Soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn
Trong thơ ca dân gian Việt Nam, dân ca là một trong những thể loại rất phổ biến và được truyền miệng qua những câu hát không theo một quy định nào. Đa số những câu ca dao thường được phổ theo dạng lục bát để dễ nhớ. Ca dao thường mang đậm màu sắc dân gian, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, đối lập, … Trong bài học ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa thuộc chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn. Nội dung của những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thường thể hiện nỗi niềm, sự chua xót, và tình cảm của những con người lao động trong xã hội.

Câu 1:
Trả lời:
Bài 1,2
a. Hai lời than thân ở phần mở đầu:
Thân em như … vào tay ai
Thân em như … ngọt bùi.​
=> Hai lời than thân trên là lời của cô gái ở độ tuổi đẹp nhất của mình – độ tuổi xuân thì. Hai lời than là những lời chia sẻ của họ về cuộc đời của mình, mong muốn, khát khao một hạnh phục tự do, nhưng bản thân lại không có quyền tự quyết cho số phận của mình. Đó cũng là những nỗi niềm của đa số phụ nữ trong thời kỳ phong kiến xưa.
b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người mang sắc thái riêng:
  • Bài 1: Thân em như … vào tay ai: Người con gái đã tự ví mình như tấm lụa đào (đẹp) nhưng không thể tự quyết số phận của mình, nên đã lo lắng, đau xót (“biết vào tay ai”)
  • Bài 2: “Thân em như củ … ngọt bùi”: Với hai câu này, người con gái mong muốn minh chứng cho vẻ đẹp chân chính, giá trị của bản thân họ, đến nỗi họ phải mời mọc qua câu thơ “Ai ơi nếm thử mà xem – Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”.

Câu 2:
Trả lời:
Bài 3
a. Cách mở đầu bài ca dao này khác so với hai bài trên, đó là “Trèo lên cây khế …” – đây là cách đưa đẩy, gợi cảm hứng từ một sự việc nào đó ở bên ngoài.
  • Từ “ai” trong câu “ai làm chua xót lòng này, kế ơi” ám chỉ nhân vật “ai” ở đây có thể là: gia đình hai bên, những hủ tục cổ hủ trong thời phong kiến chưa hoặc chính người yêu, …
=> Lời ca như là lời oán trách khiến cho tình yêu đôi lứa bị chia đôi, dở dang.
b. Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều này được thể hiện bằng hệ thống so sánh, ẩn dụ:
  • vũ trụ - vĩnh hằng.
  • “ … như sao vượt chờ trăng giữa trời”

Câu 3:
Trả lời:
Bài 4
Bài cao dao đã diễn tả được sự thương nhớ qua các hình ảnh rất cụ thể, gợi cảm: Khăn – đèn – mắt.
  • Với hình ảnh cái khăn, đây giống như vật trao duyên, vật làm kỉ niệm để đôi lứa nhớ về nhau.
  • Hình ảnh khăn trong bài đã được kết hợp với rất nhiều động từ thể hiện nỗi niềm, sự thương nhớ của cô gái như: thương nhớ, rơi xuống, chùi nước mắt, vắt lên, …
  • Hình ảnh ngọn đèn trong bài cũng thể hiện được niềm thương nhớ của cô gái, bởi nó giống như ngọn lửa tình yêu thủy chung dành cho người yêu luôn thắp sáng trong lòng cô gái.
  • Và hình ảnh ánh mắt như thể hiện sự thương nhớ của cô gái đã đi quá giới hạn, dường như cô gái không thể cầm lòng được nữa và đã tự hỏi: Mắt thương nhớ ai? => Qua đó ta thấy được sự chung thủy trong tình yêu của phụ nữ thời phong kiến xưa thực sự đáng khâm phục. Và số phận của người con gái cũng thật bất hạnh, tủi khổ và chan chứa đầy nước mắt.

Câu 4:
Trả lời:
Bài 5
  • “Chiếc cầu – dải yếm” là hình ảnh trong ca dao thể hiện ước muốn mảnh liệt của đôi lứa yêu nhau. Hai hình ảnh này kết hợp lại với nhau tạo ra được chiếc cầu tình yêu. Chiếc cầu tình yêu này không hề được tạo ra dễ dàng, mà nó gặp phải rất nhiều trắc trở, khó khăn. Bởi hình ảnh “dải yếm” – đây là một vật được xem là bất ly thân của con gái, dải yếm mềm vậy mà lại có thể bắc thành một chiếc cầu, đó là nhờ tình yêu mãnh liệt của cô gái.

Câu 5:
Trả lời:
Bài 6:
Tình nghĩa con người thì trong ca dao dùng hình ảnh muối – gừng bời vì:
  • Trước tiên hai hình ảnh này là những gia vị rất gần gũi trong bữa cơm người Việt Nam.
Hương vị của từng gia vị: gừng thì cay nồng, muối thì mặn đậm đà => tượng trưng cho sự thủy chung, sắt son trong tình yêu.

Câu 6:
Trả lời:
Qua chùm ca dao đã học, những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao là:
  • Phép lặp
  • Những từ ngữ gợi hình
  • So sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
  • Phổ theo thể thơ lục bát, song thất lục bát, …

Trên đây là bài soạn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trong chương trình Ngữ văn 10, qua bài học này, chúng ta phần nào cảm nhận được những nỗi đau chua xót, khó khăn mà người con gái trong thời kỳ phong kiến phải trải qua. Dường như sự hạnh phục của họ là một thứ gì đó xa xỉ, mà họ không có quyền tự quyết. Hi vọng qua bài soạn trên các em đã nắm được nội dung cũng như giá trị của tác phẩm. Hẹn gặp lại các em.

Xem thêm: Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày lớp 10 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    ca dao than thân lop 10 ngắn gọn soan bai yêu thương tình nghĩa
  • Top