Hướng dẫn các bạn soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản
Trong văn tự sự, ngôi kể là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để người viết thể hiện được nhân vật chính của truyện. Việc sử dụng ngôi kể thích hợp sẽ giúp làm tăng giá trị cho văn bản tự sự. Cách chọn ngôi kể phù hợp sẽ cho chúng ta cảm nhận được sâu sắc hơn tính cách nhân vật hoặc có cái nhìn tổng quan, trực diện về diễn biến, sự việc nào đó.
Để tìm hiểu chi tiết và dễ hiểu hơn về ngôi kể trong văn tự sự, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn.
Trả lời:
- Các bạn thay chữ “tôi” thành chữ “Dễ Mèn”.
- Việc thay đổi từ “tôi” > “Dễ Mèn” nghĩa là các bạn đã thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ 3. Với cách kể ở ngôi thứ 3, các bạn sẽ giống như là người đứng bên ngoài nhìn vào, vì vậy các bạn sẽ tổng quan, hình dung được những gì đang xảy ra ngay trước mắt mình.
Câu 2: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn:
Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già cua bà chàng, con meo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mún cười lại gần vuốt ve con mèo.
Trả lời:
- Thay từ “Thanh” thành từ “tôi”.
- Khác với đoạn trên, thì lần này các bạn sẽ làm ngược lại, tức là thay đổi từ ngôi thứ 3 sang ngôi thứ nhất. Và khi kể chuyện ở ngôi thứ nhất, có nghĩa là bạn đang vào vai nhân vật kể, câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất sẽ diễn tả, bộc lộ được cảm xúc nhân vật sâu sắc, chân thật hơn.
Câu 3: Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?
Trả lời:
Truyên Cây bút thần được kể theo ngôi thứ 3, vì theo như trong truyện, nhân vật được kể là “Mã Lương” không phải là “tôi” => ngôi thứ 3.
Câu 4: Vì sao trong các truyện cố tích, truyền thuyết người ta hay kế chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?
Trả lời:
Vì truyện cổ tích, truyền thuyết là nhuững câu truyện dân gian, được ông bà ta truyền miệng bao đời nay. Và với cách kể ở ngôi thứ ba, những câu truyện này sẽ giúp cho người đọc dễ dàng hình dung những sự việc đang xảy ra trước mắt họ. Người đọc sẽ đứng ở ngoài và sẽ có cái nhìn khách quan, trực diện, phân biệt được đâu là tốt hay xấu.
Câu 5: Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?
Trả lời:
Khi viết thư em sẽ viết theo ngôi kể thứ nhất, vì người viết thư là chính bản thân mình, mình sẽ bộc lộ cảm xúc trong bức thư đó.
Câu 6: Dùng ngôi kể thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.
Trả lời:
Hôm qua khi đang nằm ngủ ở nhà, bỗng có chú bưu điện đến gõ cửa nhà tôi để đưa cho tôi một món quà. Đố các bạn biết món quà đó của ai đấy? Đó là quà mà ông chú của tôi ở tận cái đất Sài Gòn xa xôi gửi về cho đứa cháu bé bổng. …
Qua bài viết này, các en có thể tự rút ra những kiến thức cơ bản cần nắm vững, đó là ngôi kể trong văn tự sự. Chỉ với một đoạn văn, nhưng cách kể ở hai ngôi thứ khác nhau đủ mang đến 2 cảm xúc, tình cảm, không gian hoàn toàn khác biệt hẳn.
Trên đây là bài viết Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự ngắn gọn và chi tiết trong chương trình Ngữ Văn 6. Chúc các em mạnh khỏe và đạt được những thành công trong học tập của mình.
Xem thêm: Soạn bài Cây bút thần lớp 6 ngắn gọn
Trong văn tự sự, ngôi kể là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để người viết thể hiện được nhân vật chính của truyện. Việc sử dụng ngôi kể thích hợp sẽ giúp làm tăng giá trị cho văn bản tự sự. Cách chọn ngôi kể phù hợp sẽ cho chúng ta cảm nhận được sâu sắc hơn tính cách nhân vật hoặc có cái nhìn tổng quan, trực diện về diễn biến, sự việc nào đó.
Để tìm hiểu chi tiết và dễ hiểu hơn về ngôi kể trong văn tự sự, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn.
Trả lời:
- Các bạn thay chữ “tôi” thành chữ “Dễ Mèn”.
- Việc thay đổi từ “tôi” > “Dễ Mèn” nghĩa là các bạn đã thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ 3. Với cách kể ở ngôi thứ 3, các bạn sẽ giống như là người đứng bên ngoài nhìn vào, vì vậy các bạn sẽ tổng quan, hình dung được những gì đang xảy ra ngay trước mắt mình.
Câu 2: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn:
Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già cua bà chàng, con meo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mún cười lại gần vuốt ve con mèo.
Trả lời:
- Thay từ “Thanh” thành từ “tôi”.
- Khác với đoạn trên, thì lần này các bạn sẽ làm ngược lại, tức là thay đổi từ ngôi thứ 3 sang ngôi thứ nhất. Và khi kể chuyện ở ngôi thứ nhất, có nghĩa là bạn đang vào vai nhân vật kể, câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất sẽ diễn tả, bộc lộ được cảm xúc nhân vật sâu sắc, chân thật hơn.
Câu 3: Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?
Trả lời:
Truyên Cây bút thần được kể theo ngôi thứ 3, vì theo như trong truyện, nhân vật được kể là “Mã Lương” không phải là “tôi” => ngôi thứ 3.
Câu 4: Vì sao trong các truyện cố tích, truyền thuyết người ta hay kế chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?
Trả lời:
Vì truyện cổ tích, truyền thuyết là nhuững câu truyện dân gian, được ông bà ta truyền miệng bao đời nay. Và với cách kể ở ngôi thứ ba, những câu truyện này sẽ giúp cho người đọc dễ dàng hình dung những sự việc đang xảy ra trước mắt họ. Người đọc sẽ đứng ở ngoài và sẽ có cái nhìn khách quan, trực diện, phân biệt được đâu là tốt hay xấu.
Câu 5: Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?
Trả lời:
Khi viết thư em sẽ viết theo ngôi kể thứ nhất, vì người viết thư là chính bản thân mình, mình sẽ bộc lộ cảm xúc trong bức thư đó.
Câu 6: Dùng ngôi kể thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.
Trả lời:
Hôm qua khi đang nằm ngủ ở nhà, bỗng có chú bưu điện đến gõ cửa nhà tôi để đưa cho tôi một món quà. Đố các bạn biết món quà đó của ai đấy? Đó là quà mà ông chú của tôi ở tận cái đất Sài Gòn xa xôi gửi về cho đứa cháu bé bổng. …
Qua bài viết này, các en có thể tự rút ra những kiến thức cơ bản cần nắm vững, đó là ngôi kể trong văn tự sự. Chỉ với một đoạn văn, nhưng cách kể ở hai ngôi thứ khác nhau đủ mang đến 2 cảm xúc, tình cảm, không gian hoàn toàn khác biệt hẳn.
Trên đây là bài viết Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự ngắn gọn và chi tiết trong chương trình Ngữ Văn 6. Chúc các em mạnh khỏe và đạt được những thành công trong học tập của mình.
Xem thêm: Soạn bài Cây bút thần lớp 6 ngắn gọn
- Chủ đề
- lop 6 ngắn gọn ngôi kể soan bai trong văn tự sự