Soạn bài Hai chữ nước nhà lớp 8 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hai chữ nước nhà trong chương trình Ngữ Văn 8 ngắn gọn, chi tiết

hai-chu-nuoc-nha.jpg
Á Nam Trần Tuấn Khải – tác giả của “Hai chữ nước nhà”.

Trần Tuấn Khải sinh năm 1895 tại Nam Định và mất năm 1983. Ông là một người có lòng yêu nước của đồng bào và khát vọng độc lập, tự do. Để thể hiện lòng yêu nước và khát vọng độc lập tự do thì ông thể hiện qua các tác phẩm thơ văn của mình. Trong các tác phẩm của ông nổi bật lên tác phẩm “ Hai chữ nước nhà”, tác phẩm thể hiện rõ tinh thân yêu nước của ông. “ Hai chữ nước nhà” được ông mượn câu chuyện lịch sử để nói lên tình cảm yêu nước, bộc lộ lòng yêu dân thương nước. Và trong bài học này chúng ta cùng đi tìm hiểu tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt của Trần Tuấn Khải qua tác phẩm“Hai chữ nước nhà”.

Câu 1: Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này. Thể thơ song thất lục bát (mà em đã quen qua các đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?
Trả lời:
Nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này là: giọng điệu đau buồn, lâm li chan chứa tình cảm chân thành đối với đất nước.
Thể thơ song thất lục bát (mà em đã quen qua các đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó là: thể thơ song thất lục bát là một thể thơ bùn, giọng điệu chan chứa yêu thương, chính vì thế mà thể thơ này góp phần làm cho tác phẩm them buồn và đậm chất lâm li hơn.

Câu 2: Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.
Trả lời:
Ý nghĩa từng phần:
  • Phần 1: tâm trạng và tình cảm của người cha trong tình cảnh éo le, đau thương
  • Phần 2: tình cảnh đất nước tang thương, đau xót và lời dặn của người cha trước khi con lên đường
  • Phần 3: lời than của người cha và trọng trách cha giao cho con trước khi ra đi.

Câu 3:
Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện :
Bối cảnh không gian.
Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con. Trong bối cảnh không gian và tám trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
Bối cảnh không gian biên ải được gợi ra ở 4 câu thơ đầu.
Trả lời:
Bối cảnh không gian: sự ra đi của người cha, khiến cho tâm trạng càng them đau buồn
Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con. Trong bối cảnh không gian và tám trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa giúp con có niềm tin,có sự yêu đất nước them sâu nặng đồng thời như lời trăn trối thiêng liêng của người cha để lại cho con.
Bối cảnh không gian biên ải được gợi ra ở 4 câu thơ đầu: thể hiện sự gia đi mãi mãi của người cha, sự ra đi không thể trở lại.

Câu 4: Phân tích đoạn thơ thứ hai.
Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
Tìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thơ (chú ý cách biểu hiện cảm xúc của tác giả và bối cảnh tâm trạng của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế ki XX).
Trả lời:
Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm: lòng tự hào về dân tộc có truyền thống yêu nước, lòng căm gét và thù hận giặc, nỗi đau trước khung cảnh quê hương bị tàn phá.
Sức gợi cảm của đoạn thơ: sức gợi cảm của bài thơ được làm nổi bậc qua việc tác giả sử dụng biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhiều hình ảnh, từ ngữ diễn tà cảm xúc mạnh, diễn tả nỗi đau thương,….

Câu 5: Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích nói lên tầm quan trọng của người con đồng thời thể hiện niềm tin của người cha vào con của mình.

Trên đây là bài soạn tác phẩm “ Hai chữ nước nhà”, qua bài viết chúng ta có thể nhận thấy tình yêu quê hương đất nước của tác giả thật mãnh liệt, sự đau xót trước cảnh quê hương bị tàn phá. Hi vọng sau bài soạn này, các em đã nắm được những kiến thức cơ bản của bài. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập tốt.

Xem thêm: Soạn bài Muốn làm thằng Cuội lớp 8 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    hai chữ nước nhà lop 8 ngắn gọn soan bai
  • Top