Soạn bài Bài ca ngất ngưỡng lớp 11 Nguyễn Công Trứ

bai-ca-ngat-nguong-nguyen-cong-tru.jpg

Nguyễn Công Trứ là nhà văn sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm và hầu hết các tác phẩm của ông là hát nói. Ông là người đầu tiên đã có công cống hiến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó. Một trong những bài đó là “ Bài ca ngất ngưỡng”, bài thơ được Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.

Câu 1: trong văn bản, từ “ ngất ngưỡng” được sử dụng mấy lần? anh ( chị) hãy xác định nghĩa của từ “ngất Ngưỡng” qua các văn cảnh sử dụng đó.
Trả lời:
- Trong văn bản, từ “ ngất ngưỡng” được sử dụng 4 lần.
- Nghĩa của các từ “ngất Ngưỡng” qua các văn cảnh sử dụng:
+ từ thứ nhất: thể hiện tài năng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan
+ Từ thứ hai: thể hiện khi làm dân thường tác giả rất ngang tàn
+ Từ thứ ba: thể hiện sự chơi ngông của Nguyễn Công TRứ
+ Từ thứ tư: thể hiện sự khác thường của Nguyễn Công Trứ, coi thường công danh, coi thường dư luận, không vướng bận đến sự rang buộc thân phận.

Câu 2: dựa vào văn bản, anh ( chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do ( vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.
Trả lời:
Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do ( vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan vì ông cho rằng mình có quyền được “ ngất ngưỡng”, khi vào làm quan ông có thể thể hiện được tài năng của mình, muốn cho quan lại, vua chúa biết được tài năng của ông và thể hiện sự ngất ngưỡng hơn người.

Câu 3: ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. vì sao ông cho mình là ngất ngưỡng? ông đánh giá sự ngất ngưỡng của mình như thế nào?
Trả lời:
- Nguyễn Công Trứ cho mình là ngất ngưỡng vì: ông muốn khẳng định tính cách khác thường của mình, muốn tự do nhưng lại lao vào cuộc sống tú túng và ông khinh thường tất cả sự giàu sang, danh vọng khát với những người trong triều.
- Nguyễn Công Trứ đánh giá sự ngất ngưỡng của mình là ông rất tự hào, thẳng thắng về sự ngất ngưỡng của mình.

Câu 4: đọc diễn cảm bài hát này. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết tính chất tự do đó.
Trả lời:
Thơ đường gò bó, khuôn khổ với thể hát nói tự do, không theo khuôn khổ. Dù thơ nói có quy định về số câu số chữ nhưng người thi sĩ có thể biến hóa linh hoạt thể thơ này.

Luyện tập:
Theo anh (chị) so với bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về từ ngữ?
Trả lời:
- Từ ngữ của bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, mang phong cách hòa hợp với thiên nhiên.
- Từ ngữ Bài ca ngất ngưỡng phóng khoáng, tự do và có sự ngạo nguễ của tác giả.

Xem thêm: Soạn bài Phân tích đề lập luận dàn ý bài văn nghị luận lớp 11
 
  • Chủ đề
    bai ca ngat nguong lop 11 nguyễn công trứ soan bai
  • Top