Soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Bánh chưng bánh giầy trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

banh-chung-banh-giay.jpg

Lang Liêu dâng lễ “Bánh chưng, bánh giầy” lên cho vua Hùng

Ở bài trước, các em đã được học qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” với ý nghĩa nguồn gốc, cội nguồn và tinh thần đoàn kết, sức mạnh dân tộc của người Việt chúng ta. Và hôm nay, các em sẽ tiếp tục được học một truyền thuyết khác, nói về những chiếc Bánh chưng, bánh giầy mà những ngày tết chúng ta hay ăn. Để tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Bánh chưng bánh giầy một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
Trả lời:
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình, và tuổi ông đã cao nên muốn kiếm một người con nói dõi tông đường. Mặc dù có nhiều người con, nhưng vua Hùng đã thể hiện được sự anh minh, công bằng dành cho tất cả người con. Ông đã tổ chức một cuộc thi mà nếu người con nào làm hài lòng, ưng ý thì ông sẽ chọn người đó, khác xa với những ông vua khác thường chọn con trai trưởng để nối ngôi.

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Trả lời:
Có rất nhiều nguyên nhân để thần chỉ chọn giúp Lang Liêu mà không phải các người con khác:

  • Hoàn cảnh không đầy đủ, sung túc như những người con khác.
  • Đời sống gần với nhân dân, làm ruộng lúa, trồng khoai, …
  • Và khi được thần gợi ý, Lang Liêu ngay lập tức hiểu ra rằng sẽ chọn gạo để làm bánh dâng lên cho vua Hùng.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?

Trả lời:
Nguyên nhân là vì:

  • Thứ nhất, bánh chưng và bánh giầy đều là những sản phẩm do chính bàn tay con người tạo ra.
  • Mang nét truyền thống nông nghiệp của người dân Việt.
  • Ý nghĩa của hai loại bánh chưng, bánh giầy cũng vô cùng cao quý:
+ Bánh chưng: tượng Đất.
+ Bánh giầy: tượng Trời.
+ Hai loại bánh này đều được bao bọc bởi lá chuối -> thể hiện sự đùm bọc, gần gũi giữa con người và thiên nhiên, sâu xa hơn nữa đó còn là tinh thần đoàn kết, gắn bó và yêu thương lẫn nhau của dân tộc ta.
=> Chính những yếu tố này đã làm cho vua Hùng đánh giá Lang Liêu là người có chí hướng, biết phát triển nghề nông truyền thống của dân tộc, xứng đáng nối ngôi.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Trả lời:
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

  • Món ăn truyền thống của người dân Việt.
  • Đề cao tinh thần đoàn kết, đùm bọc của dân tộc ta.
  • Mang nét đẹp và nâng cao nghề nông truyền thống của nước ta.

Xem thêm: Soạn bài Con rồng cháu tiên lớp 6 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    bánh chưng bánh giầy lop 6 ngắn gọn soan bai
  • Top