Soạn bài Các thành phần biệt lập lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Các thành phần biệt lập trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

Thành phần biệt lập là bao gồm: thành phần tình thái, thành phần cảm thán. Những thành phần này không có chức năng tham gia diễn đạt ý nghĩa của sự việc. Tùy vào từng sự việc trong câu mà người nói sẽ thể hiện đúng thành phần biệt lập, chẳng hạn khi muốn bộc lộ tâm lí, cảm xúc của người nói thì họ sẽ dùng thành phần cảm thán, hay muốn thể hiện cách nhìn, cách nói đối với một sự việc thì dùng thành phần tình thái. Để các em hiểu rõ hơn về các thành phần biệt lập, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1:
Trả lời:
  • Thành phần cảm thán: Chao ôi
  • Thành phần tình thái: hình như, có lẽ, chả nhẽ.
Câu 2:
Trả lời:
Dường như – hình như – có vẻ như – có lẽ - chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.

Câu 3:
Trả lời:

  • Từ người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra là: (3) chắc chắn
  • Từ người nói chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy: (2) hình như.
  • Tác giả chọn từ (1) chắc là bởi vì đây chỉ mới là mức độ phỏng đoán của nhân vật “tôi” với nhân vật “anh”. Mặc dù hiểu được nỗi lòng của người bạn mình, vì vậy không nên dùng quá chắc chắn như từ (3) và cũng thiếu độ tin cậy như từ (2)

Câu 4:
Trả lời:
Chắc hẳn các bạn cũng đồng ý với tôi rằng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm truyện Người con gái Nam Xương là một cô gái vô cùng đáng thương phải không ạ. Vũ Nương là cô gái có vẻ đẹp nết na, thùy mị và hết mực lo cho gia đình, vậy mà số phận của cô gái lại thật trớ trêu. Chính từ sự ghen tuông của người chồng đã đẩy Vũ Nương tìm đến cách giải thoát cho chính mình là cái chết. Qua đó chúng ta thấy được xã hội phong kiến thời xưa, người phụ nữ bị coi rẻ mạt, khinh nhường. Vì vậy mà qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ muốn lên án bộ mặt thối nát của chế độ cũ thời phong kiến, bên cạnh đó là niềm xót thương cho số phận phụ nữ thời bấy giờ.

Trên đây là bài soạn Các thành phần biệt lập, qua bài học này yêu cầu các em cần nắm được có hai loại thành phần biệt lập gồm: thành phần tình thái và thành phần cảm thán, qua đó phân biệt được hai loại thành phần kể trên. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học. Chúc các em học tốt.

Xem thêm: Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ lớp 9 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    các thành phần biệt lập lop 9 ngắn gọn soan bai
  • Top