Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn

Trong văn học, việc sử dụng các phép tu từ sẽ giúp cho bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động và chân thực. Và bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hai phép tu từ: phép điệp và phép đối. Với phép điệp, đây là biện pháp tu từ lặp đi lặp lại về câu, vần, từ, nhịp, … nhằm nhấn mạnh về một sự việc nào đó. Còn phép đối được dùng để làm cân xứng về câu, từ, giúp chúng ta nhận ra được điểm giống nhau hoặc khác biệt sự vật, sự việc nào đó. Để tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết ngày hôm nay Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Câu 1:
Trả lời:
1. Ngữ liệu (1): phép điệp ở cụm từ “nụ tầm xuân”. Nếu như thay cụm từ này thành “hoa tầm xuân” “hoa cây này” thì:
Ý nghĩa của câu thơ sẽ giảm giá trị, không gợi hình và làm chúng ta nghĩ đơn thuần đó là tả cây hoa tầm xuân. Còn khi hai câu thơ được lặp “nụ tầm xuân” đã thể hiện lên được tâm trạng hụt hẫng, thảng thốt của chàng trai khi nghe tin người yêu mình sắp lấy chồng
Ngoài ra nhạc điệu trong câu thơ khi dùng phép điệp ngữ cũng giúp cả bài thơ có một cái chất riêng biệt, mặc dù cả ba câu thơ đầu không hề có vần với nhau.
2. Trong ngữ liệu (1), cũng có sự lặp lại trong bốn câu thơ cuối, đó là hai cụm từ “chim vào lồng” và cứ mắc câu”:
Phép điệp đã làm nổi bật hình ảnh “cá chậy, chim lồng” qua đó thể hiện đươc những bi kịch, thân phận xót xa mà người phụ nữ thời phong kiến phải gánh chịu.
Mặc dù trong các câu thơ đã có sự so sánh, nhưng khi sử dụng phép điệp, chúng ta lại càng cảm nhận rõ hơn thân phận người phụ nữ thời phong kiến.
3. Trong ngữ liệu (2), các câu không sử dụng phép điệp mà đó chỉ là sự so sánh, đối xứng, nhằm diễn đạt rõ hơn ý của câu thơ.
4.Định nghĩa phép điệp: Ghi nhớ SGK

Câu 2:
Trả lời:
a. Ví dụ có điệp từ, điệp không nhưng không có giá trị tu từ:
Có công mài sắt, có ngày nên kim (lặp từ “có”)
b. Ví dụ trong một số bài văn đã được học sử dụng phép điệp:
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
(Mùa xuân nho nhỏ)

Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng ….
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

Tre xung phong … đại bác. Tre giữ làng, giữ nước …
(Cây tre Việt Nam)

Trên đây là bài soạn Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối. Qua bài học này, yêu cầu các em cần nắm được những nguyên tắc khi sử dụng hai phép tu từ trên, hiểu được chức năng mà từng phép tu từ mang lại. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được kiến thức trọng tâm của bài học. Chúc các em học tốt.

Xem thêm: Soạn bài Văn bản văn học lớp 10 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lop 10 ngắn gọn phép điệp và phép đối soan bai thực hành các phép tu từ
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,627
    Bài viết
    467,370
    Thành viên
    339,822
    Thành viên mới nhất
    anhITnocode
    Top