I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả ( Cao Bá Quát)
- Ông là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Ông sinh năm 1809 và mất năm 1855
- Quê tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
- Cao Bá Quát có hiệu là Chu Thần
- Những tác phẩm tiêu biểu của Cao Bá Quat:
- Đến Làng Đông Du, Đêm Ngủ Dỗ
- Đời Người Thấm Thoát
- Hoài Cảm
- Mộng Vong Nữ
- Nhớ Người
- Sắp Đến Quê Nhà
- Tài Tử;... Giai Nhân
- Thú Nhàn
- Trăng Mười Bảy
- Trăng Sông Trà
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác khi tác giả đi thi và qua các bãi các dài của các tỉnh miền Trung
- Thể thơ: ca hành
- Bố cục: 3 phần
Phần 1(4 câu đầu): hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát
Phần 2 ( 6 câu tiếp theo): tâm trạng suy tư của người đi đường
Phần 3( còn lại): sự bế tắt của người đi đường
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát
Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Một bước tới kéo lùi một bước
Trời tối đi chẳng nghỉ,
Lữ khách rơi nước mắt.
- “Bãi cát dài lại bãi cát dài” : bãi cát mênh mông, dài bất tận
- Qua câu thơ tác giả nêu lên hai ý nghia là vẻ đẹp nhưng dội của bãi cát và sự khó khăn của mình khi đi đến danh vọng
- “ Một bước tới kéo lùi một bước”: nổi vất vả khó nhọc của con đường dài
- “ Trời tối” “ nước mắt” : sự khó nhọc gian truân của đường đi
=> Con đường khó khăn và gian truân để đến đà danh vọng
2. Tâm trạng suy tư của người đi đường
Anh chẳng học phép ông tiên ngủ
Trèo non lội nước oán vô cùng!
Xưa nay kẻ vì danh lợi,
Tất tả trên đường lộ .
Trước quán rượu gió tạt hơi rượu ngon,
Người tỉnh thường ít, kẻ say thì nhiều.
- Nhịp điệu châm, buồn: tác giả giận mình không được như bao người, và nói lên sự khó khăn để đi đến đà dnah vọng
- “ trèo non”, “ tất tả” : sự vất vả, gian truân bất tận
- “ Người tỉnh thường ít, kẻ say thì nhiều”: sự cám dỗ của danh vọng, khiến bao người say và ít người tỉnh táo
=> Nêu lên sự cám dỗ của danh vọng
3. Sự bế tắt của người đi đường
Bãi cát dài ,bãi cát dài, tính sao đây?
Đường bằng thì mờ mịt , đường hiểm ác thì nhiều
Nghe ta hát một khúc ca đường cùng,
Phương bắc, núi Bắc núi vạn trùng
Phương nam núi Nam sóng vạn đợt
Cớ sao anh vẫn còn đứng thẳng đây trên cát?
- “ Bãi cát dài ,bãi cát dài, tính sao đây?”: câu hỏi tu từ nói lên sự bê tắc của tác giả, thể hiện sự băng khoăn của tác giả, bước tiếp hay dừng lại
- “ Phương bắc, núi Bắc núi vạn trùng , Phương nam núi Nam sóng vạn đợt”: nơi nào cũng đẹp nhưng nó đều khó khăn và hiểm trở
- “ Cớ sao anh vẫn còn đứng thẳng đây trên cát?”: tác giả phải thoát ra khỏi sự cám dỗ của danh vọng đầy khó khăn và hiểm trở
=> Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.
III. Tổng kết
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa.
+ Sử dụng hương pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển cố điển tích.
- Nội dung: bài thơ một một khúc ca nêu lên sự cô độc của tác giả trên đường đời thể hiện qua bãi cát đẹp nhưng dài và đầy gian truân.
Xem thêm: Soạn bài tôi đi học lớp 8