Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự thuộc chương trình Ngữ văn 9 SGK

Trong những bài học trước, các em đã được tìm hiểu kiến thức về cách miêu tả trong văn bản tự sự. Vậy miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự như thế nào? Bài viết ngày hôm nay Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn.
Ở bài học này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu 2 yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, bao gồm: miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong. Với miêu tả bên ngoài, đây là cách để gợi tả tâm trạng của nhân vật qua một số đặc điểm như: hình dáng, hành động, lời nói, … Còn miêu tả bên trong là cách dùng để miêu tả tâm trạng của nhân vật thông qua những hình ảnh mang tính ước lệ. Đối với cách miêu tả bên trong, thì nó được dùng để diễn tả nội tâm của đối tượng. Để giúp các em tìm hiểu rõ hơn về bài học Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, Vforum sẽ tiếp tục hướng dẫn các em luyện tập một số bài tập trong bài học này.

A. Kiến thức trọng tâm
1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Câu 1 SGK trang 93 – 93:
Trả lời:
a.
Những câu thơ miêu tả cảnh:
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ đến Kim Trọng, nhớ cha mẹ:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.

Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tứ đã vừa người ôm.
b. Những câu thơ tả cảnh có mối liên hệ với nội tâm của nhân vật Thúy Kiều: Nguyễn Du đã miêu tả cảnh thiên nhiên thật buồn cũng giống như tâm trạng của Thúy Kiều vào lúc đó cô đơn, buồn chán, nhớ cha mẹ, nhớ người tình và nỗi lo sợ không biết rằng tương lai của mình sẽ đi về đâu.
c. Việc miêu tả nội tâm có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng, nội tâm của nhân vật trong văn bản tự sự. Nó giúp chúng ta hình dung rõ ràng về đối tượng cần nói đến.

2. Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích về Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
  • Khuôn mặt: co rúm, có nhiều vết nhăn ép lại cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu, bật khóc.
  • Tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng là đau đớn, chua xót để rồi sau đó phải dằn vặt, ân hận.

Bài tập SGK Ngữ văn 9 trang 117
Câu 1:
Trả lời:
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi:
Gia đình gặp phải án oan, vì vậy Thúy Kiều buộc phải hi sinh bán mình để chuộc cha. Một hôm có một người viễn khách được bà mụ mối đưa đến, ông ta là Mã Giám Sinh. Vẻ bề ngoài của Mã Giám Sinh chau chuốt, bảnh bao ít ai đoán được ông ấy đã trạc tuổi ngoài tứ tuần.
Kiều được bà mụ mối dẫn ra giới thiệu cho Mã Giám Sinh, và tên này đã biến Kiều thành một món hàng và ngã giá. Kiều cảm thấy vô cùng tủi hờn, xấu hổ, xót xa và đau đớn cho số phận của mình. Đường đường là một tiểu thư nhưng giờ phải đi vào chốn lầu xanh để thành món hàng cho mấy tên biến thái mua vui. Nàng buồn cho số phận của mình, nhưng nghĩ lại cảnh gia đình đang gặp khó khăn, nàng đành phải cố gắng. Mã Giám Sinh ép nàng thể hiện hết đánh đàn rồi sang làm thơ, rồi hắn ngã giá mua Kiều.

Câu 2:
Trả lời:
Trong một lần ở lầu xanh, tôi may mắn được gặp Từ Hải, chàng trai mà có lẽ suốt cuộc đời này tôi vô cùng biết ơn. Nhờ chàng mà tôi đã thoát khỏi cái kiếp làm món hàng mua vui cho mấy tên biến thái. Chàng đã giúp tôi trả hết ân oán và cả ơn nghĩa.
Người mà tôi trả ơn đầu tiên đó là Thúc Sinh. Thúc Sinh đã cứu giúp tôi khỏi chốn lầu xanh lần trước, tấm lòng hiệp nghĩa của Thúc Sinh suốt đời này tôi ghi nhớ mãi. Chúng ta đã có ước hẹn với nhau sẽ nên duyên vợ chồng nhưng lại không thực hiện được, tuy nhiên Kiều vẫn nhớ ơn Thúc Sinh đã giúp tôi vượt qua hoạn nạn. Còn Hoạn Thư, vợ chàng thì có lẽ không sớm muộn cũng sẽ bị báo oán.
Khi gặp lại Hoạn Thư, tôi đã cố gắng kìm nén mọi cảm xúc để có thể chào cô ta: “Chào Hoạn Thư, có lẽ cô cũng chưa quên tôi nhỉ. Với tôi, cô là một con quỉ ác độc, sớm muộn rồi cũng sẽ gặp ác báo, oan trái. Đàn bà loại như cô thật là hiểm ác.”, Khi nghe tôi nói ra những lời này, bản thân Hoạn Thư có lẽ cũng hơi sững sờ, bất ngờ và có chút lo sợ. Nhưng sau đó cô ta cũng bình tĩnh và trả lời lại rằng: “Chuyện ghen tuông ở đàn bà là thường tình, có gì đâu mà Kiều lại nói nặng lời đến như vậy. Tôi cũng rất là thương Kiều nên mới cho Kiều chạy trốn đấy, chứ không thì tôi cũng sai bọn đầy tớ bắt Kiều lại thôi. Nhưng dù sao trong chuyện này, tôi cũng có lỗi, hi vọng cô bỏ qua mọi thứ và xem như hai ta chưa hề quen nhau”. Lúc này tôi thừa biết bụng dạ, miệng mồm của Hoạn Thư rất mưu mô, xảo quyệt cũng làm tôi xiêu lòng, nên sau đó tôi truyền lệnh tha bổng Hoạn Thư.

Trên đây là bài soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, qua bài học này các em cần phải nắm được khái niệm, đặc điểm trong việc miêu tả nội tâm của nhân vật. Cách miêu tả nội tâm của nhân vật có thể thông qua hình dáng, tâm trạng, hành động, … Hi vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ cho các em kiến thức. Hẹn gặp lại các em.

Xem thêm: Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán lớp 9 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lop 9 miêu tả nội tâm ngắn gọn soan bai trong văn bản tự sự
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,352
    Bài viết
    468,514
    Thành viên
    340,085
    Thành viên mới nhất
    mun hằng

    Bài viết được quan tâm nhiều

    Top