Soạn bài Sau phút chia li lớp 7 ngắn gọn - Đoàn Thị Điểm

Hướng dẫn các bạn soạn bài Sau phút chia li của Đoàn Thị ĐIểm trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

sau-phut-chia-li.jpg
Những hình ảnh vợ tiễn chồng, mẹ tiễn con ra trận thường xảy ra trong chế độ phong kiến trước đây

Trong giai đoạn phong kiến, những cuộc chiến tranh vô nghĩa đáng bị lên án, bởi do những cuộc chiến ấy mà vợ mất chồng, con mất cha, thậm chí là mẹ mất con. Và Đặng Trần Côn đã mượn lời thơ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc để thay mặt hàng triệu người phản đối những cuộc chiến tranh ấy, khát khao một cuộc sống tự do, yên bình. Và Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Sau phút chia li (đoạn trích được Đoàn Thị Điểm dịch sang chữ Nôn) một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Trả lời:
Bài thơ Sau phút chia li được viết theo thể thơ Song thất lục bát, với định dạng: không giới hạn số khổ, mỗi khổ gồm 4 câu: hai câu song thất (7 chữ) và một cặp lục bát (6-8).

Câu 2: Qua 4 khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi- Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?

Trả lời:
Tác giả Đoàn Thị Điểm đã diễn tả nỗi sâu chia li của người vợ buồn càng thêm buồn:

  • Chàng thì đi … thiếp thì về => sự đối nghịch, trắc trở của cặp vợ chồng.
  • Mây biếc, núi xanh => tạo ra không gian rộng bao la, hình ảnh này càng làm cho nỗi sầu chia li của người vợ ngày càng não nề.

Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai, nồi sầu đó được gợi tả thêm như thế -lào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí cua 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?

Trả lời:
Qua khổ thứ hai, Đoàn Thị Điểm dường như còn muốn diễn tả hơn nữa về nỗi sầu chia li của người vợ. Sự đối nghịch “ngoảnh lại – trông sang” như thể hai vợ chồng đang trong tâm trạng luyến tiếc, không nỡ rời xa. Hơn thế nữa, tác giả còn đưa thêm vào 2 địa danh Hàm Dương và Tiêu Dương, với khoảng cách địa lý vô cùng xa xôi, càng làm tăng thêm nỗi sầu ấy ngày càng nhiều.

Câu 4: Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Trả lời:
Khổ thơ cuối như một lời kết buồn, nỗi sầu chia li dường như đã đến đỉnh điểm qua chi tiết “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Câu 5: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọar thơ và nêu tác dụng biếu cảm của các điệp ngữ đó?
Trả lời:
Tiêu Dương – Hàm Dương
Cùng – Cùng
Ngàn dâu – ngàn dâu
Chàng – Thiếp
Xanh xanh – Xanh ngắt

Câu 6: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Trả lời:

Từ những phân tích trên, chúng ta thực sự đồng cảm về nỗi đau, xót thương trong cảnh chia ly người vợ tiễn chồng ra đánh trận, điều mà trong lòng người vợ nào cũng không hề muốn.
Suốt cả bài thơ, từ giọng điệu cho đến ca từ đều mang những nét buồn nặng trĩu.

Xem thêm: Soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 7 ngắn gọn - Nguyễn Khuyến
 
  • Chủ đề
    lop 7 ngắn gọn sau phút chia li soan bai đoàn thị điểm
  • Top