Soạn bài Nhân vật giao tiếp lớp 12

Hướng dẫn các bạn soạn bài Nhân vật giao tiếp trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản

Để nắm vững đặc điểm, vai trò và tác động chi phối lời nói của nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp chúng ta cùng đi tìm hiểu bài nhân vật giao tiếp.

1. Đọc đoạn trích sau và phân tích theo các câu hỏi nêu ở dưới.
Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. - Thị liếc mắt, cười tít.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Câu hỏi:
a) Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?
b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng tới ai?
c) Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?
d) Họ có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp?
e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,... chi phối lời nói của các nhân vật như thế nào? (Chú ý cách xưng hô, cách nói năng và những điệu bộ, cử chỉ phụ trợ cho lời nói của các nhân vật.)
trả lời:
a. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp có đặc điểm:
- Về lứa tuổi: cùng độ tuổi với nhau
- Về giới tính: khác nhau
- Về tầng lớp xã hội: cùng tầng lớp xã hội, đều là những người nông dân, làm mướn,tầng lớp dưới của xã hội đương thời.
b. Sự chuyển đổi vai người nói, vai người nghe của các nhân vật giao tiếp:
- Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói- người nghe rất nhịp nhàng, trong khi người nay nói thì người khác nghe.
- Sự luân phiên lần lượt là: mấy cô gái chờ việc- “ vợ tương lai”của Tràng- Tràng- “vợ tương lai” của Tràng.
c. Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội
d. Các nhân vật giao tiếp khi bắt đầu cuộc giao tiếp có quan hệ xa lạ với nhau.
e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,... chi phối lời nói của các nhân vật:
- Có vị thế xã hội bình đẳng, gần nhau về độ tuổi và nghề nghiệp
- Do sự khác nhau về giới tính
- Do sự xa lạ với nhau nên các nhân vật giao tiếp ít dùng đại từ nhân xưng.

2. Đọc đoạn trích sau và phân tích theo các câu hỏi nêu ở dưới.
Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:
- Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì!
Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:
- Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?
Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi. Ai dại gì mà đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng. Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:
- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:
- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy.
Chí Phèo chả biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên. Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, quát:
- Lí Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước, mau lên!
(Nam Cao, Chí Phèo)
Câu hỏi:
a) Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp nào? Trường hợp nào bá Kiến nói với một người nghe, trường hợp nào nói với nhiều người nghe?
b) Vị thế của bá Kiến so với từng người nghe như thế nào? Điều đó chi phối cách nói và lời nói của bá Kiến ra sao?
c) Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã thực hiện một chiến lược giao tiếp như thế nào? Hãy phân tích cụ thể chiến lược đó theo các bước sau đây:
(1) Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người về, chỉ đối thoại với riêng Chí Phèo. (Đuổi như thế nào và đuổi để làm gì?)
(2) Bá Kiến “hạ nhiệt” cơn tức giận của Chí Phèo bằng cả hành động và lời nói. (Chú ý cách nói, từ xưng hô, nội dung lời nói.)
(3) Bá Kiến nâng vị thế của Chí Phèo lên ngang hàng với mình (chú ý từ xưng hô, cách nói trống, cách dùng ngôi gộp) và nhận Chí Phèo là có họ hàng.
(4) Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải tiếp đón Chí Phèo. (Kết tội như thế nào? Mục đích của việc làm này là gì?)
d) Với chiến lược giao tiếp như trên, bá Kiến có đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp không? Những người nghe trong cuộc hội thoại với bá Kiến có phản ứng như thế nào khi nghe những lời nói của bá Kiến?
trả lời:
a. Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp là: Bá Kiến, Chí Phèo
Đối tượng người nghe của những trường hợp Bá kiến nói:
- Lượt 1,2: Bá Kiến nói nhiều người nghe
- Lượt 3 đến 18: hắn nói một người nghe ( Chí Phèo)
- Lượt 9: hắn nói 2 người nghe ( Chí Phèo và lí Cường)
b. Vị thế của bá Kiến so với từng người nghe và sự chi phối cách nói và lời nói của bá Kiến:
- Đối với các bà vợ, hắn là chồng, là người trên nên hắn quát các bà, ra lệnh cho các bà
- Đối với người làng hắn là một người có uy tín
- Đối với Chí Phèo hắn hơn về mọi mặt:vị thế xã hội, tuổi,…
- Đối với lí Cường hắn là cha nên hắn có thể quát
c. Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã thực hiện một chiến lược giao tiếp:
- Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người về, chỉ đối thoại riêng với Chó Phèo: nhằm cho mọi người biết hắn rất công bằng, không thiên vị người nhà.
- Bá Kiến hạ nhiệt cơn tức của Chí Phèo bằng hành động và lời nói: những thiện ý vô cùng tốt đẹp với Chí Phèo, khiến Chí Phèo khó có thể tiếp tục làm căn với hắn.
- Bá Kiến nâng vị thế của Chí Phèo lên ngàng hàng với mình: tỏ ý coi trọng Chí Phèo,nhận là có họ với Chí Phèo
- Bá Kiến kết lội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải tiếp đón Chí Phèo: việc đó thực chất là lừa Chí Phèo, tưởng Bá Kiến coi trọng mình bắt con tiếp đón mình trang trọng.
d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá kiến đạt được mục đích giao tiếp, hiệu quả giao tiếp tốt. những người nghe trong cuộc hội thoại của Bá Kiến chỉ còn biêt lặng lẽ làm theo những gì hắn nói.

Xem thêm: Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận lớp 12
 
  • Chủ đề
    lop 12 nhân vật giao tiếp soan bai
  • Top