Soạn bài Chơi chữ lớp 7 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Chơi chữ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

Chơi chữ hiểu đơn giản là cách mà chúng ta sử dụng từ ngữ tạo nên sự dí dỏm, hài hước, …Để giúp các bạn hiểu hơn về chơi chữ thì Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Chơi chữ một cách ngắn gọn nhất.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Thế nào là chơi chữ
Đọc bài ca dao sau đây và trả lời:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
1. Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này?
2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?
Trả lời:
1. Lợi (câu 2): lợi ích.
Lợi (câu 4): răng lợi.
2. Việc sử dụng từ lợi ở cuối câu gây hiện tượng đồng âm, nhưng khác nhau về nghĩa.
3. Việc sử dụng từ lợi như trên nhằm có yếu tố trêu chọc, gây hài hước.

2. Các lối chơi chữ
Ngoài lối chơi chữ như đã dẫn mục 1, còn những lối chơi chữ khác. Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu dưới đây
(1) Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
(Tú Mỡ)
(2) Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
(Tú Mỡ)
(3) Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
(4) Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
Trả lời:
Câu 1: “ranh tướng” phát âm gần giống “danh tướng”, nhưng nghĩa hoàn toàn khác
Danh tướng: vĩ đại, anh hùng
Ranh tường: ranh ma, thấp hèn.
Câu 2: Toàn bộ câu thơ đều có phát âm bằng từ “m” => ý muốn miêu tả một không gian mịt mờ.
Câu 3: Cách nói lại:
Cá đối – Cối đá
Mèo cái – Mái kèo

Câu 4: Trái nghĩa, đồng nghĩa và gần nghĩa
Sầu riêng (danh từ) -> trái cây.
Sầu riêng (tính từ) -> buồn sầu.

Xem thêm: Soạn bài Một thứ quà của lúa non - Cốm lớp 7 ngắn gọn - Thạch Lam
 
  • Chủ đề
    chơi chữ lop 7 ngắn gọn soan bai
  • Top