Soạn bài Lòng yêu nước lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Lòng yêu nước trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

long-yeu-nuoc.jpg

Đối với Ê - ren - bua, lòng yêu nước xuất phát từ những từ gần gũi, quen thuộc, bình dị nhất


Ở văn bản Buổi học cuối cùng của nhà văn An – phông – xơ Đô – đê, các em đã được tìm hiểu về lòng yêu nước của người thầy giáo Ha – men. Và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp một tác phẩm cũng nói lên lòng yêu nước của nhà văn, nhà báo I – li – a Ê – ren – bua, người Liên Xô.
Nội dung của văn bản này muốn giải thích rõ hơn cho người đọc biết về lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt đầu từ đâu? Nó được chứng tỏ, thể hiện như thế nào?. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Lòng yêu nước một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Nêu đại ý của bài văn Lòng yêu nước (I. Ê-ren-bua).
Trả lời:
- Bài văn Lòng yêu nước đã được nhà văn Ê – ren – bua dẫn chứng, lí giải được nguồn gốc của lòng yêu nước. Lòng yêu nước xuất hiện, bắt đầu trong mỗi chúng ta từ tình yêu của những thứ rất gần gũi, thân thuộc: gia đình, quê hương, … Và bên cạnh đó, nhà văn cũng cho thấy lòng yêu nước còn được thể hiện trong chiến tranh.

Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến “ lòng yêu Tổ quốc ” và hãy cho biết:
a. Câu mở đầu và câu kết đoạn.
b. Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn.
Trả lời:
a.
Câu mở đầu: “Lòng yêu nước ban đầu …hơi rượu mạnh.”
Câu kết: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm … lòng yêu Tổ Quốc.
b. Trình tự lập luận trong đoạn văn vô cùng tinh tế, linh hoạt, nhưng không kém phần sáng tạo. Tác giả đã vừa tổng – phân – hợp trong từng câu văn.
- Câu 1: Ban đầu nêu ý tổng quát -> sau đó đưa ra những minh chứng để chứng minh cho điều vừa nói.
- Câu 2: Một khía cạnh khác cũng rất quan trọng của lòng yêu nước.
- Câu 3: Khẳng đinh lại những ý kiến đã đưa ra ở 2 câu trên, sau đó đưa ra thêm những ý kiến, nhận định cá nhân về lòng yêu nước.

Câu 3: Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét vẻ cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó.
Trả lời:
Người dân Xô Viết mỗi vùng nhớ
Những vẻ đẹp
Vùng Bắc

  • Đêm tháng sáu, tiếng cô nàng …
U – crai – na

  • Bóng thùy dương, …
Gru – di - a

  • Khí trời của núi cao
  • Vị mát của nước
  • Rượu vang cay
Lê – nin – grat

  • Dòng sông Nê – va
  • Những tượng chiến mã tạc bằng đồng …
Mát – xco -va

  • Điện Krem – li
  • Những tháp cổ xưa

Câu 4: Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chân lí ấy
Trả lời:
Chân lí: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc
=> Tác giả muốn nói cho chúng ta biết rằng để có được lòng yêu Tổ Quốc, trước tiên phải có tình yêu những thứ rất đỗi quen thuộc: gia đình, làng xóm, miền quê, …

Như vậy qua văn bản Lòng yêu nước của nhà văn Ê – ren – bua, chúng ta đã có thêm một cái nhìn khá về lòng yêu nước. Có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước, như các em còn đang đi học, hãy cố gắng học tập thật tốt để mai sau nên người, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. Đó cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước đấy.

Hi vọng qua bài Soạn bài Lòng yêu nước, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm: Soạn bài Câu trần thuật đơn lớp 6 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lòng yêu nước lop 6 ngắn gọn soan bai
  • Top