Soạn bài Tạm đại con gà lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tạm đại con gà trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn

Trong những học kì trước, các em cũng đã được tìm hiểu một số tác phẩm thuộc thể loại truyện cười như: Đẽo cày giữa đường, Sang cả mình con, Lợn cưới áo mới, Làm theo vợ dặn, … và trong chương trình Ngữ văn 10, các em cũng sẽ được tìm hiểu thêm một loại truyện cười mới qua tác phẩm – Tam đại con gà. Đây là tác phẩm thuộc thể loại truyện cười trào phúng, nội dung câu truyện muốn phê phán, châm biếm những kẻ “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Những kẻ cứ cố tỏ ra thông minh, tốt bụng để che đậy cái xấu, cái dốt của mình ắt hẳn cũng sẽ lòi ra, và trở thành trò cười cho mọi người. Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này, trong bài viết sau Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tạm đại con gà một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Câu 1:
Trả lời:
- Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” qua việc phân tích các khía cạnh:
- Trong phần mở đầu đã giới thiệu đến ông thầy đồ dốt nát nhưng lại có tính khoe khoang, tỏ ra mình là người có học thức. Sự mâu thuẫn đó là giữa cái dốt và sự khoe khoang:
  • Dốt đến nỗi không thể đọc hay viết một chữ nào sách.
  • Dốt những tự cho mình là người có kiến thức sâu rộng, tài giỏi.
  • Dốt nhưng lại cố che giấu cái dốt ấy cho mọi người không biết.
- Mâu thuẫn tự nhiên trong nhân vật “thầy” đó là nhân vật này đã dốt nhưng lại giấu dốt, đáng cười hơn đó là càng giấu lại càng lộ cái dốt ấy ra. Những tình huống thể hiện sự trớ trêu đó là:
- Không biết chữ “kê” khi bị học trò hỏi thì lại đoán bừa “dủ dỉ là con dù dì”.
- Lúc bố học trò hỏi thì thầy đồ vẫn cố che cái dốt của mình và đưa ra những giải thích vòng vo, lí sự cùn, thiếu logic.
=> Qua hai tình huống trên, ta thấy được sự mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây đó là dốt – khoe tài giỏi. Thầy đồ là dốt đến mức không biết đọc hay viết một chữ, nhưng vẫn đi dạy học và cố tỏ ra mình là người học rộng tài cao. Và yếu tố gây cười trong tác phẩm này đó là ngay cả khi ông thầy đồ nhận ra cái dốt của mình, nhưng vẫn cố tìm ra những lí lẽ cùn, thanh minh, bao biện cho cái dốt của mình. => Càng giấu dốt thì lại càng bị lộ tẩy ra hết cái dốt của thầy đồ.

Câu 2:
Trả lời:
Ý nghĩa phê phán của truyện Tam đại con gà không chỉ phê phán anh trò dốt, mà qua đó truyện muốn phê phán những kẻ có tật xấu, giấu dốt mà lại văn chương hay chữ. Bên cạnh đó, truyện cũng răn dạy những người đi học chớ nên giấu dốt của mình, cứ mạnh dạn không biết vấn đề gì thì mạnh dạn hỏi

Trên đây là bài soạn Tam đại con gà trong chương trình Ngữ văn 10, qua bài học này chúng ta có thể thấy được đâu đó vẫn có những kẻ thích khoe khoang, dốt những tỏ vẻ học thông thạo, và truyện giống như là một lời cảnh tỉnh có tính cách như vậy. Hi vọng qua bài soạn trên, các em đã nắm được kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm: Soạn bài Tấm Cám lớp 10 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lop 10 ngắn gọn soan bai tạm đại con gà
  • Top