Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

Trong các bài học trước, chúng ta đã lần lượt học qua các đoạn trích kể về Kiều và cuộc đời sóng gió, trắc trở của nàng. Và bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu phần tiếp theo của Truyện Kiều. Cụ thể, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán trong chương trình Ngữ văn 9. Và đây là đoạn trích mà có thể nói cuộc đời Kiều bước sang một trang mới với đầy hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Câu 1: Mười câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân
Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào?
Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói với Hoạn Thư?
Trả lời:
  • Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người rất xem trọng ơn nghĩa. Mặc dù bị vợ cả Hoạn Thư hành hạ, nhưng Kiều vẫn không oán giận Thúc Sinh mà mặt khác lại rất biết ơn, nhờ Thúc Sinh đã cứu Kiều ra khỏi lầu xanh.
  • Tuy nhiên khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư vì nàng muốn nói cho Thúc Sinh biết vết thương lòng đau xót do Hoạn Thư gây ra.
  • Với Thúc Sinh, nàng Kiều dành những lời cảm ơn đầy trang trọng, ngược lại khi nói với Hoạn Thư, Kiều lại nói tỏ thái độ khinh thường con người này.

Câu 2: Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán
Những lời đầu tiên khi Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào?
Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy.

Trả lời:
Những lời đầu tiên khi Kiều nói với hoạn thư có giọng điệu mỉa mai và đay nghiến. Từ giọng điệu ấy ta thấy được thái độ của Kiều xem Hoạn Thư như là kẻ thù, sẽ quyết tâm báo thù.

Câu 3: Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là gỡ tội. Em hãy tìm hiểu:
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư
Các lí lẽ của HT đã tác động tới Kiều như thế nào?
Qua lời đối đáp của HT. em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật?

Trả lời:
  • Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí khá thông minh, khôn ngoan.
  • Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: từ kẻ thù về cùng phía đàn bà -> trọng tội thành chuyện nhỏ -> kể việc từng tha cho Kiều -> sau đó nhận lỗi và mong được tha thứ.
  • Các lí lẽ của Hoạn Thư đã làm cho Kiều phần nào giảm sự tức giận, nguôi ngoai và ở thế khó xử lí nên Kiều đành tha cho Hoạn Thư.
  • Tính cách Hoạn Thư theo em nghĩ là một cô tiểu thư khôn lỏi, đầy thủ đoạn, mưu mô xảo quyệt.

Câu 4: Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều có hợp lí không?
Những lời cuối của Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?
Trả lời:
  • Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư bởi một phần do bản tính của Kiều rộng lượng, bên cạnh đó Hoạn Thư cũng ăn năn, hối lỗi, nhận ra được việc làm sai trái trước đây của mình.
  • Việc làm ấy của Kiều cho thấy nàng không chỉ đẹp bên ngoài mà còn có tấm lòng nhân hậu.
  • Những lời cuối của Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là nhân hậu, rộng lượng, đầy vị tha.

Câu 5: Phân tích tính cách Kiều và Hoạn Thư
Trả lời:
  • Hoạn Thư: mưu mô, xảo quyệt, độc địa.
  • Thúy Kiều: rộng lượng, nhân hậu, xem trọng ơn nghĩa, ân tình.

Trên đây là bài soạn Thúy Kiều báo ân báo oán, qua bài soạn này chúng ta có thể cảm nhận được rõ hơn về nàng Kiều, một cô gái không chỉ đẹp bề ngoài mà tính cách của nàng rất nhân hậu, giàu lòng vị tha. Hi vọng qua bài soạn trên các em đã nắm rõ hơn về nội dung bài học. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.

Xem thêm: Soạn bài Trau dồi vốn từ lớp 9 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lop 9 ngắn gọn soan bai thúy kiều báo ân báo oán
  • Top