Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học lớp 8 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài chi tiết, ngắn gọn Thuyết minh về một thể loại văn học trong Ngữ Văn 8

Cho đến thời điểm này, các em đã được học khá đầy đủ về thể loại văn thuyết minh, về phương pháp, đặc điểm và cách làm một bài văn thuyết minh. Và bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ được học nâng cao, cụ thể hơn khi sẽ thuyết minh về một thể loại văn học. Để tìm hiểu rõ hơn, Vforum sẽ hướng dẫn cho các em soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học trong Ngữ Văn lớp 8 ngắn gọn, chi tiết.

I – TỪ QUAN SÁT ĐẾN MÔ TẢ, THUYẾT MINH ĐẶC ĐIỂM MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
Đề bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”.
1. Quan sát
Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời câu hỏi.
a) Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? Số dòng số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không?
b) Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc, kí hiệu là T. Hãy ghi kí hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ đó.
c) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là “đối” nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là “niêm” với nhau (dính nhau). Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.
d) Vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau, ví dụ: an, than, can, man,... là những tiếng hiệp vần với nhau. Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang gọi là vần bằng, vần có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là vần trắc. Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc.
e) Thơ muốn nhịp nhàng thì phải phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại một chút trước khi đọc tiếp đến hết dòng. Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa. Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào.
Trả lời:
a) Mỗi bài thơ có dòng, mỗi dòng có chữ (tiếng)? Số dòng số chữ ấy có bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt được.
b) Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc, kí hiệu là T. kí hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ đó là:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu. (T-B-B-T-T-B-B)
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. (T-T-B-B-T-T-B)
Đã khách không nhà trong bốn biển, (T - T - B - B - B - T - T)
Lại người có tội giữa năm châu. (T-B-T-T-T-B-B)
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, (T-B B-T-B-B-T)
Mà miệng cười tan cuộc oán thù. (T - T - B - B - T - T - B)
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, (B-T-T-B-B-T-T)
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. (B-B-B-T-T-B-B)
c) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là “đối” nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là “niêm” với nhau (dính nhau). Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng đối lập nhau.
d. Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/ 3.

2. Lập dàn bài
a) Mở bài
Nêu một định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
b) Thân bài
Nêu các đặc điểm của thể thơ:
- Số câu, số chữ trong mỗi bài;
- Quy luật bằng trắc của thể thơ;
- Cách gieo vần của thể thơ;
- Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.
c) Kết bài
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của bài thơ.

Trên đây là bài soạn Thuyết minh về một thể loại văn học, qua bài học ta có thể được những kiến thức về một văn bản qua cách thuyết minh. Các em sẽ cần quan tâm đến bước lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh, nhờ dàn ý này từ đó các em sẽ triển khai các câu văn để ghép lại thành một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh nhất. Hi vọng qua bài soạn, các em đã nắm được những kiến thức cơ bản của bài. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập tốt.

Xem thêm: Soạn bài Ôn luyện về dấu câu lớp 8 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lop 8 một thể loại văn học ngắn gọn soan bai thuyet minh
  • Top