Soạn bài Thao tác lập luận so sánh lớp 11

Hướng dẫn các bạn cách soạn bài thao tác lập luận so sánh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản
Để hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh và vân dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn nghị luận chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thao tác lập luận so sánh.

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Yêu người, đó là một truyền thống cũ. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với Chiêu hồn thì cả loài người được bàn đến [...]. Chiêu hồn, con người trong cái chết. Chiêu hồn, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phố biến, điển hình của từng loài một.[...]

Tôi muốn nói đến bài văn Chiêu hồn, một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước Chiêu hồn chưa hề có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy nào văn học. Sau Chiêu hồn, lại càng không.) Nếu “Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.
(Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1990)
1. Xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
2. Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
3. Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích.
4. Từ những nhận xét trên, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
Trả lời:
1. Đối tượng so sánh là bài văn Chiêu hồn, đối tượng được so sánh là chinh phụ ngâm, cung oán ngâm
2. Điểm giống và khác:
- Giống:
  • Đều nói lên thân phận người phụ nữ
- Khác nhau:
  • Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: nói về những người phụ nữ
  • Truyện Kiều: nói đến một xã hội với nhiều kiểu người có tính cách khác nhau
  • Chiêu hồn: bàn đến cả người lúc sống và lúc chết.
3. Mục đích so sánh của đoạn trích: nhằm tố cáo chiến tranh, sự đối xử bất công với những người phụ nữ
4. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
- Mục đích của thao tác lập luận so sánh: làm sang tỏ đốitượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
- Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh: phải đặt đối tượng vào một bình diện khi so sánh, đánh giá trên cùng 1 tiêu chí.

II. Cách so sánh.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cả lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!
(Theo Nguyễn Tuân toàn tập, tập V, Sđd)
1. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm nào?
2. Căn cứ để so sánh những quan niệm “soi đường” trên là gì?
3. Mục đích của sự so sánh đó?

4. Lấy dẫn chứng từ những đoạn trích đã nêu để làm rõ những điểm sau:
– Đối tượng (sự vật, sự việc, hiện tượng,...) đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
– So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng.
– Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc hiện tượng,... được chính xác, sâu sắc hơn.
Trả lời:
1. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm:
- Sự cai cách những hủ tục
- So sánh lối sống hoài cổ
2. Căn cứ để so sánh những quan niệm “soi đường” trên là sự thay đổi tâm lí của chị Dậu và ý chí kiên cường, quyết tâm của các chiến sĩ
3. Mục đích của sự so sánh: sự so sánh tương phản, nêu ra quan điểm của mình

Xem thêm: Hướng dẫn thực hành lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
 
  • Chủ đề
    soan bai thao tác lập luận so sánh
  • Top