Hướng dẫn soạn bài Chị em Thúy Kiều trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn
Chị em Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn.
Ở bài học trước, Vforum đã giới thiệu sơ lược toàn bộ nội dung về Truyện Kiều của Nguyễn Du. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích cụ thể, sâu hơn tác phẩm này. Cụ thể bài soạn này, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn phần đầu của tác phẩm – Chị em Thúy Kiều. Đây là chương đầu tiên nói về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, bên cạnh đó cũng nói đến mối tình kết duyên giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
Câu 1: Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.
Trả lời:
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã có miêu tả từ tổng quát đến chi tiết. Cụ thể 4 câu thơ đầu, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của hai chị em, 4 câu thơ tiếp miêu tả về vẻ đẹp của em Thúy Vân và 16 câu còn lại là miêu tả vẻ đẹp tuyệt trần của Thúy Kiều.
Câu 2: Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
Trả lời:
Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân là:
Câu 3: Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?
Trả lời:
Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi tác giả miêu tả Thúy Kiều hơn nhiều so với Thúy Vân. Mặc dù Nguyễn Du đều lấy thước đo chuẩn về vẻ đẹp của hai chị em là thiên nhiên, tuy nhiên vẻ đẹp của Kiều rất sắc sảo, tuyệt sắc giai. Thậm chí thiên nhiên còn phải ganh tị với vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Câu 4: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?
Trả lời:
Không chỉ đẹp về hình thức mà Thúy Kiều còn đẹp về cả tâm hồn. Nàng giỏi cả về cầm, kì, thi họa, tất cả đều vượt trội.
Như vậy qua những miêu tả trên ta nhận xét Thúy Kiều là một tuyệt sắc giai nhân, tài sắc vẹn toàn.
Câu 5: Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy
Trả lời:
Theo em điều này cũng đúng bởi vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ là “thua” và “nhường” => dự báo cuộc đời suôn sẻ, êm ả.
Trái lại Thúy Kiều thì “ghen” và “hờn” => dự đoán cuộc đời nhiều sóng gió, giành giật, gian khổ, …
Câu 6: Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
Trả lời:
Rõ ràng trong đoạn thơ này, Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều hơn so với Thúy Vân. Minh chứng là Nguyễn Du chỉ dành 4 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân, trong khi ông phải mất đến 16 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp tuyệt sắc của Kiều.
Trên đây là bài soạn Chị em Thúy Kiều, qua bài soạn này các em đã nắm được một số nội dung về đoạn thơ này. Hi vọng các em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại các em.
Xem thêm: Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 9 ngắn gọn
Chị em Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn.
Ở bài học trước, Vforum đã giới thiệu sơ lược toàn bộ nội dung về Truyện Kiều của Nguyễn Du. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích cụ thể, sâu hơn tác phẩm này. Cụ thể bài soạn này, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn phần đầu của tác phẩm – Chị em Thúy Kiều. Đây là chương đầu tiên nói về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, bên cạnh đó cũng nói đến mối tình kết duyên giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
Câu 1: Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.
Trả lời:
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã có miêu tả từ tổng quát đến chi tiết. Cụ thể 4 câu thơ đầu, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của hai chị em, 4 câu thơ tiếp miêu tả về vẻ đẹp của em Thúy Vân và 16 câu còn lại là miêu tả vẻ đẹp tuyệt trần của Thúy Kiều.
Câu 2: Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
Trả lời:
Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân là:
- Khuôn mặt tròn trịa như trăng rằm.
- Nụ cười xinh đẹp như hoa tươi.
- Lời nói trong trẻo, nhẹ nhàng như ngọc thốt.
- Tóc dài, bóng, mượt đến nỗi mây thua nước tóc.
- Làn da trắng hơn tuyết.
Câu 3: Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?
Trả lời:
Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi tác giả miêu tả Thúy Kiều hơn nhiều so với Thúy Vân. Mặc dù Nguyễn Du đều lấy thước đo chuẩn về vẻ đẹp của hai chị em là thiên nhiên, tuy nhiên vẻ đẹp của Kiều rất sắc sảo, tuyệt sắc giai. Thậm chí thiên nhiên còn phải ganh tị với vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Câu 4: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?
Trả lời:
Không chỉ đẹp về hình thức mà Thúy Kiều còn đẹp về cả tâm hồn. Nàng giỏi cả về cầm, kì, thi họa, tất cả đều vượt trội.
Như vậy qua những miêu tả trên ta nhận xét Thúy Kiều là một tuyệt sắc giai nhân, tài sắc vẹn toàn.
Câu 5: Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy
Trả lời:
Theo em điều này cũng đúng bởi vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ là “thua” và “nhường” => dự báo cuộc đời suôn sẻ, êm ả.
Trái lại Thúy Kiều thì “ghen” và “hờn” => dự đoán cuộc đời nhiều sóng gió, giành giật, gian khổ, …
Câu 6: Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
Trả lời:
Rõ ràng trong đoạn thơ này, Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều hơn so với Thúy Vân. Minh chứng là Nguyễn Du chỉ dành 4 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân, trong khi ông phải mất đến 16 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp tuyệt sắc của Kiều.
Trên đây là bài soạn Chị em Thúy Kiều, qua bài soạn này các em đã nắm được một số nội dung về đoạn thơ này. Hi vọng các em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại các em.
Xem thêm: Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 9 ngắn gọn
- Chủ đề
- chị em thúy kiều lop 9 ngắn gọn soan bai