Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Buổi học cuối cùng trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

buoi-hoc-cuoi-cung.jpg
Buổi học cuối cùng đầy cảm xúc thiêng liêng của thầy Ha-men và đám học sinh yêu quý của mình

An – phông – xơ Đô – đê được biết đến là một trong những nhà văn lỗi lạc của nền văn học Pháp trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ 19. Trong những tác phẩm của mình, ông thường bày tỏ tình cảm đối với quê hương, đất nước rất sâu sắc, đậm đà. Và một trong số đó có thể kể đến tác phẩm Buổi học cuối cùng.

Buổi học cuối cùng có nội dung kể về buổi học cuối cùng của lớp cậu bé Phrang. Buổi học cuối cùng này đã diễn ra vô cùng xúc động giữa thầy, trò và người dân tại vùng. Không khí của buổi học cuối cùng đó không náo nhiệt, mà rất khác lạ, nó mang cả một tình yêu dân tộc vào trong đó.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Buổi học cuối cùng một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diền ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời:
  • Cậu chuyện Buổi học cuối cùng được diễn ra trong hoàn cảnh vung đất An – dát của nước Pháp bị quân Phổ chiếm đóng, quân đội này đã ra lệnh cấm học tiếng Pháp, thay vào đó là học tiếng Đức.
  • Tên truyện Buổi học cuối cùng này có nghĩa là cả thầy và trò vùng An – dát sẽ có buổi học cuối cùng được học tiếng mẹ đẻ, trước khi phải học sang tiếng Đức.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?
Trả lời:
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, vào vai của nhân vật học sinh Phrang.
- Những nhân vật chính trong truyện:
  • Phó rèn Oát sto
  • Cậu học việc
  • Cụ già Hô de
  • Người đưa thư
  • Dân làng An dát
  • Thầy Ha-men
  • Những học sinh thân yêu
- Trong truyện, em ấn tượng nhất đó là thầy Ha – Men, một người thầy yêu nước, tâm huyết, yêu nghề với khát khao được dạy tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc cho các thế hệ trẻ.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Trả lời:
- Quang cảnh ở trường:
Trên đường đi đến trường: nhiều người đứng trước bản dán cáo thị -> Khác lạ.
Khi đến trường:
“Mọi sự bình lặng … sáng chủ nhật”
“Lớp học trang trọng, … với vẻ buồn rầu.”
-> Chính sự yên tĩnh, đã báo hiệu rằng sắp có chuyên xảy ra nghiêm trọng, khác lạ.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đạc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diền biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trả lời:
- Lúc Phrang chưa biết đây là buổi học cuối cùng: có ý định bỏ học.
- Và khi biết tin đây sẽ là buổi học cuối cùng, Phrang đã sững sờ, choáng váng.
- Lúc này, Phrang cảm thấy xấu hổ, hối hận, tự trách bản thân bấy lâu nay đã hững hờ việc học, lêu lỏng, ham chơi.
- Và buổi học cuối cùng hôm ấy, Phrang đã tập trung và nhận thấy bài giảng của thầy Ha-men thật hay.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha- men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
- Nhân vật thày giáo Ha-men đã được miêu tả như sau:
Trang phục: áo màu xanh lục, diền lá sen, gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen -> thầy Ha-men rất trang trọng.
Lời nói: Thầy không hề mắng phạt lớn tiếng đối với Phrang, mà ân cần, nhắc nhở rất nhẹ nhàng. Còn khi dạy, thầy luôn tận tâm, nhiệt huyết truyên kiến thức cho học sinh của mình. -> yêu nghề, tâm huyết, người tình cảm.
Hành động: thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu tiếng nói dân tộc, cố gắng truyền những tình cảm ấy dành cho những học sinh thân yêu của mình.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy
Trả lời:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đều bình lặng … sáng chủ nhật.
- … thầy Ha-men đứng lặng im trên bục …. Ngôi trường nhỏ bé của thầy.
- “… Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ … chốn lao tù.”

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẩn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Trả lời:
Thầy Ha-men muốn truyền nhiệt huyết cho các học sinh của mình tinh thần yêu nước, yêu tiếng nói quê hương. Chính tiếng nói dân tộc sẽ là “chìa khóa” để dẫn đến con đường độc lập cho dân tộc.

Như vậy qua bài viết Buổi học cuối cùng, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của tiếng nói dân tộc. Nó là cả một danh dự, một tài sản quý báu cho nền dân tộc. Chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy, không được đánh mất đi bản sắc dân tộc.

Hi vọng qua bài Soạn bài Buổi học cuối cùng, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm: Soạn bài Phương pháp tả cảnh lớp 6 ngắn gon
 
  • Chủ đề
    buổi học cuối cùng lop 6 ngắn gọn soan bai
  • Top