được gửi gắm trong bài thơ.
Trần Lê Văn từng nhận xét: “Tây Tiến là đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa trong đời thơ Quang Dũng.” Thật vậy, bài thơ chính là khúc tráng ca vừa hào hùng,vừa lãng mạn. sâu lắng. Qua đó, bạn đọc bắt gặp cái tài trong bút pháp và cái tình nồng nàn, thắm thiết của thi sĩ dành cho quê hương, đất nước.
-Mai Ánh-
“Tây Tiến” và “Từ ấy” là hai tác phẩm thơ tiêu biểu cho phong cách của Quang Dũng và Tố Hữu. Thông qua đoạn thơ "Tây Tiến đoàn binh... khúc độc hành" trong “Tây Tiến”, ta nhận thấy hai tác phẩm vừa có nét chung lại vừa có nét riêng. Dưới đây là bài viết liên hệ hai tác phẩm thơ trên.
Nhà thơ nhìn mây thấy gió, nhìn đôi mắt mà thấy tâm hồn. Đôi mắt quan sát cuộc sống của họ là một tấm kính lọc diệu kì hơn bất cứ một loại máy móc hiện đại nào hết. Người nghệ sĩ là người khám phá ra sự mới mẻ, khai phá tầng sâu của tâm hồn, len vào từng kẽ lá để cho ánh nắng lọt xuống trang giấy tâm hồn thơ. Mỗi nhà thơ là một sự khác biệt, mỗi tác phẩm lại là một nét tâm hồn của nhà thơ ấy. “Tây Tiến” chính là sự phản ánh hồn thơ Quang Dũng, hồn hậu, phóng khoáng, tài hoa và lãng mạn. Cảm xúc chủ đạo của tác phẩm là nỗi nhớ, nên thiên nhiên và con người trong ý thơ luôn đậm đà cảm xúc hoài niệm của người chẳng lỡ rời xa. Khắc họa hiện thực gian khổ nhưng những người lính hiện lên trong bài thơ lại chẳng bi lụy mà chỉ thấy ý chí quyết tâm, tinh thần lạc quan lãng mạn của những chàng trai trẻ đất thủ đô và một tâm hồn biết vượt lên tất cả để giữ vững lời khẳng định lý tưởng. Vẻ đẹp của họ được thể hiện đặc biệt rõ qua đoạn thơ "Tây Tiến đoàn binh... khúc độc hành". Nét đẹp của họ còn khiến ta liên tưởng đến bóng dáng của những người chiến sĩ cộng sản lần đầu giác ngộ cách mạng trong “Từ ấy” của Tố Hữu. Dưới đây là bài làm chi tiết cho đề bài cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến (Quang Dũng) trong đoạn thơ: "Tây Tiến đoàn binh... khúc độc hành". Từ đó so sánh với người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu. Chúc các bạn thành công!
Hai bài thơ Tây Tiên và Từ ấy có rất nhiều điểm tương đồng để các bạn có thể so sánh sự giống và khác nhau
BÀI VIẾT SỐ 1 SO SÁNH HAI BÀI THƠ “TÂY TIẾN” VÀ “TỪ ẤY” NGẮN GỌN LỚP 12
Văn chương không bao dung với lối mòn mà thay vào đó, nó tôn trọng sự phá cách độc đáo. Sáng tạo làm nên phóng cách nhà văn, và cũng làm cho anh có vị thế nhất định trong dòng chảy văn học rộng lớn. Quang Dũng, đặc biệt với tác phẩm “Tây Tiến”, chính là một nét khác biệt như thế. Sự khác biệt ấy chính là trong ngòi bút khám phá vẻ đẹp của người lính, đặc biệt qua đoạn thơ:
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
- Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Áo bào thay chiếu anh về đất
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947. Họ đặc biệt ở chỗ phần đông đoàn quân Tây Tiến là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân, gắn bó với đoàn quân từ những ngày đầu. Tác phẩm “Tây Tiến” được viết năm 1948 ở ngôi làng Phù Lưu Chanh, sau khi nhà thơ chuyển công tác sng đơn vị khác và rời xa đoàn quân của mình. Đoạn thơ trích ở trên là đoạn thứ ba của tác phẩm, thể hiện trực tiếp hình ảnh của những người lính Tây Tiến qua nỗi nhớ của một người đã xa.
Chiến đấu nơi chiến trường gian khó, nên dáng vẻ của người lính Tây Tiến cũng tiều tụy nhưng lại không đánh mất đi tư thế oai phong:
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
- Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Đi chiến đấu, mang theo niềm tin và hy vọng nên ở họ sáng lên vẻ đẹp của những giấc mộng:
- “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Chiến tranh là đau thương, cái chết dường như là một điều không thể tránh khỏi. Cảm hứng lãng mạn như vẫn đạm chất hiện thực, Quang Dũng cũng không trốn tránh khi viết về những mất mát ấy:
- “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Áo bào thay chiếu, anh về đất
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Trong “Từ ấy”, người chiến sĩ cộng sản hiện lên với niềm say mê lý tưởng mãnh liệt. Đảng là lý tưởng của họ, là ánh sáng soi đường chỉ lối cho bước đi của họ, để họ biết công bằng, chân lý và lẽ phải. Người chiến sĩ ấy, từ khi giác ngộ ánh sáng của Đảng, anh đã ý thức được rằng cuộc sống và thơ ca gắn bó với nhau. Anh nguyện đem cái “tôi” của mình để gắn bó, đoàn kết với mọi người, để mọi người thành anh em, thành gia đình máu thịt. Anh ý thức được rằng mình không phải cá thể tách biệt mà là một phần của cộng đồng lao khổ, bị áp bức nhưng lại mạnh mẽ chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Người lính Tây Tiến và người chiến sĩ cộng sản trong “Từ ấy” đều hiện lên với nét đẹp của lí tưởng cách mạng sáng ngời thông qua bút pháp lãng mạn. Tuy nhiên mỗi nhà thơ một khác, và hình tượng mà họ khắc họa có nét chung nhưng lại rất riêng. Người chiến sĩ cộng sản trong “Từ ấy” say mê với lí tưởng, cất lên tiếng ca của một tâm hồn mới được giác ngộ cách mạng, gắn bó mình với quần chúng nhân dân. Còn người lính Tây Tiến mang nét hùng mạnh của khúc tráng ca, có tài hoa lãng mạn nhưng cũng có bi thương. Sự khác biệt xuất phát từ phong cách nghệ thuật riêng của mỗi nhà thơ. Với Tố Hữu, đó là trữ tình chính trị. Với Quang Dũng, đó là hồn thơ trữ tình hồn hậu, phóng khoáng và tài hoa lãng mạn.
Đoạn thơ thứ ba đã cho ta có một cái nhìn trực tiếp về những người lính nơi chiến trường. Có bi thương mất mát nhưng có hề gì bởi họ sống và chiến đấu vì lý tưởng, họ được nâng đỡ bằng tâm hồn lãng mạn và giàu quyết tâm. Người lính ấy, và người chiến sĩ cộng sản trong “Từ ấy”, có lẽ chẳng ai “nhớ mặt đặt tên” nhưng học thực sự đã làm nên đất nước Việt Nam muôn đời.
- QP -
BÀI VIẾT SỐ 2 SO SÁNH HAI BÀI THƠ “TÂY TIẾN” VÀ “TỪ ẤY” ĐẦY ĐỦ HAY NHẤT
Cho đến nay Tây tiến vẫn là một đài thơ(Thi Sơn)đầy kỳ bí. Cái ma lực,cái âm hưởng của bài thơ Tây tiến…chưa ai lý giải hết được.Phải chăng cái hay là bởi lời thơ,ý thơ,hình tượng thơ giàu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc ? Con người nồng hậu,nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm nên kiệt tác thơ Tây tiến. Với Tây tiến,Quang Dũng đưa ta đi vào một thế giới đầy mùi hương hoài niệm,của sự vọng tưởng diệu huyền.Với Tây tiến,Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Cùng nằm trong dòng chảy văn học Cách Mạng, bài thơ Từ ấy có nét tương đồng và mang những dấu ấn riêng của Tố Hữu.
Quang Dũng vốn là một chiến sĩ của binh đoàn hành quân đến vùng cực tây của Tổ quốc, thấu hiểu sâu sắc cái gian khổ mà hào hùng của cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Trong giây phút chia xa giữa đồng bào và chiến sĩ tại làng Phù Lưu Chanh, áng thơ Tây Tiến đã ra đời, thấm đượm cái tình, cái bịn rịn của lòng người. Bao khó khăn gian khổ cùng phút giây ấm nồng tình đồng đội đều hiện về đậm nét trong tâm trí nhà thơ, gợi những xúc cảm sâu sắc.
Mở đầu đoạn thơ, thi sĩ đã khắc họa trước mắt bạn đọc chặng đừơng hành quân đầy gian nan, thử thách của binh đoàn Tây Tiến trên những chặng đường nơi cực Tây của Tổ Quốc:
- “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
- Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”
- “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
- Mường Lát hoa về trong đêm hơi
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
- Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
- Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
- “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
- Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
- “Không có kính, ừ thì có bụi,
- Bụi phun tóc trắng như người già”
- “Không có kính, ừ thì ướt áo
- Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”
- (Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)
- “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
- Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
- “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ‘’
Tâm hồn những người lính trẻ luôn dội ngược những âm vang của đêm hội liên hoan tưng bừng nơi mảnh đất Tây Bắc.
- “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
- Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Khèn lên man điệu nàng e ấp
- Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Để rồi, sau những giây phút vui tươi, họ lại chìm sâu vào suy tư sâu lắng khi đứng trước cái mênh mang của sông nước Tây Bắc.
- “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
- Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
- Có nhớ dáng người trên độc mộc
- Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Bước sang những đoạn thơ tiếp theo, cái khốc liệt, dữ dội cùng vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến được Quang Dũng khắc họa rõ nét.
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
- Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
- “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
- Rét run người vầng trán ướt mồ hôi”
- “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Những khó khăn, mất mát tiếp tục được mở ra trước mắt bạn đọc. Cái bi một lần nữa tạo dư ba.
- “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Áo bào thay chiếu, anh về đất
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- “Tây Tiến người đi không hẹn ước
- Đường lên thăm thẳm một chia phôi
- Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
- Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Và đặt Tây Tiến bên cạnh Từ ấy của Tố Hữu- tác phẩm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ đứng vào hàng ngũ những người Cách Mạng chiến đấu vì lí tưởng chung, cả hai bài thơ đều thể hiện cái tôi tràn đầy cảm xúc hướng tới những điều tốt đẹp cao cả của thời đại. Bên cạnh đó ở Tây Tiến ta thấy cái lãng mạn của một cái tôi tài hoa hòa quyện cùng tinh thần bi tráng hào hùng của người chiến binh trong binh đoàn Tây Tiến. Quang Dũng đã trải qua biết bao đèo cao núi dốc với những khó khăn gian khổ cùng những kỉ niệm lãng mạn ấm tình quân dân từ đó thổi vào những câu thơ những kí ức của miền nhớ nhung vô tận . Còn Từ ấy ta lại thấy hình ảnh người thanh niên hân hoan vui sướng khi tìm được “mặt trời chân lí” với niềm tin và hi vọng vào tương lai vào Đảng vào Bác và tâm hồn nhiệt huyết muốn gắn kết mình vào cộng đồng trong những câu thơ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người…Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.” Hai bài thơ có nhiều nét riêng bên cạnh điểm chung là bởi hoàn cảnh ra đời khác nhau và phong cách hai nhà thơ khác nhau với những cảm xúc suy tư khác nhau được gửi gắm trong bài thơ.
Trần Lê Văn từng nhận xét: “Tây Tiến là đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa trong đời thơ Quang Dũng.” Thật vậy, bài thơ chính là khúc tráng ca vừa hào hùng,vừa lãng mạn. sâu lắng. Qua đó, bạn đọc bắt gặp cái tài trong bút pháp và cái tình nồng nàn, thắm thiết của thi sĩ dành cho quê hương, đất nước.
-Mai Ánh-
- Chủ đề
- quang dung tây tiến to huu đồng chí