Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7 ngắn gọn - Phạm Văn Đồng

Hướng dẫn các bạn Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

duc-tinh-gian-di-cua-bac-ho.jpg
Lối sống giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng (1906 -2000), sinh ra tại Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976. Ông tham gia rất nhiều các hoạt động cách mạng. bên cạnh tham gia chính trị ông còn có những tác phẩm văn học của riêng mình. Phạm Văn Đồng có các tác phẩm nổi tiếng như: Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương sang của dân tộc; Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc;…. Trong các tác phẩm của ông có tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác phẩm nói lên vẻ đẹp cao quý của Bác Hồ. bài soạn dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về tác giả và đức tính giản dị của Bác Hồ. Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ một cách ngắn gọn nhất.

1. Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sông và con người của Bác?

Trả lời:
Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu là Đức tính giản dị của Bác Hồ
Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sông và con người của Bác là:

  • Bữa ăn hàng ngày
  • Ăn nói trong quan hệ với mọi người xunh quanh
  • Nhà ở
  • Cách làm việc

2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.

Trả lời:
Trình tự lập luận của tác giả trong bài đúng theo trình tự của một bài văn nghị luận đó là: nêu luận điểm, đến chứng minh luận điểm và đưa ra các hình ảnh cụ thể để chứng minh, và cuối cùng tác giả đưa ra các luận cứ khác để chứng minh rõ hơn nữa.
Bố cục của bài gồm 2 phần:

  • Phần 1 từ đầu đến “tuyệt đẹp”: phần này tác giả nêu lên đức tính giản dị của Bác Hồ
  • Phần 2 là phần còn lại: phần này tác giả đưa ra các luận điểm và dẫn chứng để chứng minh quan điểm của mình.

3. Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.

Trả lời:
Nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này là:

  • Tác giả đưa ra luận điểm một cách rõ rang, toàn diện
  • Đưa ra các dẫn chứng chứng minh hế sức cụ thể, chính xác
  • Tác giả còn đảm bảo những dẫn chứng của mình bằng cách nói rằng tác giả là người gần gũi Bác nhất trong đời sống và công việc.

4. “Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người hiểu được khổ của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác ?

Trả lời:
“Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người hiểu được khổ của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác là: giải thích, bình luận và lật lại vấn đề.

5. Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
Trả lời:
Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là:

  • Luận điểm chính xác, ngắn gọn, tập trung làm rõ chủ đề mà tác giả đưa ra
  • Luận cứ xác thực, sâu sắc và toàn diện
  • Luận chứng hết sức thiết thực

Xem thêm: Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động và bị động (tiếp theo) lớp 7 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    bac ho lop 7 ngắn gọn phạm văn đồng soan bai đức tính giản dị
  • Top