Soạn bài Ca dao hài hước lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn

Ca dao là một kho tàng văn học vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam. Ca dao là những lời chỉ dạy, dúc kết từ bao đời của ông bà ta. Ca dao dạy ta điều hay lẻ phải, giúp chúng ta biết những điều giản dị trong cuộc sống,… nhưng ca dao cũng có một lợi ích là giúp chúng ta thư giãn và tạo nên những tiếng cười sảng khoái. Với mục đích đó thì ca dao được gọi là cao dao hài hước, để hiểu rõ hơn về thể loại này, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học “ Ca dao hài hước”. Bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Câu 1:
Trả lời:
  • Bài 1 đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
  • Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có điều khác thường là: nam nữ và nữ đều là người dân nghèo, nhưng người nam dẫn cưới bằng voi, bằng trâu nhưng lại đưa ra những lí lẽ để bác bỏ lời dẫn cưới, việc thách cưới cũng thể hiện tình cảm của những con người nghèo khổ, cô nữ chỉ thách cưới bằng khoai lang, qua đó thể hiện lên được tấm long của những người nông dân nghèo, dù nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, thể hiện tấm lòng của mình nghèo mà tràn đầy tình thương. Cách nói của chàng trai và cô gái có điều đặc biệt là: dẫn cưới và thách cưới vô cùng duyên dáng, tình cảm của một đôi nam nữ nghèo. Những người lao động nghèo dù nghèo nhưng vẫn có tấm lòn yêu thương và lạc quan yêu đời.
  • Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ yếu tố nghệ thuật: cách nói giảm, nói tránh,…

Câu 2:
Trả lời:
- Tiếng cười trong ba bài ca dao có điểm khác với tiếng cười ở bài 1 là: tiếng cười ở bài 234 là tiếng cười chấm biếm, mỉa mai không phải là tiếng cười dí dỏm vui vẻ như bài 1.
- Tác giả dân gian cười những con người là những chàng trai chưa lớn và những cô gái dỏng ddarnhr trong xã hội, nhằm mục đích để nhắc chúng ta phải sống đúng với thời, đúng với cách sống của một con người, thái độ của tác giả nhẹ nhàng, chân tình nhằm mục đích khuyên bảo.
- Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân:
  • Bài 2: bài này chế giễu người con trai yếu đuối, làm trai mà không đáng nên trai
  • Bài 3: chế giễu người đàn ông không có ý chí, lười nhác.
  • Bài 4:chê trách người phụ nữ vô duyên, không ra dáng phụ nữ.

Câu 3:
Trả lời:
Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước là:
- Lối nói hỏm hỉnh, duyên dáng
- Sử dụng phép đối lập, so sánh
- Thể hiện bằng các hình ảnh hài hước, thú vị
- Những cách thể hiện hư cấu

Trên đây là bài soạn Ca dao hài hước trong chương trình Ngữ văn 10, qua tác phẩm này các em có thể thấy được tầm quan trọng của ca dao, cách thể hiện ca dao và học hỏi qua các câu ca dao này. Hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được nội dung cũng như giá trị tác phẩm mang lại. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.
Xem thêm: Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự lớp 10 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    ca dao hài hước lop 10 ngắn gọn soan bai
  • Top