Hướng dẫn soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn
Ở bài học trước, các em đã được tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng. Cụ thể, các em đã nắm được hai phương thức chủ yếu để phát triển từ vựng. Và trong bài học này hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đi nghiên cứu về sự phát triển của từ vựng. Trong bài soạn này, Vforum sẽ giới thiệu đến cho các em nội dung của bài gồm: tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Câu 1: Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X + tặc ở trên (mục 1.2).
Trả lời:
Câu 2: Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nguồn gốc, cách cấu tạo, nghĩa của các từ ngữ ấy
Trả lời:
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7, hãy chỉ rõ trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.
Trả lời:
Câu 4: Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
Trả lời:
Trên đây là bài soạn Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo), qua bài học này các em đã nắm được thêm về cách tạo từ ngữ mới và từ mượn của nước ngoài. Hi vọng bài soạn đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho các em. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.
Xem thêm: Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 9 ngắn gọn
Ở bài học trước, các em đã được tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng. Cụ thể, các em đã nắm được hai phương thức chủ yếu để phát triển từ vựng. Và trong bài học này hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đi nghiên cứu về sự phát triển của từ vựng. Trong bài soạn này, Vforum sẽ giới thiệu đến cho các em nội dung của bài gồm: tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Câu 1: Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X + tặc ở trên (mục 1.2).
Trả lời:
- X + viên: giáo viên, sinh viên, học viên, …
- X + học: sinh học, hóa học, văn học, …
- X + hóa: công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ô xi hóa, …
- X + nghiệp: nghề nghiệp, xí nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, …
- X + điện tử: thương mại điện tử, ngành điện tử, công nghệ điện tử, …
- X + trường: lâm trường, nông trường, từ trường, …
Câu 2: Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nguồn gốc, cách cấu tạo, nghĩa của các từ ngữ ấy
Trả lời:
- Chữ kí điện tử: một chữ kí được sử dụng nhiều trong các thông báo, các đơn qua internet.
- Quá cảnh: thời gian mà máy bay dừng tại các trạm sân bay để đổ nhiên liệu hoặc chở thêm hành khách.
- Đặt lịch: định trước thời gian để làm một việc gì đó.
- Môi giới: là người ở giữa trung gian giới thiệu một sản phẩm gì đó.
- Hết đát: hết hạn sử dụng.
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7, hãy chỉ rõ trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.
Trả lời:
- Từ mượn tiếng Hán: biên phòng, mãng xà, tham ô, tô thuế, phê phán, ca sĩ, phê bình, nô lệ.
- Từ mượn ngôn ngữ châu Âu: ô tô, xà phòng, ra đi ô, ô xi, cà phê, ca nô.
Câu 4: Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
Trả lời:
- Theo em, từ vựng được phát triển chủ yếu dựa qua hai hình thức phát triển là: nghĩa của từ và số lượng từ ngữ. Trong đó phát triển theo nghĩa từ gốc là chúng ta sẽ dựa vào từ nghĩa gốc, còn phát triển về số lượng từ ngữ nghĩa là chúng ta tạo ra một từ ngữ mới hoặc mượn tiếng của nước ngoài.
- Từ vựng cũng luôn luôn thay đổi để đáp ứng theo nhu cầu giao tiếp xã hội hiện nay.
Trên đây là bài soạn Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo), qua bài học này các em đã nắm được thêm về cách tạo từ ngữ mới và từ mượn của nước ngoài. Hi vọng bài soạn đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho các em. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.
Xem thêm: Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 9 ngắn gọn